Mẹ đẻ tôi xuống chăm con gái cho 15 triệu đồng, các anh chị, bạn dì thăm mỗi người một ít cũng đỡ phần nào.
Hồi mới cưới, chồng tôi bảo vợ:
“Anh là trưởng phải phụ giúp bố mẹ nuôi con bé út ăn học. Giờ em là vợ anh, cũng phải hỗ trợ anh lo tròn trách nhiệm với gia đình. Chúng ta chỉ tiêu lương của em thôi còn lương anh nộp cho mẹ nhé”.
Khi ấy tôi cũng hết lòng ủng hộ vì nghĩ chồng có hiếu, đỡ đần cha mẹ chăm lo cho các em. Sau kết hôn vợ chồng sống chung nhà với bố mẹ, đưa lương 1 người cho mẹ anh cũng coi như góp vào để bà chi tiêu cho cả nhà.
Sau kết hôn vợ chồng sống chung nhà với bố mẹ, đưa lương 1 người cho mẹ anh cũng coi như góp vào để bà chi tiêu cho cả nhà. (Ảnh minh họa)
Có điều mẹ chồng cầm lương con trai cất đi, còn tiền chi tiêu sinh hoạt hằng ngày tôi vẫn phải bỏ ra. Cho đến khi tôi có bầu vài tháng thì em trai chồng cưới. Nhà cửa chật chội, bản thân tôi ở cùng cứ phải dậy sớm thức khuya lo cơm nước nhà cửa cho từng ấy người. Mệt mỏi, không có chút thời gian nghỉ ngơi, tôi mới bàn với chồng xin ra ngoài cho thoải mái. Vậy nhưng mẹ chồng bảo:
“Tùy 2 đứa. Tuy nhiên mẹ cũng nói rõ xác định ở riêng thì chỉ có thuê trọ thôi, mẹ chưa chia đất được”.
Chẳng là đất nhà chồng tôi cũng khá rộng, mẹ anh để đấy cho người ta thuê chứ không muốn cho con. Bọn tôi tìm nhà trọ gần đấy, bố mẹ chồng có việc gì ới cái là về ngay được.
Buồn rằng ở riêng rồi nhưng chồng vẫn giữ nếp cũ, đưa hết lương của anh cho mẹ. Anh giải thích:
“Cô út nhà mình đã học xong đại học đâu. Anh đương nhiên phải lo cho nó”.
May là tôi đi làm vẫn có tiền để dư ra. Tất nhiên chi tiêu cũng phải tiết kiệm hết sức mới đủ. Bao nhiêu khoản như thuê nhà, điện nước, ăn uống sinh hoạt đều trông vào hết lương của tôi, lương chồng xem như không có.
Nếu cứ đi làm thì không sao, vì tôi làm nhân viên kinh doanh có duyên bán hàng nên tháng kiếm cũng được kha khá. Vậy nhưng khi nghỉ thai sản 6 tháng, ngoài tiền bảo hiểm nhận được, gia đình không còn khoản thu nhập nào, khi đó tài chính sẽ khó khăn. Nghĩ vậy, tôi bàn với chồng:
“Em sắp sinh rồi cần tiền dự phòng đi viện và những tháng ở cữ. Từ nay anh đừng đưa hết lương cho mẹ nữa, góp vào với em để chi tiêu, phải tiết kiệm lúc em đi đẻ nghỉ 6 tháng liền không có lương đâu đấy”.
Vợ vừa nói, anh đã chẹp miệng:
“Đợi tới lúc em đẻ rồi tính sau, giờ mẹ muốn giữ lương anh chẳng nhẽ lại không đưa”.
Nói thế nào chồng cũng không nghe, tôi đành chịu, chi tiêu thật tiết kiệm để dồn góp được một ít còn đi đẻ. Sát ngày sinh, tôi cố hỏi chồng xin vài triệu mua đồ nhưng anh mắng:
“Anh đã nói tiền anh đưa hết mẹ rồi. Lấy đâu đưa em mà em cứ đòi với hỏi”.
