Cách trị mụn cóc tại nhà bằng mẹo dân gian, bằng thuốc hay bằng cách can thiệp y tế đều an toàn. Hướng dẫn những thực phẩm nên ăn và cần tránh để phòng ngừa mụn cơm.
Mụn cóc là gì?
Mụn cóc hay hạt cơm là những tổn thương lành tính do HPV gây nên. Mụn sần, nổi cục trên da, cứng và có thể gây vướng víu. Mụn không gây đau đớn, cũng không khó chịu nhưng lại làm mất thẩm mỹ. Mụn thường mọc trên bàn tay, bàn chân và đôi khi có thấy trên mặt. Mụn dễ lây lan, có thể phát triển tràn lan trên cơ thể.
Mụn cóc hay còn gọi là mụn cơm
Lưu ý: Mụn cóc sinh dục là một loại bệnh lý do HPV gây nên nhưng trong khuôn khổ nội dung bài chia sẻ, Eva chia sẻ cách trị mụn cơm thông thường, không chia sẻ cách trị mụn cóc sinh dục bệnh lý.
Nguyên nhân bị mụn cóc
Mụn cóc hay mụn cơm do virus u nhú ở người HPV gây nên. Loại virus này có hơn 150 chủng khác nhau, chỉ 1 vài nhóm trong đó là nguyên nhân gây mụn. Khi da tiếp xúc với virus, mụn cơm sẽ được hình thành trong từ 2 - 6 tháng.
Virus HP thâm nhập vào cơ thể qua các con đường:
- Tiếp xúc qua các vết trầy xước trên da, thường gặp nhất ở trẻ em
- Lây từ người sang người do sử dụng chung đồ dùng cá nhân như khăn, bấm móng tay...
- Suy yếu hệ thống miễn dịch, thường gặp nhất ở phụ nữ mang thai và người lớn tuổi.
- Rối loạn tiêu hóa
- Suy nhược thần kinh
Theo các nghiên cứu, 70% mụn cóc sẽ tự biến mất sau 3 tháng mà không cần điều trị. Tuy nhiên, sẽ có nhiều mụn cơm lưu lại, phát triển to dần nên cần phải điều trị.
Cách trị mụn cóc tại nhà bằng mẹo dân gian
Có thể áp dụng cách trị mụn cơm tại nhà bằng những mẹo dân gian sau đây.
1. Cách trị mụn cóc bằng tỏi
Allicin, hợp chất sulfur, vitamin C, A hay kẽm... trong tỏi có thể ức chế tác nhân gây mụn cơm, giúp bay mụn cóc tự nhiên, an toàn. Mụn có thể mờ dần đi sau 7 - 10 ngày sử dụng tỏi điều trị, sau 3 - 4 tuần thì có thể biến mất hoàn toàn. Các bạn có thể thực hiện:
- Đắp tỏi trực tiếp lên nốt mụn cóc
Chuẩn bị: 1 tép tỏi tươi
Cách thực hiện:
Tỏi tươi lột vỏ, giã nát.
Vệ sinh sạch vùng da bị mụn và lau khô
Đắp trực tiếp tỏi lên vùng da mụn cơm, dùng bông gạc y tế cố định lại và giữ nguyên 5 - 6 tiếng (có thể để qua đêm).
Tháo tỏi ra và để vùng da tiếp xúc với không khí 1 tiếng. Sau đó tiếp tục đắp tỏi lượt mới.
Thực hiện 3 - 4 lần đắp/ ngày và 3 - 4 lần/ tuần hoặc cho đến khi mụn biến mất.
- Thoa nước ép tỏi
Chuẩn bị: vài tép tỏi
Cách thực hiện:
Tỏi bóc vỏ, nghiền nát rồi ép lấy nước cốt.
Vệ sinh vùng da bị mụn, dùng bông thoa nước cốt tỏi lên. Để cho khô rồi thoa thêm 3 - 4 lớp nữa.
