Thú chơi cây cảnh bonsai ở nước ta được du nhập trong nhiều năm trở lại đây. Tuy nhiên không phải ai cũng biết chọn loại cây bonsai phù hợp cũng như hiểu được cách chăm sóc cây đúng kỹ thuật.
Thế nào là cây cảnh bonsai?
Bonsai là một loại hình nghệ thuật cổ xưa sử dụng các kỹ thuật trồng cây và chăm sóc để tạo nên những loại cây thu nhỏ có thể trồng được trong chậu, mà những loại cây đó vốn có kích thước thực tế khá to lớn và được trồng rộng rãi ngoài tự nhiên. Các kỹ thuật trồng và chăm sóc chủ yếu bao gồm cắt tỉa ngọn, cành lá, tỉa bớt rễ và khống chế rễ nằm gọn trong những chậu cây cảnh bonsai.
Hình ảnh cây cảnh bonsai
Gần như bất kỳ loại cây thân gỗ hoặc cây bụi lâu năm nào tạo ra nhánh cũng có thể được trồng và tạo ra cây bonsai. Tuy nhiên chỉ có số ít các loài cây là phù hợp nhất để trở thành cây bonsai do chúng có tính thẩm mỹ cao, dễ uốn nắn tạo hình, dễ chăm sóc, có tán lá nhỏ hoặc vỏ cây hơi gồ ghề bắt mắt,...
Ý nghĩa của cây cảnh bonsai nói chung
“Bonsai” theo như tiếng Việt có nghĩa là cây nhỏ trồng ở trong chậu. Nghệ thuật trồng cây cảnh bonsai vốn được bắt nguồn từ Trung Quốc cách đây hàng trăm năm, sau này nghệ thuật này đã phổ biến hơn tại Nhật Bản và Hàn Quốc, rồi dần dần đã lan rộng ra nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Việc phát hiện ra cây bonsai để trở thành thú vui đầy tính nghệ thuật cũng rất tình cờ. Xưa kia có một người khi lên trên núi đã phát hiện ra có các cây con có kích thước nhỏ nhắn, mọc hoang nhưng lại có hình dạng trông như là cây cổ thụ thu nhỏ vậy. Người đó mang cây về trồng trong chậu và chăm sóc cho nó để khiến nó trở nên đẹp hơn. Từ đó mà nghệ thuật trồng và chăm sóc cây cảnh bonsai đã được ra đời.
Cây cảnh bonsai có nhiều ý nghĩa giá trị
Cây cảnh bonsai mang ý nghĩa cho vẻ đẹp tự nhiên, hoang sơ nhưng vô cùng mạnh mẽ. Ngoài ra cây cảnh bonsai còn rèn luyện cho con người đức tính cẩn thận, tỉ mỉ, khéo léo, luôn tập trung và phải có quyết tâm, mục tiêu trong cuộc sống. Có như vậy thì mới có thể thành công và đạt được nhiều thành tựu quý giá, giống như cây bonsai trở nên đẹp nhất khi được chăm sóc kỹ lưỡng.
Bên cạnh đó, cây cảnh bonsai còn mang ý nghĩa tượng trưng cho khát vọng và ước muốn của con người. Đó là mong muốn được sống lâu, trường thọ bên gia đình và con cháu. Cây bonsai còn thể hiện cho các yếu tố về ngũ thường, tứ đức hoặc tam cương trong văn hóa dân gian xưa kia.
10 loại cây cảnh bonsai đẹp, dễ chăm sóc và được ưa chuộng nhất
Sau đây là những loại cây cảnh bonsai được ưa chuộng nhất, không chỉ bởi vẻ đẹp mà chúng còn dễ chăm sóc và vô cùng phổ biến hiện nay:
1. Cây Đa cảnh (Ficus bengalensis)
Cây Đa cảnh là loài cây cảnh vô cùng phổ biến ở nước ta. Nếu như cây Đa cổ thụ bạn có thể bắt gặp tại rất nhiều nơi trên cả nước thì những cây Đa cảnh để làm cây cảnh bonsai cũng được giới đam mê cây cảnh cực kỳ ưa thích và trồng rộng rãi. Cây Đa cảnh có bộ rễ vô cùng ấn tượng, cùng với đó là tán cây rậm rạp, xanh tốt, cho nên chúng có hình dáng vô cùng đẹp đẽ và bắt mắt. Ngoài ra, cây Đa cảnh chỉ phù hợp với khí hậu ấm áp, không chịu được với thời tiết lạnh giá, do đó mà khi trồng và chăm sóc cây thì bạn cần hết sức lưu ý.
