Biết con dâu nghiện ăn canh cua nấu rau mùng tơi lẫn mướp hương nên mẹ chồng thường mua cua đồng nấu cho ăn tuần 2-3 bữa.
Khi gặp và yêu chồng, tôi thương anh nhiều bởi anh mồ côi mẹ từ nhỏ. Vài năm sau, bố anh đi bước nữa với người phụ nữ khác. Cho đến khi tôi cưới 1 năm thì bố chồng cũng bị bạo bệnh mất. Nhà chỉ còn mẹ kế và 2 vợ chồng tôi.
Trước khi bố chồng mất, ông gọi luật sư về làm việc chia tài sản rõ ràng cho vợ hai và con trai. Từ nhà cửa, đất cát bố mẹ mua được từ trước, ông chia đều làm 2 cho vợ 1 phần và con trai 1 phần. Ông làm vậy để phòng sau này nếu có tranh chấp cũng dễ giải quyết bởi dù gì vợ ông vẫn không phải mẹ đẻ sinh ra chồng tôi.
4 năm vợ chồng tôi hiếm muộn, chạy chữa khắp nơi. (Ảnh minh họa)
Bố chồng là người suy tính sâu xa nên cẩn thận như vậy chứ tôi thấy chồng tôi hiếu thảo với mẹ kế. Ngay cả khi ông đã mất đi, hàng ngày sống chung cùng bà, chồng vẫn nhắc tôi phải quan tâm yêu thương bà nhiều hơn vì sợ bà mất đi chỗ dựa tinh thần sẽ cô đơn.
Trong khi đó sau khi bố chồng mất đi, mẹ kế thay đổi 180 độ. Không còn ai quản được nên bà như ăn chơi hơn trước, tham gia nhiều hội nhóm nên đi tối ngày, chỉ ăn cơm ở nhà bữa tối. Vậy mà chồng tôi bảo cấm được quyền góp ý hay nói này nói kia về bà. Giờ bà có tuổi, làm gì thì tùy ý bà.
4 năm vợ chồng tôi hiếm muộn, chạy chữa khắp nơi nhưng bà cũng biết đấy là đâu. Bà chưa 1 lần hỏi han các con bệnh tình thế nào. Thậm chí bà còn giấu giếm bán 1 mảnh đất của bố chồng để lại cho để lấy tiền ăn tiêu.
Sau thời gian kiên nhẫn trị hiếm muộn không có kết quả thì bỗng dưng tôi có bầu tự nhiên. Ngày cầm que 2 vạch, vợ chồng tôi mừng vui ôm nhau mà khóc. Nhưng niềm vui chưa được bao lâu thì tai họa ập đến. Một đêm nọ khi đang đi mua đồ ăn vặt cho vợ bầu thì chồng tôi bị tai nạn mất.
Mất chồng, tôi gần như suy sụp nhưng chỉ nghĩ vì đứa con trong bụng mà cố gắng phải sống. Từ thờ ơ với cuộc sống của các con, mẹ chồng quay ra quan tâm đến tôi và đứa cháu trong bụng. Bà động viên tôi phải chịu khó ăn uống, quên đi quá khứ đau buồn mà dưỡng thai khỏe mạnh.
Thời gian vừa rồi, mẹ chồng ít đi chơi hơn hẳn. Bà ở nhà và thường xuyên nấu nướng cho tôi ăn. 2 tháng nay nắng nóng, biết con dâu thích ăn canh cua nấu rau mùng tơi lẫn mướp hương nên mẹ chồng thường mua cua đồng nấu cho ăn tuần 2-3 bữa. Vì món canh ngon ăn mùa hè rất hợp nên tôi ăn mãi chẳng ngán. Chắc giờ chẳng còn ai, thấy con dâu bầu mà côi cút nên bà đổi tính chăng?
