Đang ở cữ, mẹ chồng cứ xồng xộc vào phòng vạch ti cho cháu bú, còn nói "ti bà cũng như ti mẹ"

Thảo Nguyên - Ngày 27/10/2022 12:01 PM (GMT+7)

Kể ra đây thì lại bảo em đang kể xấu mẹ chồng nhưng mới ở cữ có hơn tháng mà em thấy ngột ngạt quá.

Sau đám cưới 3 tháng thì em dính bầu. Ngày có bầu, vợ chồng em hạnh phúc lắm. Nhất là chồng em, dù anh đang công tác xa nhà nhưng lúc nào cũng gọi điện nhắc vợ ăn uống đầy đủ. Anh cũng gửi nhiều tiền về cho vợ mua sắm hay thích tiêu gì thì tiêu. Được cái vợ chồng phải sống xa nhau, tháng về nhà 1 lần nhưng anh quan tâm như vậy em đỡ tủi thân khi bầu bí.

Em ở nhà với bố mẹ chồng. Bố chồng làm công nhân nên ông đi từ sáng sớm đến tối mới về. Bản thân em cũng làm công sở nên đi cả ngày, ít va chạm mới mẹ chồng. Chỉ có tối về, em cùng mẹ vào bếp nấu nướng rồi ăn tối. Những lúc đó, cả nhà mới có dịp chuyện trò với nhau.

Khác với bố chồng thoải mái và tâm lý thì mẹ chồng em lại hay soi con dâu. Được cái bà cũng thương đứa cháu nội trong bụng nên ít khi nặng lời với dâu quá đáng. Biết tính mẹ chồng như vậy, em cũng thường cố gắng bỏ qua hoặc hạn chế tiếp xúc để tránh mâu thuẫn phát sinh.

Sau sinh, mâu thuẫn giữa em và mẹ chồng càng gay gắt (Ảnh minh họa)

Sau sinh, mâu thuẫn giữa em và mẹ chồng càng gay gắt (Ảnh minh họa)

Lúc em bầu bí, mẹ chồng khi thì bắt ăn cháo cá chép cho an thai, lúc lại bắt ăn trứng ngỗng cho con thông minh. Dù không thích em vẫn ăn cho bà vui lòng. Thậm chí trước sinh, bà còn bắt em mang theo vài bộ quần áo sơ sinh cũ xin được của hàng xóm mặc cho con mới sinh, em cũng cho con mặc 1 lần lấy vía dễ nuôi.

Sau sinh, mâu thuẫn giữa em và mẹ chồng càng gay gắt. Mang tiếng cùng nhà nhưng ban đêm mẹ chồng chẳng phụ giúp dâu trông cháu. Bà cứ về phòng riêng ngủ một mạch đến sáng sớm dậy thì cơm nước. Bản thân em không trách bà điều đó vì nghĩ con mình sinh ra thì tự phải chăm nuôi. Vì thế, dù ở cữ thức đêm chăm con 1 mình em vẫn không hề kêu ca.

Tuy nhiên có những đêm con thơ quấy khóc lại đau vết rạch đẻ thường nên em bị mất ngủ. Có hôm mệt quá em thiếp đi đến 7h sáng chưa dậy. Những hôm đó y như rằng mẹ chồng không hài lòng, bà đi vào phòng gọi to con dâu dậy rồi bế cháu ra phòng khách để bắt buộc dâu phải dậy theo. Bà không chê thẳng dâu lười, không dậy sớm mà cứ mát mẻ nói với cháu nội còn nhỏ dại:

“Làm mẹ rồi mà mẹ cháu cứ ngủ nướng như này thì mai lấy gì mà ăn và nuôi cháu nội của bà chứ”.

