Những người trồng hoa hồng lâu năm cho biết, thực ra trồng hoa hồng không quá khó, chỉ cần cho cây uống thứ nước này 30 ngày một lần thì cây sẽ nở hoa cả trăm bông một lúc.
Hoa hồng là loài hoa được nhiều người trồng hoa thích trồng, vì hoa mang vẻ đẹp quyến rũ lại tỏa hương thơm ngát. Nhưng vì một số lý do mà không ít người trồng hoa hồng không tốt, cây chỉ ra lá và cành, còi cọc và không thể nở hoa.
Những người trồng hoa hồng lâu năm cho biết, thực ra trồng hoa hồng không quá khó, chỉ cần cho cây uống thứ nước này 30 ngày một lần thì cây sẽ nở hoa cả trăm bông một lúc. Và thứ đó chính là nước ủ vỏ trái cây lên men. Lấy vỏ chuối làm ví dụ, nó rất giàu chất dinh dưỡng, đặc biệt là kali, những chất này có thể thúc đẩy sự phát triển của hoa hồng và khiến chúng phát triển nhanh hơn, ra hoa nhiều hơn.
Cách làm phân bón dạng lỏng từ vỏ trái cây
Những người yêu hoa đã nhìn thấy những ưu điểm này của các loại vỏ trái cây, cộng thêm chúng rất phổ biến trong cuộc sống và có thể tái chế nên được ưa chuộng hơn. Vậy chúng ta làm phân bón dạng lỏng từ vỏ trái cây như thế nào?
Đầu tiên, hãy thu thập một số loại vỏ trái cây như vỏ nho, vỏ chuối, vỏ cam, vỏ dứa, vỏ bưởi,… Hãy cắt thành từng miếng nhỏ rồi cho vào chai nhựa, đổ nước vào bên trong, tỷ lệ vỏ và nước là 1: 4.
Sau đó vặn nắp lại, để chai nhựa ở nơi thoáng mát. Sau 2-3 tháng, vỏ trái cây sẽ lên men. Tất nhiên, nếu nhiệt độ cao và thời tiết tốt thì quá trình lên men sẽ nhanh hơn, chẳng hạn như mùa hè, thời gian lên men khoảng 1 tháng.
Một điều cần lưu ý là trong quá trình lên men là sẽ sinh ra rất nhiều khí nên chúng ta không nên đổ nước đầy chai mà chỉ đổ khoảng 80%. Hơn nữa, cứ 5-7 ngày bạn cần mở nắp chai 1 lần để xả ga bên trong, tránh làm chai bị nổ.
Làm thế nào để sử dụng phân bón lỏng từ vỏ trái cây?
Sau khi lên men, bạn có thể lọc bỏ cặn vỏ trái cây trước rồi pha loãng với nước theo tỷ lệ 1:20 ~ 50, vì nồng độ của các loại phân lỏng lên men này tương đối cao, nếu đặc quá sẽ dễ làm cháy rễ. Khi tưới hoa, bạn nhớ tưới xa gốc, tưới xung quanh mép chậu.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng xen kẽ một số loại phân bón lỏng dinh dưỡng hữu cơ, vì các loại phân bón này có các chất dinh dưỡng phong phú và toàn diện hơn, chẳng hạn như axit amin, axit hữu cơ, mùn, nitơ, phốt pho, kali,… Như vậy hoa hồng có thể hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng hơn, hoa hồng sẽ phát triển mạnh mẽ hơn, nở hoa nhiều hơn và thời gian ra hoa kéo dài.
Một số khác nên dùng cho hoa hồng
- Cám đậu phộng giàu phốt pho và kali thúc đẩy tăng trưởng
Cám đậu phộng là cặn còn sót lại sau khi lạc được ép lấy dầu. Phần còn sót lại này tuy hao hụt rất nhiều chất béo nhưng lại rất giàu chất dinh dưỡng, đặc biệt có phốt pho và kali nên bạn có thể dùng làm phân bón cho hoa, bao gồm hoa hồng.
Loại phân bón này không chỉ có thể kích thích sự nảy mầm của cành mà còn thúc đẩy sự phát triển về chiều cao và sức đề kháng của cây. Hơn nữa, cám đậu phộng rất rẻ và có thể tìm thấy ở nhiều cửa hàng hoa, cây cảnh.
Tuy nhiên, cám đậu phộng không thể sử dụng trực tiếp mà cần phải lên men trước khi dùng. Cách ngâm cũng không khó, giã nhỏ cám đậu phộng, sau đó cho nước và cám đậu phộng vào chai nhựa theo tỷ lệ 4:1. Sau khi vặn nắp chặt, hãy đặt chai ở nơi thoáng mát và để lên men khoảng 2-3 tuần. Khi cám đậu phộng đã lên men, hãy pha loãng với nước theo tỷ lệ 1: 50 - 100 lần.
Không cần sử dụng thường xuyên, 10 - 15 ngày tưới nước một lần là đủ. Sau vài lần sử dụng, tình trạng của hoa hồng sẽ rất khác.
- Bã đậu nành giàu dưỡng chất dinh dưỡng
Bã đậu phộng cũng là một loại phân bón rất tốt cho hoa, nhưng chúng cũng cần được lên men trước khi dùng. Cách đơn giản nhất là cho bã đậu vào túi nilon, buộc kín và đặt ở nơi có ánh sáng tốt, sau 3 tháng bã đậu sẽ lên men.
Cách sử dụng cũng đơn giản, chỉ cần đào vài lỗ nhỏ ở mép chậu, sau đó cho bã đậu nành vào và lấp đất lại. Sau khi hoa hồng hấp thụ chất dinh dưỡng từ bã đậu nành, hệ thống rễ sẽ phát triển tốt hơn và khỏe hơn, tình trạng của cây cũng sẽ được cải thiện.