Thực hiện 3 lần/ ngày và 3 - 4 ngày/ tuần cho đến khi mụn biến mất.
- Tỏi và mật ong chữa mụn cóc
Chuẩn bị: 1 tép tỏi, 1 thìa cafe mật ong
Cách thực hiện:
Tỏi bóc vỏ, giã nhuyễn. Trộn tỏi với 1 thìa cafe mật ong.
Vệ sinh sạch sẽ vùng da có mụn. Để khô tự nhiên.
Đắp hỗn hợp tỏi, mật ong lên vùng da mụn. Dùng bông gạc y tế cố định lại. Để nguyên trong 3 - 4 giờ rồi tháo ra, rửa lại với nước muối loãng.
Thực hiện 2 lần/ ngày và 3 - 4 ngày/ tuần cho đến khi mụn cóc biến mất.
- Tỏi và nước cốt chanh
Chuẩn bị: 1 thìa tỏi giã nát + 1 thìa nước cốt chanh
Thực hiện:
Trộn tỏi với nước cốt chanh tỷ lệ 1:1
Làm sạch vùng da bị mụn cơm, lau khô.
Thoa 3 - 4 lớp tỏi chanh lên vùng da bị mụn và để qua đêm.
Sáng hôm sau rửa sạch lại bằng nước ấm, tiếp tục thoa thêm 1 lần nữa.
Thực hiện đều đặn 2 lần/ ngày và 3 ngày/ tuần cho đến khi mụn biến mất.
2. Cách trị mụn cóc bằng lá tía tô
Theo đông y, lá tía tô vị cay, tính ấm, tác dụng giải hàn, trừ cảm, chống viêm, kháng khuẩn, tăng cường sức đề kháng. Thành phần Limonene và Perilla Aldehyde trong lá tía tô có thể ức chế sự phát triển của vi khuẩn, ngăn ngừa và loại bỏ virus HPV. Các bạn có thể thực hiện trị mụn cơm bằng lá tía tô theo những cách sau:
- Lá tía tô tươi trị mụn cơm
Chuẩn bị: 200g lá tía tô tươi
Cách thực hiện:
Lá tía tô rửa sạch, giã và lọc lấy nước cốt. 1 phần nước cốt để uống trực tiếp. 1 phần trộn với bã.
Vệ sinh sạch và lau khô vùng bị mụn. Đắp bã và nước tía tô lên, dùng băng gạc cố định lại để qua đêm.
Thực hiện hàng ngày 1 - 2 tuần sẽ thấy hiệu quả bay mụn cơm.
- Lá tía tô, nha đam trị mụn cóc
Chuẩn bị: 1 lá nha đam tươi, 1 nắm nhỏ lá tía tô
Cách thực hiện:
Nha đam lột bỏ hết phần vỏ xanh, rửa sạch phần gel trắng.
Lá tía tô rửa sạch. Cho vào xay nhuyễn cùng với gel nha đam.
Rửa sạch vùng da có mụn cơm. Đắp hỗn hợp nha đam, tía tô lên, dùng băng gạt cố định lại và để qua đêm.
Sáng hôm sau vệ sinh lại. Thực hiện hàng ngày cho đến khi bay mụn.
- Lá tía tô và kem đánh răng
Chuẩn bị: Lá tía tô tươi, kem đánh răng
Cách thực hiện:
Lá tía tô rửa sạch, giã nguyễn chắt lấy nước cốt.
Trộn nước cốt lá tía tô với kem đánh răng thành 1 hỗn hợp sền sệt.
Vệ sinh sạch vùng da bị mụn. Đắp hỗn hợp kem đánh răng lá tía tô lên mụn cơm. Dùng băng gạt cột chặt lại để qua đêm.
Rửa sạch lại vào sáng hôm sau. Thực hiện hàng ngày cho đến khi mụn biến mất.