2. Cây Thông (Pinus spp.)
Cây Thông được trồng khá phổ biến để làm cây cảnh bonsai, đó là bởi thân và cành của cây rất vững chắc, có thể uốn nắn được. Trên thực tế, cây Thông hoàn toàn có thể tạo hình thành bất kỳ dáng cây bonsai phổ biến nào hiện nay. Cây Thông bonsai có đặc điểm chính đó là những lá cây hình kim mọc thành từng chùm với nhau. Trong khi đó vỏ cây có vảy, dễ dàng bong tróc khi cây Thông đã già đi. Cây Thông bonsai khá dễ chăm sóc, bạn chỉ cần cắt tỉa và tưới nước dưỡng ẩm cho đất thường xuyên là đủ. Ngoài ra hãy thường xuyên mang cây ra ngoài tắm nắng để cây có thể quang hợp được.
3. Cây hoa Anh Đào (Prunus serrulata)
Cây hoa Anh Đào là loài cây vô cùng nổi tiếng và có hình dáng rất đẹp đẽ và rực rỡ. Chúng không chỉ được ưa thích để trồng trong vườn mà chúng còn có thể trở thành cây cảnh bonsai vô cùng độc đáo nữa đấy. Cây hoa Anh Đào bonsai có cành lá khá mềm cho nên rất dễ tạo hình. Ngoài ra cây rất ít lá mà chủ yếu ra hoa cho nên được nhiều người ưa chuộng, tìm mua để đặt trong phòng làm việc với mục đích cải thiện phong thủy, mong muốn tài lộc, thịnh vượng và giàu sang.
4. Cây Tuyết Tùng (Cedrus spp.)
Vỏ cây xù xì, cứng cáp của cây Tuyết Tùng đã khiến chúng trở thành một sự lựa chọn phổ biến của những người đam mê cây cảnh hiện nay. Cây Tuyết Tùng cũng như cây Thông, là loài cây lá kim, có thân cành mềm mại và dễ tạo dáng. Tuy nhiên, đây là cây cảnh bonsai khá là khó trồng đối với những người mới tập tành chơi cây cảnh. Vậy nên chúng chỉ dành cho những người có chuyên môn, kinh nghiệm trong việc trồng và chăm sóc cho cây mà thôi. Cây Tuyết Tùng rất ưa ánh sáng Mặt Trời, ưa ẩm ở mức thấp cho nên bạn hãy hạn chế tưới quá nhiều cho cây nhé.
5. Cây Phong Nhật Bản (Acer palmatum)
Cây Phong Nhật Bản là loại cây thân gỗ cứng lá rụng vô cùng nổi tiếng tại đất nước hoa Anh Đào này. Cây cảnh bonsai của giống Phong Nhật Bản cũng vì thế mà rất đẹp mắt và được nhiều người ưa chuộng. Lá cây có màu đỏ tía đặc trưng, có khả năng đổi sang màu cam xanh khi thời tiết bước sang mùa thu. Cây Phong Nhật Bản là loại cây cần rất nhiều nước trong quá trình sinh trưởng. Vậy nên nó yêu cầu bạn phải hết sức quan tâm và chăm sóc cây thường xuyên, thậm chí phải tưới cây vài lần mỗi ngày.
6. Cây Sanh cảnh (Ficus benjamina)
Cây Sanh cảnh là một loại cây cảnh bonsai vô cùng đẹp mắt với tán cây che phủ tựa như một chiếc ô lớn khiến cho nó trở thành một lựa chọn phổ biến dành cho những người đam mê cây cảnh. Bên cạnh vẻ ngoài đẹp mắt thì cây Sanh cảnh là loại cây rất cứng cáp, có sức sống mạnh mẽ và kiên cường. Nó có thể thích nghi tốt với việc trồng trong nhà mà vẫn sinh trưởng mạnh mẽ. Cây Sanh cảnh cũng yêu cầu được chăm sóc cẩn thận, cần tưới nước thường xuyên, chúng ưa bóng râm bán phần và không chịu được ánh sáng trực tiếp quá mạnh từ Mặt Trời.
7. Cây Lộc Vừng (Barringtonia acutangula)
Cây Lộc Vừng có lẽ là một trong những loại cây cảnh bonsai nói riêng và cây cảnh nói chung vô cùng phổ biến và rất được ưa thích bởi các nghệ nhân trồng cây hoặc người đam mê cây cảnh. Cây Lộc Vừng là loài cây có giá trị phong thủy cao, có khả năng mang đến tài lộc, xua tan tà khí, do đó rất phù hợp để trưng bày trong nhà vào những dịp quan trọng. Cây Lộc Vừng bonsai chính là một món quà phù hợp để bạn có thể dành tặng cho bạn bè, người thân, đồng nghiệp.
8. Cây Mẫu Đơn (Ixora coccinea)
Tương tự như cây hoa Anh Đào Nhật Bản, cây Mẫu Đơn cũng là loài cây cảnh bonsai đẹp mắt và được những người đam mê cây cảnh ưa thích để trồng trong nhà. Cây vô cùng dễ trồng bởi có thể thích nghi trên nhiều điều kiện đất trồng và khí hậu khác nhau. Khi cây nở hoa sẽ cho ra hoa có màu sắc rực rỡ, bông hoa to đẹp, cành lá um tùm xanh tốt khiến cho cây Mẫu Đơn có thể được trồng làm cây cảnh phong thủy. Cây Mẫu Đơn bonsai mang đến ý nghĩa cho sự giàu sang, phú quý, thịnh vượng và vẻ đẹp của người phụ nữ.