Cứ tưởng mẹ chồng tốt mà mới đây công ty mất điện nên tôi đi làm về sớm hơn mọi ngày 3 tiếng. Vừa bước chân vào nhà, tôi đã nghe thấy tiếng mẹ chồng nói chuyện điện thoại với ai đó oang oang ở phòng khách. Bà bảo giả bộ đối tốt để đợi khi tôi sinh xong thì bà sẽ nịnh nọt chuyển tên tài sản của chồng tôi cho bà giữ hộ.
Để lấy được sự tin tưởng của con dâu, bà sẽ giả đối xử hết lòng hết dạ với 2 mẹ con tôi, thậm chí đầy tháng cháu sẽ cho 1 mảnh đất nhỏ để cho thấy bà không vụ lợi.
Bà làm vậy để dâu bầu mất trí mà dần chiếm đoạt tài sản anh để lại cho tôi và con để dễ bề ăn chơi đây? (Ảnh minh họa)
Nghe mẹ chồng nói vậy mà tôi giận run người nhưng vẫn giả bộ ra ngoài coi như không nghe thấy. Giờ chỉ có 2 mẹ con nương tựa vào nhau sống mà vì tiền bà bất chấp âm mưu để chiếm đoạt tài sản của mẹ con tôi sao?
Trước mắt, tôi cứ cảnh giác và chuẩn bị thật tốt cho lần vượt cạn sắp tới của mình. Để an toàn cho cả mẹ lẫn con và không đau đớn khi chuyển dạ, tôi xin bác sĩ mổ chủ động. Nghe nói mổ chủ động vừa giúp vượt cạn thuận lợi, an toàn và còn giúp mẹ bầu không phải trải qua cơn đau chuyển dạ.
Vợ chồng tôi đã rất khó khăn để có đứa bé này, nhất là khi chồng không còn nữa, tôi chỉ có con là người thân yêu nhất thôi nên không muốn để bất cứ điều gì bất trắc có thể xảy ra được.
Mẹ bầu có nên sinh mổ chủ động không?
Phương pháp đẻ mổ, mổ lấy thai ngày càng phổ biến hiện nay. Không chỉ là phương pháp giúp các mẹ bầu có thể “vượt cạn” thuận lợi, an toàn hơn khi gặp các vấn đề trong thai kỳ, đây còn là phương pháp sinh nở đáp ứng tốt nhu cầu của một số mẹ muốn sinh con mà không muốn phải trải qua cơn đau chuyển dạ.
Nhưng mẹ bầu không nên sinh mổ chủ động nên cố gắng sinh thường hoặc chỉ mổ khi có chỉ định từ bác sĩ. Chỉ những trường hợp thai phụ và thai nhi gặp vấn đề trong thai kỳ, gần tới ngày sinh, tiên lượng sinh thường khó khăn thì mới nên mổ đẻ chủ động. Do đó mẹ bầu cần lưu ý:
- Các trường hợp sinh mổ chủ động phải được hội chẩn và nhận chỉ định cụ thể, chặt chẽ.
- Phải lựa chọn, tìm hiểu kỹ về cơ sở y tế, địa chỉ sinh, xem xét về trình độ bác sĩ, chất lượng dịch vụ, trang thiết bị,… trước khi tiến hành ca mổ.
- Bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra những lời khuyên, nêu rõ những nguy cơ mà mẹ có thể gặp phải khi chọn đẻ mổ chủ động.
Câu nói “sinh có hạn, tử bất kỳ” chính là một câu nói khuyến cáo các mẹ bầu nên quan tâm tới việc sinh nở, đề cao sinh nở tự nhiên. Mọi sự can thiệp đều có thể đem lại rủi ro không đáng có. Tuy nhiên, trong trường hợp cần phải sinh mổ chủ động để đảm bảo an toàn, phù hợp với tình trạng của thai phụ và thai nhi, các mẹ cần cân nhắc để lựa chọn cơ sở y tế phù hợp, có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao và trang thiết bị đầy đủ cùng dịch vụ chăm sóc chu đáo.