Lúc đó tôi chẳng còn tâm trạng ngủ nhờ nhà Hiền nữa, mưa to gió lớn cũng đội mưa về nhà. Tôi lập tức nói chuyện với mẹ, đưa ra đề nghị sau đám cưới muốn ở rể nhà vợ...
Gia đình tôi và gia đình Hiền đã bàn chuyện chính thức và ấn định ngày cưới của chúng tôi vào 1 tháng sau. Hiện tại vợ sắp cưới của tôi đã mang thai được hơn gần 2 tháng. Tới ngày cưới bụng cô ấy cũng chưa to, vẫn có thể mặc váy cô dâu bình thường.
Cách đây 3 hôm tôi đi nhậu về muộn, giữa đường gặp mưa to, thấy gần khu vực nhà Hiền nên tôi quyết định rẽ vào nhà cô ấy ngủ nhờ. Hai đứa sắp thành vợ chồng, tôi sắp là con rể của mẹ Hiền, thiết nghĩ chẳng việc gì phải ngại.
Hiện tại vợ sắp cưới của tôi đã mang thai được gần 2 tháng. (Ảnh minh họa)
Lúc đó cũng khá muộn, không muốn làm phiền hàng xóm nhà Hiền nên tôi tắt máy dắt xe từ đầu ngõ. Đến cửa nhà Hiền, tôi đang định gõ cửa vì thấy trong nhà vẫn còn ánh đèn thì phải giật mình nghe được tiếng khóc nức nở của Hiền vẳng ra:
- Trước khi làm vợ, làm dâu nhà người ta thì con là con gái của mẹ. Nếu không thể báo hiếu mẹ, để mẹ phải tuổi già ốm đau vò võ một mình, con sống không được thanh thản. Con nghĩ lại rồi, con không muốn đi lấy chồng về nhà người ta nữa, chỉ muốn ở lại chăm sóc mẹ thật tốt thôi. Con sẽ hủy hôn, con không làm đám cưới nữa đâu mẹ ơi.
Mẹ Hiền vội lên tiếng:
- Cái con bé này, sao lại nghĩ như vậy? Đừng có hồ đồ, con muốn con mình sinh ra không có bố à?
- Vậy con cũng không cần đứa bé này nữa! Dù sao bố nó vô tâm lắm, từ lúc con báo tin mang bầu chẳng hỏi han gì, nhà chồng tương lai cũng vậy…
Nghe đến câu đó tôi trắng bệch mặt. Có thể Hiền chỉ thốt ra lời đó trong lúc nóng giận nhưng cũng đủ khiến tôi hoảng sợ tột độ. Rõ ràng mong muốn được ở nhà với mẹ của cô ấy vô cùng lớn.
Tôi vội gõ cửa, Hiền thấy tôi thì rất kinh ngạc. Vào nhà hỏi thăm tôi mới biết mẹ Hiền vào nhà tắm chẳng may bị trượt chân ngã bong gân. Hiền xoa bóp dầu nóng cho mẹ, nghĩ đến sau này cô ấy đi lấy chồng chỉ còn mình bà ở nhà, những lúc đêm hôm chẳng may có chuyện gì thì ân hận cả đời. Bố Hiền mất rồi, hai bác lại sinh được mỗi mụn con là cô ấy thôi. Bởi vậy Hiền mới khóc nói với mẹ không muốn kết hôn nữa.
Nếu tôi không muốn mất vợ con thì chỉ còn cách ở rể. Dù tôi là con trai một nhưng bố mẹ vẫn khỏe mạnh, không hay đau yếu như mẹ Hiền. Chuyện ở rể không phải là không có khả năng nhưng vấn đề là bố mẹ tôi có đồng ý hay không?
Lúc đó tôi chẳng còn tâm trạng ngủ nhờ nhà Hiền nữa, mưa to gió lớn cũng đội mưa về nhà. Nói chuyện với mẹ, đưa ra đề nghị sau đám cưới muốn ở rể nhà Hiền, tôi bị mẹ mắng té tát, còn bố thì cấm tôi nhắc lại chuyện đó.
