Mặc dù có thích đến mấy thì chị em cũng nên suy nghĩ thật kỹ trước khi mua những bộ phận này của lợn.
Thịt lợn là một trong những loại thực phẩm quen thuộc trong các bữa cơm gia đình. Hầu như các bộ phận của lợn đều được chế biến thành các món ăn khác nhau mà ít khi bỏ thứ gì. Tuy nhiên, có một số bộ phận của lợn không nên ăn vì chúng rất bẩn, thậm chí chứa ký sinh trùng, gây hại sức khỏe.
1. Lòng già
Một trong những bộ phận được yêu thích nhất của lợn không thể không nhắc đến lòng già. Khi chế biến thành các món như luộc, xào, nướng... thì lòng già lợn có mùi vị vô cùng độc đáo. Độ nặng mùi của lòng già cùng chút dai dai khiến nhiều người cảm thấy thích thú nên không thể dừng ăn bộ phận này.
Nhiều người còn thường xuyên ăn lòng già vì đây là món nhậu đem lại cảm giác ngon miệng, thú vị. Tuy nhiên, lòng già là một phần của nội tạng lợn, nó chứa hàm lượng chất béo cao, nếu bạn ăn lâu dàu sẽ gây tăng mỡ máu.
Không chỉ thế, lòng già là nơi lợn đi đại tiện nên chúng sẽ bị nhiễm nhiều vi khuẩn. Nếu không sơ chế sạch và đúng cách, nó sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới tiêu hóa của người ăn.
Do đó, bạn cần suy nghĩ kỹ trước khi mua bộ phần này về chế biến.
Nếu vẫn mua lòng già, chị em có thể tham khảo cách sơ chế lòng già sạch dưới đây:
- Đầu tiên hãy chuẩn bị một lượng lòng già lớn, sau đó cắt bằng thành các khúc vừa phải bằng kéo. Sau đó chuẩn bị nước ấm khoảng 40 độ C, cho lòng già vào, thêm một lượng gừng, hành tây và rượu nấu ăn thích hợp, sau đó ướp 20 phút.
- Hết 20 phút, không thêm muối hay giấm vào mà cho thêm một muỗng bột mì, chà xát liên tục. Sau đó tuốt phần bên trong ra khỏi lòng già. Chuẩn bị một nồi nước ấm khoảng 40 độ C, cho lòng già vào, là sạch. Cuối cùng rửa lại dưới vòi nước cho sạch hoàn toàn.
2. Thịt cổ lợn
Thịt cổ lợn có giá rẻ, thường dai nên người bán thường hay xay nhỏ ra để bán chung với các loại thịt ngon khác. Hoặc vì có giá không cao bằng các phần thịt khác nên một số người mua về chế biến. Tuy nhiên, chúng ta nên biết rằng, cổ lợn chứa nhiều hạch bạch huyết, mà chính những hạch này chứa nhiều ký sinh trùng, vi khuẩn, virus... nên dù nấu thịt ở nhiệt độ cao cũng không diệt được những mầm bệnh này.
Phần thịt này còn chứa số lượng tuyến giáp lớn, nơi tiết ra hormone thyroxine. Nếu hấp thu quá nhiều hormone thyroxine thì con người sẽ bị ảnh hưởng tới nội tiết và tới việc chuyển hóa trong cơ thể, tạo ra triệu chứng buồn nôn, nôn mửa.
Do đó, chị em nên tự tay chọn thịt tươi, nguyên miếng và không mua thịt xay sẵn và các món chế biến sẵn từ thịt mà không rõ nguồn gốc của chúng.
Nếu đã trót mua thịt cổ lợn về, bạn nên sơ chế chúng thật kỹ, lọc hết tất cả các hạch bạch huyết, bóp rửa sạch với muối rồi chế biến.
3. Phần nhân cật lợn (thận lợn)
Cũng như nhiều bộ phận nội tạng của lợn, cật lợn cũng được nhiều người yêu thích. Cật lợn thường được chế biến thành món xào, luộc, hấp, cho vào nấu cháo, ăn lẩu... Cật lợn hơi giòn, bùi, lại có chút dai dai. Tuy nhiên, phần nhân trắng bên trong quả cật lợn cần phải bỏ đi trước khi nấu.
