Thai nhi 28 tuần tuổi: Thức - ngủ đúng giờ

Ngày 15/09/2016 15:55 PM (GMT+7)

Bạn có thể cảm nhận được chu kỳ khi nào thì thai nhi di chuyển và khi nào thì bé có vẻ yên lặng. Đó là bởi bé đã có một thời gian biểu riêng cho việc ngủ và thức.

Dưới đây là những thay đổi cụ thể của thai nhi và cơ thể mẹ trong tuần này:

Sự phát triển của thai nhi

Xin chúc mừng! Mẹ đã tiến đến giai đoạn thứ ba của thai kỳ. Em bé đã dài khoảng 37.5 cm tính từ đầu đến gót chân với cân nặng xấp xỉ 1 kg - gần như gấp đôi chính bé vào 4 tuần trước. Lượng mỡ của cơ thể giờ đây có thể đạt tới 3%, bàn chân bé thì dài khoảng 5.5 cm. Nhãn cầu có thể chuyển động bên trong hốc mắt và răng của bé đã được hình thành dưới nướu. Phần tóc trên đầu bé hiện giờ đã khá rõ ràng.

Bạn có thể cảm nhận được chu kỳ khi nào thì thai nhi di chuyển và khi nào thì bé có vẻ yên lặng. Đó là bởi bé đã có một ‘thời gian biểu’ riêng cho việc ngủ và thức. Tuy nhiên, ‘thời gian biểu’ đó có thể không giống với của mẹ, khi mà bạn thì đang thấy buồn ngủ và muốn nghỉ ngơi thì bé lại nghịch ngợm. Ở giai đoạn này, bé có những chuyển động mắt nhanh (REM) trong khi ngủ, điều đó chỉ ra rằng dường như bé đang mơ.

Não của bé sẽ tiếp tục phát triển, hình thành hàng tỷ tế bào thần kinh. Các cơ quan khác như phổi và gan sẽ tiếp tục được hoàn thiện. Với các phần của phổi giờ đã phát triển đầy đủ, cơ hội để em bé sống sót bên ngoài của tử cung đã được cải thiện rất nhiều - với tỷ lệ 90% trẻ sinh ra ở tuần 28 sẽ sống sót. Tuy nhiên, vẫn có thể có một số biến chứng.

Sự hình thành các mao mạch nhỏ trong tử cung của bạn sẽ đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về máu cho thai nhi và bạn sẽ truyền những kháng thể cho em bé của mình để tăng cơ hội về sự tồn tại bên ngoài tử cung.

Thai nhi 28 tuần tuổi: Thức - ngủ đúng giờ - 1

 Nhãn cầu của bé có thể chuyển động bên trong hốc mắt 

Những thay đổi bên trong cơ thể mẹ

Vòng eo của mẹ sẽ tiếp tục tăng với tốc độ trung bình khoảng 1 cm mỗi tuần. Tử cung của bạn sẽ nằm trên rốn khoảng 7 cm. Với kích thước ngày càng lớn, việc nhiều phụ nữ đôi khi cảm thấy khó chịu trong giai đoạn ba này là khá phổ biến. Tuy nhiên, đôi khi nó có thể là một triệu chứng của một tình trạng nghiêm trọng, vì vậy nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ, gọi nữ hộ sinh hoặc bác sĩ của bạn. Hãy đón đọc trong những tuần tiếp theo để biết một số các triệu chứng ảnh hưởng đến phụ nữ ở trước hoặc sau giai đoạn mang thai.

Nếu bạn không có bất kỳ vấn đề với chứng khó tiêu trước đó, khi các thay đổi của hoóc-môn bắt đầu góp phần làm thư giãn các nhóm cơ - bao gồm cả những vấn đề với hệ thống tiêu hóa, có thể bạn sẽ gặp phải ngay thời điểm này hoặc bất cứ khi nào trong vài tuần sắp tới, khi tử cung ngày càng lớn bắt đầu đè lên dạ dày của bạn. Các triệu chứng bao gồm cảm giác phù nề, ốm hoặc buồn nôn, ợ, ợ nóng và trào những miếng thức ăn nhỏ ra, đặc biệt là sau khi ăn. Nếu bị ợ nóng, bạn có thể cảm thấy đau rát phần ngực, nơi mà axit từ dạ dày trào lên thực quản - ống giữa miệng và dạ dày của bạn. Các van trong thực quản trên dạ dày được biết đến như một cơ thắt - thứ mà khiến thức ăn không quay trở lại - được cấu tạo bằng cơ, vì vậy nó khá ‘uể oải’ trong thai kỳ. Chứng khó tiêu và ợ nóng rất phổ biến trong thời kỳ mang thai từ tuần 27 trở đi.