Hôm sau tôi đến gặp Hiền bày tỏ rằng mình đang cố gắng thuyết phục bố mẹ, mong cô ấy đừng nghĩ quẩn. Hiền đồng ý và hứa sẽ không nghĩ tới chuyện dại dột là không cần con nữa nhưng nếu tôi không ở rể được thì cô ấy sẽ không làm đám cưới.
Nhớ lại lời trách móc của Hiền chê tôi không quan tâm tới cô ấy kể từ khi báo tin mang bầu, tôi muốn hỏi phải chăm sóc phụ nữ mang thai như thế nào? Tiện thể tôi cũng muốn xin lời khuyên để thuyết phục bố mẹ cho mình được ở rể nhà vợ sau đám cưới?
Lúc đó tôi chẳng còn tâm trạng ngủ nhờ nhà Hiền nữa, mưa to gió lớn cũng đội mưa về nhà. (Ảnh minh họa)
Phụ nữ mang thai cần được chăm sóc tốt về cả thể chất lẫn tinh thần
Khoảng thời gian mang thai là một khoảng thời gian hạnh phúc nhưng cũng đầy mệt mỏi và khó khăn đối với mỗi người mẹ. Thời điểm này mẹ hãy chăm sóc bản thân thật tốt cả về tinh thần lẫn thể chất, đảm bảo thai nhi phát triển khỏe mạnh, chào đời bình an, là một em bé vui tươi.
1. Chế độ dinh dưỡng cân bằng
Dinh dưỡng trong thai kỳ rất quan trọng trong việc ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh, giúp cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Mẹ phải bổ sung đầy đủ 4 nhóm chất thiết yếu: canxi, axit folic, sắt và protein. Đồng thời, thai phụ cần cân bằng các nhóm thực phẩm: rau củ quả, ngũ cốc nguyên hạt, các sản phẩm từ sữa, thực phẩm giàu protein (thịt, cá, trứng, đậu…).
2. Chế độ vận động phù hợp
Mẹ bầu nên duy trì chế độ luyện tập từ 3 - 4 lần/tuần với các hoạt động phù hợp như đi bộ, đạp xe, yoga, bơi lội... Điều đó không chỉ giúp mẹ “bầu khỏe, bầu đẹp” mà còn cải thiện sự dẻo dai, sức đề kháng, chuẩn bị tinh thần và thể chất cho sứ mệnh “vượt cạn” thiêng liêng.
Thời gian tập thể dục lý tưởng là 30 - 40 phút. Tuy nhiên, thời lượng này nên được xác định bằng cảm giác của mẹ bầu. Hãy vừa luyện tập vừa lắng nghe cơ thể, để biết chính xác tập bao nhiêu là vừa đủ. Đặc biệt mẹ bầu không nên làm các công việc nặng nhọc, quá sức nhé.
3. Nghỉ ngơi và thư giãn
Stress chính là “kẻ thù” của phụ nữ mang thai. Stress làm rối loạn lượng đường và insulin trong máu, gây ra các vấn đề về sinh sản, có thể dẫn đến trầm cảm, lo lắng và béo phì sau sinh.
Ước tính ít nhất 80% các vấn đề sức khỏe đến từ tâm lý của các phụ nữ sắp làm mẹ. Mẹ hãy chọn cho mình một liệu pháp thư giãn phù hợp nhằm loại bỏ stress, có thể kể đến như thiền, các bài tập thở, viết nhật ký, trò chuyện, sắp xếp cuộc sống trở nên tinh giản hơn để tận hưởng từng giây phút thảnh thơi trong thai kỳ.
4. Tạo môi trường sống lành mạnh
Trong bụng mẹ, trẻ đã tiếp nhận các tín hiệu cảm xúc và tác động từ môi trường sống bên ngoài. Thế giới bên ngoài càng trong lành thì thế giới bên trong nuôi dưỡng bé sẽ càng yên bình.
Mẹ bầu cần tránh môi trường sống độc hại, nơi không khí ô nhiễm, nhiều tiếng ồn, những cơn cãi vã… Đồng thời bạn hãy tạo lập môi trường sống lành mạnh thông qua đa dạng hoạt động: đọc sách, nghe nhạc tiết tấu chậm, hòa mình với thiên nhiên...