Mẹ đẻ tôi xuống chăm con gái cho 15 triệu, các anh chị, bạn dì thăm mỗi người một ít cũng đỡ phần nào. Mẹ chồng vào đưa con dâu đúng 500 nghìn rồi dửng dưng đi về cứ như không có trách nhiệm, không liên quan tới con dâu cháu nội.
Hôm nhận được tiền thai sản sớm tôi mừng lắm. Vì đóng mức hàng tháng khá cao nên tôi nhận được hơn 70 triệu. Vừa khoe với chồng, ai ngờ anh đáp:
“Thế để anh đưa cho mẹ. Em giờ ở cữ, giữ tiền làm gì”.
Tôi vừa nhận tiền thai sản chồng đã giục đưa cho mẹ anh giữ. (Ảnh minh họa)
Nghe chồng nói mà tôi sốc vô cùng, không buồn nói lại, cũng không đưa tiền cho mẹ theo ý anh. Chồng tôi thấy thế càng khó chịu, hằn học ra mặt với vợ. Suốt một tháng trời, 2 đứa chiến tranh lạnh tới mức tôi bị trầm cảm, ở cữ mà giảm gần chục cân, người xanh xao. Ai gặp cũng bảo tôi bị hậu sản, riêng chồng tôi vẫn không đoái hoài. Thậm chí mẹ tôi lo quá còn gọi con rể ra nói chuyện, bảo anh chủ động làm hòa với vợ, tránh tôi suy nghĩ dại làm liều. Thế mà anh gạt bay bảo:
“Con gái mẹ sung sướng quá, sống ích kỷ chỉ biết tới tiền, coi gia đình nhà chồng không ra gì, trầm cảm sao được. Người trầm cảm là con đây này. Sống với người vợ không ra gì như thế, con không phát điên là may rồi”.
Trực tiếp nghe được những lời ấy từ chồng, tôi tỉnh ngộ hiểu có cố sống với anh tôi cũng không thể có được hạnh phúc. Vậy là tôi chạy lại chỉ thẳng tay:
“Vậy thì ly hôn đi. Bao năm nay tôi nhịn nhục anh đủ rồi. Tôi thà sống 1 mình nuôi con còn hơn sống với người chồng tệ bạc”.
Nói là làm, ngay hôm sau tôi gửi đơn ra tòa, đơn phương ly hôn bế con về ngoại.
Khi nào sút cân sau sinh cần đi khám bác sĩ?
Sút cân sau sinh là một hiện tượng bình thường và không đáng lo ngại, nếu mẹ vẫn cảm thấy khỏe mạnh và có chế độ ăn uống, vận động và nghỉ ngơi hợp lý. Tuy nhiên, nếu mẹ có những dấu hiệu sau đây, mẹ nên đi khám bác sĩ để được kiểm tra và điều trị kịp thời:
Sút cân quá nhanh hoặc quá nhiều, vượt quá 10% trọng lượng cơ thể trước khi mang thai.
Sút cân kèm theo những triệu chứng bất thường khác như sốt, đau bụng, khó thở, ho, tiêu chảy, nôn mửa hay mệt mỏi.
Sút cân không phục hồi sau 6 tháng sau sinh hoặc tiếp tục giảm dần sau đó.
Sút cân ảnh hưởng đến sức khỏe, sắc đẹp và tâm lý của mẹ như da xấu, tóc rụng, móng gãy, răng ố hay trầm cảm.
Những dấu hiệu trên có thể là biểu hiện của một số bệnh lý nghiêm trọng như tiểu đường, ung thư, viêm tuyến giáp hoặc nhiễm trùng. Chỉ có bác sĩ mới có thể chẩn đoán chính xác và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp cho mẹ. Do đó, mẹ không nên chủ quan hay tự ý sử dụng thuốc hay thực phẩm chức năng. Mẹ hãy luôn quan tâm đến sức khỏe của mình và đến bệnh viện khi cần thiết.