Mang thai khi đã 48 tuổi nhưng vì nhiều lý do nên chị Sun không đi siêu âm. Đến khi con sinh ra, chị vẫn âm thầm cảm ơn ông trời vì đã cho mình em bé khỏe mạnh. Vậy nhưng hơn 10 ngày sau, chị mới tá hỏa vì thấy con có dị tật sau đầu.
Siêu âm thai là một trong những vấn đề vô cùng quan trọng mà tất cả các mẹ bầu cần lưu ý. Nếu mẹ bầu thấy mình khỏe mạnh và chủ quan không đi siêu âm, có thể sẽ phải hối hận như bà mẹ dưới đây.
Chị Sun (48 tuổi, sống tại Trung Quốc) đã có một con gái 18 tuổi chuẩn bị đi học đại học. Tuy nhiên, hai vợ chồng chị luôn mong muốn có được một cậu con trai. Ngày con gái rời nhà đi học, chị bắt đầu nhen nhóm ý định mang thai thêm một bé nữa. Sau 6 tháng chuẩn bị, cuối cùng chị Sun cũng đã thụ thai thành công.
Chị Sun vui mừng vì đã thụ thai bé thứ hai thành công.
Trong thời kỳ mang thai, chị Sun gặp rất nhiều triệu chứng nghiêm trọng như ăn gì nôn đấy, chân sưng phù không đi lại được và cơ thể nhức mỏi vì tuổi đã cao. Vậy nhưng chị lại cho rằng đây chỉ là những phản ứng bình thường khi mang thai nên không đi kiểm tra.
Chị Sun cho rằng việc đi siêu âm vừa tốn tiền vừa tốn thời gian mà lại không cần thiết, khi sinh bé đầu chị không hề đi siêu âm mà con sinh ra vẫn khỏe mạnh.
12 ngày sau sinh, một "cái đuôi" bắt đầu xuất hiện sau đầu con trai chị Sun.
Đến ngày lâm bồn, hai vợ chồng chị hết sức hạnh phúc khi chị Sun hạ sinh một bé trai xinh xắn, khỏe mạnh. Chị Sun cũng hồi phục sớm nên không cần ở lại bệnh viện lâu.
Những tưởng gia đình sẽ có cuộc sống hạnh phúc như chị Sun mong muốn nhưng 12 ngày sau khi sinh, chị phát hiện sau đầu con trai nhô ra một đoạn thịt thừa. Sau đó, phần thịt ngày càng nhô dài, biến thành một cái đuôi mọc sau đầu.
"Cái đuôi" phát triển nhanh chóng nhìn rất đáng sợ.
Chị Sun hoảng hốt đưa con đến bệnh viện kiểm tra. Bác sĩ kết luận con trai chị bị dị tật sọ bẩm sinh thuộc dạng dị tật sưng phồng. Điều làm cho chị Sun bật khóc nức nở vì hối hận là bác sĩ nói dị tật này có thể phát hiện sớm nếu chị đi siêu âm đúng lịch trong suốt thai kỳ.
Chị Sun hối hận vì đã chủ quan, không đi siêu âm khi mang thai.
May mắn thay, "cái đuôi" sau đầu con chị Sun có thể phẫu thuật cắt bỏ. Tuy nhiên, vấn đề hiện tại của gia đình chính là chi phí phẫu thuật quá lớn.
>>> Mang song thai dị tật, mẹ trẻ không dám phá và cái kết bất ngờ
Các mốc siêu âm thai quan trọng nhất định không được bỏ qua Tiến sĩ Trần Danh Cường – Phó Giám đốc Trung tâm chẩn đoán trước sinh (Bệnh viện Phụ sản Trung Ương) cho hay, siêu âm thai là một phương pháp chẩn đoán an toàn, đã được tổ chức thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) cho phép ứng dụng trong y học thực hành. Siêu âm cho phép phát hiện được nhiều dị tật: thần kinh, não, gan, tim, thận, cột sống, chân tay, hàm mặt… Với một số bệnh lý di truyền, các dị tật bẩm sinh quá nặng nề không thể khắc phục thì đình thai (bỏ thai) có thể là một biện pháp được thực hiện. Siêu âm thai giúp các bác sĩ phát hiện dị tật thai nhi sớm và có hướng giải quyết thích hợp. Theo các bác sĩ sản khoa, trong suốt quá trình thai nghén có 3 thời điểm bắt buộc mẹ bầu phải đi siêu âm thai. Từ tuần 12 -14 của thai kỳ: Đây là thời điểm bác sĩ siêu âm có thể xác định tuổi thai một cách chính xác nhất. Ngoài ra, việc siêu âm thai trong thời kỳ này là bác sĩ có thể đo khoảng sáng sau gáy nhằm dự đoán một số bất thường nhiễm sắc thể (những bất thường này có thể là nguyên nhân gây bệnh down, dị dạng tim, chi, thoát vị cơ hoành…). Từ tuần 21 – 24 của thai kỳ: Thời gian này đặc biệt quan trọng bởi vì hầu hết các cơ quan bên trong thai nhi đều được bác sĩ siêu âm kiểm tra để đảm bảo thai phát triển bình thường. Các cột sống, hộp sọ, não, tim, phổi, thận, cánh tay và chân của thai nhi ở thời kỳ này đều có thể được nhìn thấy. Ngoài ra, bác sĩ có thể phát hiện hầu hết các bất thường về hình thái của thai nhi như sứt môi, hở hàm ếch, dị dạng ở các cơ quan nội tạng. Từ tuần 30 – 32 của thai kỳ: Vào thời điểm siêu âm này, những bất thường xuất hiện muộn như bất thường ở động mạch, tim và một vùng cấu trúc não sẽ được bác sĩ siêu âm phát hiện. Ngoài ra, khi siêu âm bác sĩ còn kiểm tra dây rốn xem nó còn đủ tốt để vận chuyển dinh dưỡng nuôi bào thai hay không, vị trí của nhau thai và tình trạng nước ối (đục hay trong, nhiều hay ít). |