Phần lớn các mẹ cho rằng sau khi sinh cần lấy lại vóc dáng nhanh chóng vì nếu không kịp thời “giải phóng” nguồn dinh dưỡng tồn đọng trong cơ thể thì cơ hội giảm cân sẽ càng ngày càng khó khăn hơn.
Mẹ và mong muốn “thon gọn” sau khi sinh
Vừa sinh con chẳng bao lâu thì chị Ngân – mẹ bé Tínảy ra ý định ăn kiêng chỉ sau lời nhận xét vô thưởng vô phạt của người bạn “Thế này thì khi nào mới lấy lại được ba vòng như xưa”. Cũng chỉ vì thời gia đầu sau khi sinh con, mải mê tẩm bổ món chân giò hầm để lợi sữa, chị Ngân đã vô tình “thả không phanh” cân nặng của mình. Và khi nghĩ về một tương lai rất có thể sẽ phải thay mới hoàn toàn tủ đồ, chị quyết định áp dụng nga lập tức chế độ “3 không” – không tinh bột, không đường, không chất béo.
Cũng cùng tình trạng như chị Ngân, chị Trang – mẹ bé Mèo ban đầu có ý định nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời, nhưng chính vì nỗi sợ tăng cân luôn ám ảnh dẫn đến chế độ ăn uống kiêng khem quá mức nên ở tháng thứ 3, nguồn sữa mẹ của chị đã có dấu hiệu dần “khan hiếm”.
Mẹ nào cũng có mong muốn lấy lại vóc dáng càng sớm càng tốt sau khi sinh
Kiêng khem quá mức có phải là giải pháp?
Một chế độ ăn uống đúng và đủ không chỉ giúp mẹ hồi phục sức khỏe sau sinh một cách nhanh chóng, mà còn giúp hình thành nguồn sữa mẹ tốt nhất hỗ trợ cho sự phát triển từng ngày của thiên thần nhỏ.Các chuyên gia khuyến nghị mẹ sau sinh không nhất thiết phải đẩy mạnh quá trình giảm cân bằng những hình thức ăn kiêng cực đoan mà cầnxây dựng một chế độ dinh dưỡng lành mạnh và khoa học. Các chuyên gia dinh dưỡng cũng đồng thời nhấn mạnh rằng việc nuôi con bằng sữa mẹ có thể đốt cháy một lượng calo khá lớn, khoảng 600-800 calo mỗi ngày. Do đó, nếu ăn mẹ ănkiêng không đúng cách sẽ dễ khiến mẹ thiếu hụt chất đạm, cũng như các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể…từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến lượng và chất của sữa mẹ.
Cắt giảm calo nhưng vẫn đảm bảo dinh dưỡng là bí quyết giúp mẹ kiểm soát cân nặng
Mẹ hãy chuẩn bị thực đơn kiểm soát cân nặng sau sinh để cắt giảm lượng calo một cách đơn giản nhưng vẫn cung cấp đủ dưỡng chất để nuôi cơ thể và nuôi con khỏe mạnh, phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí não.Cụ thể, mẹ không nên bỏ qua các loại thực phẩm có chứa đạm động vật thịt và cá (trong một ngày, mẹ chỉ nên ăn 1/2 lạng thịt nạc hoặc cá). Hơn nữa, mẹ cũng nên ghi nhớ rằng việc “thỏa hiệp” vớilượng móng giò khổng lồ rồi tự ý cắt giảm những loại thực phẩm khác cũng là điều không cần thiết. Bởi thể trạng của các mẹ khác nhau, cũng như nhu cầu sữa mẹ của các bé cũng khác nhau, việc “ăn uống truyền tai” cần được nhìn nhận khách quan dưới góc độ khoa học. Mẹ nên tham khảo các nguồn tin chính thống khác nhau, nếu có thể, mẹ cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ/chuyên gia dinh dưỡngđể xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng phù hợp.
Mẹ cũng đừng quên rau củ cung cấp vitamin và khoáng chất chính là thực phẩm không thể thiếu trong khẩu phần ăn của mẹ cho con bú, bao gồm: bầu, bắp cải, bí đỏ, cà rốt… Chú ý, mẹ nên ăn rau luộc hơn là ra xào để tránh dung nạp quá nhiều lượng chất béo vào cơ thể. Tiếp đến, trong thời gian mang thai và cho con bú, lượng canxi dự trữ trong cơ thể mẹ cũng dần mất đi. Vậy nên mẹ hãy cân nhắc đến nguồn cung cấp canxi tốt nhất là sữa và các sản phẩm từ sữa như sữa chua.
Các chuyên gia cũng đưa ra lời khuyên rằngbên cạnh việc chọn lọc thức ăn mang lại giá trị dinh dưỡng tối ưu, mỗi ngày mẹ cần uống nhiều nước (10-12 ly), và nên uống thêm 1 - 2 ly sản phẩm bổ sung (điển hình như sữa dành riêng cho mẹ mang thai và đang cho con bú). Uống sữa không chỉ cung cấp nước cho cơ thể, hỗ trợ các chất xơ hoạt động hiệu quả hơn trong việc ngăn ngừa chứng táo bón, mà hơn thế nữa, giúp mẹ bổ sung một lượng chất dinh dưỡng phong phú cho cơ thể để hỗ trợ bé phát triển trí não toàn diện như: DHA, Axít Folíc, Choline, Canxi, chất xơ và các dưỡng chất quan trọng khác.
Mẹ cần chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng trong suốt thời gian cho con bú một cách khoa học để hỗ trợ bé phát triển tối ưu. Đừng quên bổ sung 2 ly Enfamama A+ để cung cấp đủ hàm lượng DHA, Choline, Acid Folic và đầy đủ những dưỡng chất quan trọng cho cả mẹ và bé.