9. Cây Mai vàng (Ochna integerrima)
Chắc có lẽ không phải nói nhiều về loại cây này nữa, cây Mai vàng là loài cây cảnh bonsai cực kỳ phổ biến ở nước ta, đặc biệt là vào các dịp lễ Tết lớn của cả nước. Màu sắc của cây Mai vàng rất rực rỡ, tượng trưng cho tài lộc, phú quý và thịnh vượng. Do đó mà nhiều người thường hay lựa chọn chúng để trồng vào dịp Tết đến Xuân về. Cây có thể được tạo hình và cho ra các kiểu dáng vô cùng đẹp mắt, từ đó mang lại thu nhập cao cho những người kinh doanh cây cảnh bonsai.
10. Cây Du (Ulmus)
Cây Du là loại cây cảnh bonsai cũng khá phổ biến tại Việt Nam. Cây ưa thích khí hậu ấm áp, không thích lạnh giá, có khả năng chịu khô hạn tốt, dễ trồng và chăm sóc. Cây có lá nhỏ nhưng tán lá nhiều và có thể đâm chồi mạnh để phát triển. Cây Du cũng yêu cầu người trồng phải chăm sóc tốt, tưới nước thường xuyên cho chúng để đảm bảo khả năng sinh trưởng.
Cách chăm sóc cây cảnh bonsai đúng kỹ thuật
Cây cảnh bonsai không yêu cầu sự chăm sóc quá mức mà chỉ cần người trồng kiên nhẫn, tỉ mỉ trong từng công đoạn để có thể tạo ra được một chậu cây cảnh đẹp mắt và ưng ý. Nhiều loại cây cảnh bonsai ưa ánh sáng, do vậy bạn nên đặt chúng tại những nơi có nhiều ánh sáng Mặt Trời. Tuy nhiên nhiều loại cây lại không chịu được ánh nắng quá mạnh mà chỉ ưa bóng râm. Vậy nên tùy theo từng loại cây mà bạn nên có các biện pháp chăm sóc khác nhau.
Trong quá trình phát triển của cây, bạn nên thay chậu ít nhất từ 2 năm một lần để đảm bảo cây có thể sinh trưởng tốt, tạo điều kiện cho rễ cây tạo nhánh và ăn sâu vào trong đất. Ngoài ra, bạn cũng cần phải cắt tỉa cho cây cảnh bonsai của mình, để khiến chúng có hình dạng đẹp mắt theo ý muốn, cũng như giúp cây có thể tập trung dinh dưỡng để sinh trưởng tốt hơn. Thông thường, bạn nên tiến hành việc cắt tỉa cây vào đầu mùa Xuân, khi đây là mùa phát triển của nhiều loại cây khác nhau.
Những kiểu dáng cây cảnh bonsai phổ biến hiện nay
1. Dáng nghiêng
Là kiểu dáng của cây cảnh bonsai khi mà phần thân cây hơi nghiêng nghiêng so với mặt bằng một góc khoảng 20-50 độ. Những cây cảnh bonsai có dáng nghiêng mang ý nghĩa cho sự trắc trở, khó khăn trong cuộc sống nhưng vẫn mạnh mẽ vươn lên và vượt qua.
2. Dáng huyền
Là kiểu dáng độc đáo nhất của các dòng cây cảnh bonsai hiện nay. Cây bonsai có phần thân mọc tràn qua mép chậu và mọc chúc xuống phía dưới giống như thác đổ thay vì mọc thẳng đứng hướng lên trên. Từ đó khiến cho phần ngọn của cây bonsai dài hơn cả đáy chậu, khiến cho bạn phải kê chậu bonsai lên trên cao thì mới không cản trở sự phát triển của cây. Dáng huyền của cây cảnh bonsai tượng trưng cho sức sống kiên cường, mãnh liệt, bất chấp cuộc sống có khó khăn và thử thách thế nào đi chăng nữa thì vẫn có thể vượt qua được.
3. Dáng hoành
Dáng hoành của cây cảnh bonsai tức là phần thân cây thay vì mọc đứng thì lại nằm đồ theo chiều ngang, song song với mặt đất. Độ nghiêng của nó còn cao hơn so với dáng nghiêng đã đề cập ở phía trên, tạo một góc bằng 70-90 độ so với phương nằm ngang. Kiểu dáng này của cây bonsai cũng mang ý nghĩa tượng trưng cho sức sống mãnh liệt, bất chấp mà vẫn có thể sinh trưởng và phát triển tốt.
4. Dáng trực
Trái với dáng hoành, dáng trực trong cây cảnh bonsai tức là thân cây luôn thẳng đứng và vuông góc với mặt đất. Đây là kiểu dáng cơ bản, dễ tạo hình và mang ý nghĩa cho sự thẳng thắn, cương trực, hiên ngang của bậc trượng phu trong cuộc sống.