Ngoài ra, mẹ chồng em cũng rất kỳ quặc. Dù cũng là phụ nữ từng sinh nở và hay xem ti vi hàng ngày như vậy nhưng bà vẫn cổ hủ. Nhà có cháu nhỏ mà lúc nào bà làm gì cũng ầm ầm lên, cháu ở phòng bên cứ giật mình. Nhắc bà nhẹ tay thì bảo có vậy sau này cháu nó đỡ bện hơi mẹ, ngủ nhiều không tốt.

Hay có ngày còn chưa đánh răng miệng và rửa mặt bà đã xông vào bế cháu rồi cứ dí sát miệng thơm, hôn hít môi, má hoặc nói chuyện với cháu. Em lại phải nhắc bà đừng thơm vào mặt cháu thì bà bảo:

“Tao làm sao mà không được thơm, cháu nội tao thơm bao cái chẳng được”.

Choáng váng và mệt mỏi nhất là mẹ chồng em còn thường hay lén cho cháu nội ti bà. Trước mặt con dâu, bà không bao giờ làm thế. Nhưng khi em không có ở phòng, bà lại lén cho cháu ngậm ti dù bà không có giọt sữa nào.

Choáng váng và mệt mỏi nhất là mẹ chồng em còn thường hay lén cho cháu nội ti bà (Ảnh minh họa)

Choáng váng và mệt mỏi nhất là mẹ chồng em còn thường hay lén cho cháu nội ti bà (Ảnh minh họa)

Hôm trước vừa thấy bà ẵm cháu nên em tranh thủ xuống bếp đặt nồi cháo chân giò. Lên phòng thì tá hỏa thấy cháu đang ngậm ti bà từ bao giờ. Thấy vậy em hét lên:

“Sao mẹ lại cho cháu ngậm ti như kia. Bà làm thế, cháu nó quen đi. Mai mốt cháu không thèm ti con nữa thì sao?”

Bà thủng thẳng:

“Ti bà cũng như ti mẹ có gì đâu. Cho nó ngậm ti giả để nó không khóc”.

Mặc dù đã nhắc mẹ chồng không nên như vậy nhưng bà vẫn làm. Sợ mối quan hệ mẹ chồng con dâu căng thẳng nên em vẫn không dám làm tới. Nhưng kiểu dỗ cháu như vậy của bà khiến em mệt mỏi muốn điên lên. Em phải làm sao với mẹ chồng như vậy đây?

Cháu sơ sinh ti bà, nên hay không?

Thực tế có rất nhiều bà nội dỗ cháu theo kiểu cho ti chính ti bà chỉ vì thương cháu, muốn bé đỡ khóc. Nhưng đối với các bé, việc đó thật không nên chút nào.

Ti bé sơ sinh bú cần được vệ sinh sạch sẽ, tránh ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé, nhất là các bé sơ sinh, các bé dưới 1 tuổi.

Nếu một số bé quen với cách ti không có sữa, có thể lâu dần bé sẽ nghiện và không chịu ti mẹ nữa. Các bé nên được ti mẹ hoàn toàn cho đến 6 tháng tuổi.

Ngoài ra, cháu ti bà cũng ảnh hưởng đến tâm lý của người mẹ. Nếu mẹ nào quá stress vì việc này cũng có thể gây mất sữa.

Cách tốt nhất, các mẹ nên sưu tầm các bài báo nói về lợi ích của việc bé ti mẹ hoàn toàn để thuyết phục bà. Hoặc các mẹ có thể nhờ các ông chồng nói chuyện với bà về việc này và thống nhất quan điểm về việc nuôi con nhỏ.

Đi công tác về tôi đứng tim khi thấy vợ nằm gục bên mâm cơm ăn dở
Về đến nhà cảnh tượng trước mắt khiến tôi ngã quỵ. Tôi bàng hoàng phát hiện ra vợ đang nằm gục dưới sàn, cạnh mâm cơm cữ đang ăn dở. Cạnh đó con trai sơ sinh đang nằm trong nôi vẫn ngủ ngon lành.

Sau sinh

Theo Thảo Nguyên
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Các vấn đề khi cho con bú mẹ