Những lưu ý cần thiết cho mẹ

Vào tuần thứ 28, bạn nên sắp xếp các lịch hẹn tiền sản với các bác sĩ và nữ hộ sinh để được đo đạc về kích thước tử cung, kiểm tra huyết áp, xét nghiệm nước tiểu và có thể là các cuộc kiểm tra nội soi khác nếu cần. Nếu bạn có bất kì câu hỏi nào, hãy ghi chúng ra giấy và mang theo khi tới gặp bác sĩ. Các nữ hộ sinh và các bác sĩ sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc.

Nếu máu của bạn có rhesus âm tính và máu của người bạn đời có rhesus dương tính (anh ấy có một lớp kháng thể D trên bề mặt các tế bào máu), có nghĩa là cơ thể bạn không có bất kì kháng thể nào để chống lại rhesus âm tính, vậy nên bạn nên đi tiêm một mũi kháng thể D vào tuần thứ 28 cũng như tuần thứ 34 và sau khi sinh. Lý do là bởi thai nhi có thể có máu rhesus dương tính giống cha, và nếu máu của thai nhi đi vào mạch máu của mẹ (có khả năng), máu của mẹ sẽ sản xuất kháng thể chống lại nó. Thai nhi hiện tại sẽ an toàn, nhưng nếu trong tương lai bạn tiếp tục mang thai thêm thì khi đó thai nhi sẽ gặp nguy hiểm vì kháng thể sinh ra bởi máu của bạn sẽ tấn công các tế bào máu của thai nhi. Tiêm kháng thể D sẽ có lợi cho cả bạn và bé, nhưng sẽ không có tác dụng nếu như bạn đã có sẵn kháng thể D trong cơ thể.

Chứng bệnh ho gà là một loại bệnh nhiễm khuẩn có thể làm hại tới phổi. Bạn có thể mắc phải ở bất kì độ tuổi nào. Các em bé có thể được tiêm vắc-xin chống bệnh ho gà từ độ hai tháng tuổi, nhưng trước đó thì không hề có sự phòng vệ nào - các bé sơ sinh rất mỏng manh, dễ tổn thương. Nếu em bé bị nhiễm chứng bệnh này thì sẽ cần sự điều trị từ bệnh viện, nhưng tồi tệ hơn có thể dẫn tới cái chết. Bởi vì lý do này, những bà mẹ mang thai luôn phải tiêm vắc-xin phòng chống bệnh ho gà trong khoảng thời gian từ tuần thứ 28 tới 32. Việc này giúp hệ thống miễn dịch của cơ thể mẹ có đủ thời gian để tạo kháng thể ngăn chặn việc nhiễm trùng và truyền những kháng thể này vào trong cơ thể thai nhi.

Nếu bạn bị bệnh khó tiêu, có một vài cách để giúp bạn thuyên giảm. Không ép lên bụng, hãy mặc quần áo rộng và ngồi thẳng. Chia các bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong một ngày, và đợi ít nhất một tiếng sau khi ăn thì mới nằm xuống. Không ăn trong khoảng thời gian 3 tiếng trước khi đi ngủ, nếu bất đắc dĩ bạn phải ăn, thì hãy đặt một chiếc gối ở dưới phần trên cơ thể. Uống một cốc sữa tươi có thể làm giảm tình trạng ợ nóng, vì vậy hãy để một cốc sữa bên cạnh giường khi ngủ nếu bạn hay bị ợ nóng vào ban đêm. Tránh các đồ ăn gây nóng trong người như đồ nhiều chất béo, đồ cay, nước hoa quả và sô cô la. Nếu những cách này không giúp được bạn, thì hãy liên lạc với các bác sĩ, nữ hộ sinh và các dược sĩ để được tư vấn các thuốc chống khó tiêu - loại dùng an toàn khi mang thai. Hãy đảm bảo bạn nhận được các lời khuyên đúng, bởi không phải loại thuốc giảm độ axit nào cũng có lợi cho bà bầu.

Theo Thùy Dương (Theo Webmd)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Mang thai 6-9 tháng