Thông thường, những người tính cách không mạnh mẽ, ít va chạm, sẽ dễ mắc trầm cảm.
Ông Nguyễn Doãn Phương, Viện trưởng Viện Sức khỏe tâm thần cho biết, tại Việt Nam, hiện có khoảng 30% dân số bị rối loạn tâm thần, trong đó tỷ lệ trầm cảm chiếm 25%.
Đa số bệnh nhân tự sát do cảm thấy mình vô dụng, tội lỗi, không xứng đáng sống. Phần lớn các trường hợp trầm cảm có khuynh hướng trở thành mạn tính và tái diễn cũng như phục hồi không hoàn toàn giữa các giai đoạn.
BS. La Đức Cương, Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Trung ương cho biết, phụ nữ sau sinh thường bị rối loạn cảm xúc, bao gồm hưng cảm, trầm cảm hoặc là lưỡng cực (vừa hưng cảm, vừa trầm cảm). Trong đó, trầm cảm sau sinh thường diễn ra nhiều hơn.
Phụ nữ sau khi sinh có sự thay đổi đột ngột của các loại hormone như: mất đi hormone nhau thai HCG (tạo điều kiện cho niêm mạc tử cung để thai nhi phát triển), cùng quá trình tiết sữa, cơ thể cũng bị giảm đột ngột estrogen và progestrogen... Đặc biệt là sự giảm mạnh hormone tuyến giáp, gây cảm giác mệt mỏi và trầm cảm.
Bên cạnh đó, sau khi sinh cơ thể có sự thay đổi về hình dáng, sức vóc. Hoặc dosự tương tác của các mối quan hệ xã hội, gia đình và đặc điểm tính cách của bản thân sản phụ.
Theo bác sĩ, thông thường, những người tính cách không mạnh mẽ, ít va chạm, sẽ dễ mắc trầm cảm. Còn những người tuy có tính cách rụt rè nhưng được va chạm nhiều sẽ dần dần tăng sức đề kháng với sang chấn, stress hơn.
Nhiều phụ nữ sau sinh bị trầm cảm.
Có 10 dấu hiệu của trầm cảm cần chú ý:
1. Cảm giác buồn chán, trống rỗng
2. Khó tập trung suy nghĩ, hay quên
3. Luôn cảm giác mệt mỏi, không muốn làm việc gì
4. Cảm giác mình có tội lỗi, vô dụng, không xứng đáng
5. Mất ngủ, hoặc ngủ quá nhiều
6. Hay cáu gắt, giận dữ
7. Giảm thích thú trong các hoạt động hoặc sở thích hàng ngày
8. Giảm cảm giác ngon miệng, sụt cân hoặc ăn quá nhiều
9. Nghĩ về cái chết, có ý tưởng hoặc hành vi tự sát
10. Ngoài ra, nhiều bệnh nhân trầm cảm còn được biểu hiện bằng các triệu chứng như đau đầu, đau tức ngực, các rối loạn tiêu hóa…
Các bác sĩ khuyên phụ nữ sau sinh khi có các dấu hiệu trên nên đến ngay BV tâm thần để được theo dõi lâu dài vì bạn có tiền sử bệnh lý trầm cảm quá lâu, kéo dài và tái phát nhiều lần. Ngoài ra, nên duy trì thuốc uống trầm cảm đều đặn để ngăn ngừa các giai đoạn tái phát của bệnh. Bệnh trầm cảm thường gặp nên đừng ngần ngại để mình được điều trị chăm sóc đúng cách theo đúng chất lượng sống của mình. tinh thần của mình có thoải mái thì mình làm việc mới hiệu quả, và thể chất mới tốt được.