Phần nhân trắng này có mùi khai, hôi mà khi ăn vào nó còn gây cảm giác buồn nôn, khó thở, chóng mặt. Nếu không tự lọc được phần nhân trắng này bạn nên nhờ người bán hàng sơ chế cho.
Nếu tự sơ chế cật lợn, trước tiên bạn hãy bổ đôi của cật, dùng dao thật sắc lọc toàn bộ phần nhân trắng. Sau đó dùng muối bóp rửa kỹ cho sạch rồi chế biến.
4. Gan lợn
Gan lợn vốn bổ dưỡng tuy nhiên đó chỉ là của những con lợn sạch, không nuôi tăng trọng, khỏe mạnh không có bệnh tật.
Hiện nay, hầu hết lợn bây giờ được nuôi tăng trọng, được tiêm nhiều loại vắc-xin và thuốc thúc đẩy tăng trưởng. Chính vì thế, gan của những con lợn được nuôi công nghiệp này trong một thời gian dài sẽ gây ra rất nhiều độc tố trong gan. Khi ăn gan của những con lợn này sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
Ngoài ra, gan là bộ phận giải độc của lợn. Phần lớn các chất đi qua gan sẽ được gan phân hủy, nhưng có nhiều kim loại nặng mà lợn hít hoặc ăn vào vượt quá tiêu chuẩn, gan không thể phân hủy được. Do đó, nhưng kim loại nặng này sẽ nằm lại ở gan lợn, chậm chí có cả chất tăng trưởng lợn. Vì thế, lúc này ăn gan lợn sẽ gây hại sức khỏe.
Bên cạnh đó, gan lợn chứa nhiều choresterol, nếu bạn ăn 100g lợn, cơ thể sẽ dung nạp trên 400mg cholesterol, không tốt cho sức khỏe.
Để an toàn, sau khi mua gan lợn về cần phải chế biến kỹ bằng cách sau:
- Rửa gan trực tiếp dưới vòi nước, nếu miếng gan nguyên cần cắt, hoặc lấy dao khía để loại bỏ máu tồn dư.
- Ngâm gan trong nước muối khoảng 10 phút đến nửa giờ để gan phân hủy hết chất độc. Hoặc có thể ngâm gan trong sữa tươi không đường để vừa loại bỏ độc tố, khi ăn gan sẽ không còn mùi hôi và ngon hơn.
- Sau khi ngâm gan cần rửa sạch, bóp hết máu đọng trong gan rồi nấu chín kỹ mới nên ăn.
5. Phổi lợn
Một số người thích ăn phổi lợn vì nó dai dai cũng có chút bùi bùi nhưng không được đặc như gan. Phổi lợn cũng thường được chế biến thành các món nhậu, luộc, xào, nấu cháo. Tuy nhiên nếu có sở thích ăn phổi lợn bạn nên suy nghĩ vì đây là bộ phẩn rất bẩn vì nó chưa nhiều virus và vi khuẩn.
Phổi là bộ phận thuộc hệ hô hấp của lợn, mà lợn có thói quen là hay hít thở sát đất nên đã hút vào phổi một lượng rất lớn bụi bẩn hàng ngày. Lượng bụi hít vào này bao gồm cả bụi bẩn và bụi kim loại nặng, nó sẽ nằm sâu và bám luôn trong phổi. Khi chúng ta ăn phổi lợn, những bụi bẩn và bụi kim loại này sẽ theo vào cơ thể người, gây hại sức khỏe.
Ngoài ra, lợn thường xuyên hít thở sát mặt đất, hít vào phổi rất nhiều ký sinh trùng, bệnh dịch và vi khuẩn virus ở trên mặt đất cũng như phân lợn liên tiếp chui vào phổi mà khi sơ chế, rửa cũng không thể sạch được.
Nếu vẫn mua phổi về, bạn nên sơ chế như sau: Chú ý rửa sạch phần cuống phổi, bóp nhẹ phổi với muối để loại sạch chất nhớt, nhớ là bóp và vắt kiệt cho đến khi phổi heo hết bọt, trắng là được.