3. Chữa mụn cơm bằng chuối
Lột vỏ quả chuối xanh, xát mặt trong của vỏ chuối lên nốt mụn cơm rồi để nguyên. Đến lần xát thứ 2 thì rửa sạch lại, rồi tiếp tục xát chuối.
Thực hiện ngày 2 lần và liên tục cho đến khi mụn bay mất.
4. Trị mụn cóc bằng giấm táo
Trong giấm táo có Axit malic và lactic có thể mài mòn mụn cóc. Chỉ cần vệ sinh sạch vùng mụn, thoa giấm táo lên để khô tự nhiên. Ngày làm 3 - 4 lần và liên tục cho đến khi mụn bay mất.
Với những mẹo trị mụn cơm trên, các bạn cần kiên trì từ 3 - 4 tuần là mụn có thể tự rụng, tiêu biến mất.
Cách trị mụn cóc bằng thuốc
Các bác sĩ sẽ kê các loại thuốc là Cantharidin và Acid Salicylic nồng độ 5 - 40% để làm bay các nốt mụn cóc, ngăn ngừa mọc trở lại.
Các loại thuốc này được chỉ định bởi bác sĩ, liều lượng và cách sử dụng được bác sĩ trực tiếp chỉ dẫn. Không tự ý mua thuốc về nhà chữa trị.
Cách chữa mụn cóc ở bệnh viện
Cách nhanh nhất, dứt điểm mụn cóc là chữa tại các cơ sở y tế với các cách là:
- Đốt điện
Phương pháp này áp dụng cho các nốt mụn nhỏ dưới 1cm. Bác sĩ sẽ khoét sâu vào dưới da, lấy bỏ phần mụn, đồng thời giúp triệt tiêu các vi virus để tránh tái phát.
- Áp lạnh
Phun nitơ lỏng vào vùng mụn, các nốt phỏng và mụn nước sẽ xuất hiện quanh thành mụn, sau 1 thời gian thì các mô chết của mụn sẽ tự bong tróc ra. Vùng da được chữa khỏi hoàn toàn,không để lại sẹo.
Nhược điểm của phương pháp này là phải làm nhiều lần, gây đau đớn.
- Tiểu phẫu
Những nốt mụn kích thước 2cm sẽ áp dụng tiểu phẫu. Bác sĩ sẽ gây tê và cắt bỏ hoàn toàn mụn và khâu lại. Biện pháp này có thể loại bỏ hoàn toàn mụn cơm, có gây đau đớn và cần phải chăm sóc kỹ sau khi tiểu phẫu để tránh nhiễm trùng.
Người bị mụn cóc nên ăn gì và kiêng ăn gì?
Trong quá trình điều trị mụn cơm cũng như giúp ngăn ngừa mụn quay trở lại, thì ăn uống là điều cần phải chú ý.
1. Bị mụn cóc nên ăn gì?
Bị mụn cóc nên ăn những thực phẩm xanh, nhiều vitamin C, D, E như rau xanh, hoa quả… để bổ sung sức để kháng cho cơ thể.
Cụ thể có thể ăn:
- Rau xanh các loại như rau cải ngọt, bông cải xanh, bí xanh, cà rốt...
- Hoa quả: Cam, quýt, bưởi, đu đủ
- Uống: Sữa tươi, nước ép hoa quả, nước chanh...
Bị mụn cóc nên ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C
2. Người bị mụn cóc kiêng ăn gì?
Khi bị mụn cơm và đang trong quá trình điều trị cần kiêng:
- Đồ ăn chiên nhiều dầu mỡ như thịt nướng, mỡ động vật...
- Các loại thịt bò, thịt cầy, thịt gà...
- Rau muống, bắp cải...
- Rượu, bia...
Hạn chế ăn đồ cay nóng, chế biến sẵn
Mụn cóc hay mụn cơm thường lành tính và có thể loại bỏ hoàn toàn được. Để đảm bảo an toàn, nên lựa chọn những cơ sở y tế chuyên khoa để thực hiện tiểu phẫu hoặc điều trị tốt nhất.