Những loại cây cảnh để bàn không chỉ giúp tô điểm vẻ đẹp cho không gian sống và làm việc xung quanh. Nếu biết tận dụng, chúng sẽ giúp cải thiện phong thủy và thu hút tài lộc, may mắn về cho bạn..
Nguyên tắc lựa chọn cây cảnh để bàn
- Cây cảnh để bàn là những loại cây có kích cỡ nhỏ đến trung bình, có thể xếp, đặt lên bàn ở phòng khách hoặc nơi làm việc mà không gây cản trở diện tích xung quanh. Đồng thời cây cảnh đó cần phải đẹp mắt và thu hút nhằm tăng thêm tính thẩm mỹ khi trang trí.
- Hãy lựa chọn các loại cây cảnh để bàn có chiều cao trung bình từ 20-50cm. Ngoài ra kích cỡ chậu cây cần tương xứng với bề rộng của bầu đất. Bạn có thể lựa chọn những loại chậu sứ hoặc chậu đất tùy theo tính chất, sở thích, giá thành hợp túi tiền.
- Cuối cùng, hãy lựa chọn các loại cây cảnh để bàn sao cho phù hợp với tuổi và hợp mệnh của bạn. Tránh lựa chọn các loại cây cảnh xung khắc có thể khiến phong thủy xung quanh bạn không tốt, đem lại nhiều vận xui, điều không tốt xảy đến.
Tổng hợp các loại cây cảnh để bàn nên chọn
1. Cây Kim Tiền
- Đặc điểm: Là cây cảnh để bàn có lá kép, màu xanh thẫm và mọc đối xứng nhau. Ngoài ra cây chắc khỏe và rất dễ trồng, kể cả trong điều kiện thiếu ánh sáng.
- Ý nghĩa phong thủy: Tượng trưng cho sự kiên cường, mạnh mẽ, đồng thời mang lại giàu sang, phú quý cho gia chủ đúng như tên gọi.
- Hợp với tuổi, mệnh nào: Hợp nhất với người mệnh Kim hoặc Mộc
- Vị trí đặt: Trong phòng làm việc hoặc phòng khách.
Hình ảnh cây Kim Tiền
2. Cây Kim Ngân
- Đặc điểm: Là cây cảnh để bàn có lá cây hình bầu dục, các vân lá xếp đối xứng nhau như chân chim. Phần thân cây được xoắn vào nhau vô cùng độc đáo.
- Ý nghĩa phong thủy: Tượng trưng cho sự sung túc, giàu sang, cuộc sống đủ đầy đồng thời mang đến thịnh vượng và may mắn cho gia chủ. Ngoài ra 5 lá cây trên cùng một cành đại diện cho ngũ hành trong phong thủy.
- Hợp với tuổi, mệnh nào: Hợp với hầu hết các tuổi
- Vị trí đặt: Phòng khách, phòng làm việc, trên bàn thờ.
Hình ảnh cây Kim Ngân
3. Cây Hồng Môn
- Đặc điểm: Là cây cảnh để bàn có lá hình trái tim rất độc đáo, hoa khi nở có màu đỏ hoặc hồng. Trên đỉnh bông hoa xuất hiện phần thuôn dài trụ tròn trông giống như ngà voi.
- Ý nghĩa phong thủy: Tượng trưng cho sự nhiệt thành, ấm áp và gắn kết của tình yêu lứa đôi. Cây còn giúp cho sự nghiệp luôn suôn sẻ, mọi điều đến tốt lành và thuận lợi cho gia chủ.
- Hợp với tuổi, mệnh nào: Hợp nhất với người mang mệnh Hỏa hoặc Thổ.
- Vị trí đặt: Nên đặt trong phòng làm việc hoặc trên bàn thờ gia tiên.
Hình ảnh cây Hồng Môn
4. Cây Vạn Lộc
- Đặc điểm: Là cây cảnh để bàn có lá dạng hình bầu dục, lá có màu hồng xen lẫn đỏ và xanh nhìn vô cùng độc đáo.
- Ý nghĩa phong thủy: Tượng trưng cho sự may mắn, mang lại tài lộc và phú quý về cho gia chủ đúng như với tên gọi. Ngoài ra, cây Vạn Lộc nở hoa giống như một điềm báo hiệu về một khởi đầu mới tốt lành.
- Hợp với tuổi, mệnh nào: Hợp nhất với những người mang mệnh Hỏa hoặc Thổ.
- Vị trí đặt: Đặt tại phòng khách hoặc phòng làm việc.
Hình ảnh cây Vạn Lộc
5. Cây Phát Lộc
- Đặc điểm: Là cây cảnh để bàn còn được gọi là cây Phất Lộc, có nhiều đốt và hình dạng trong như cây trúc. Cây có thể sống được trong nhiều điều kiện thời kiện khác nhau.
- Ý nghĩa phong thủy: Tượng trưng cho ý chí mạnh mẽ, luôn phấn đấu và vươn lên dù cuộc sống có khắc nghiệt đến như thế nào. Gia chủ sở hữu cây Phát Lộc sẽ luôn cảm thấy thoải mái, tự do, suy nghĩ sáng suốt, hanh thông.
- Hợp với tuổi, mệnh nào: Hợp nhất với người mang mệnh Kim, ngoài ra cây cũng có thể hợp với các cung mệnh khác tùy theo màu sắc và chủng loại cây.
- Vị trí đặt: Trong phòng làm việc hoặc trên bàn thờ.
Hình ảnh cây Phất Lộc
6. Cây Phú Quý
- Đặc điểm: Là cây cảnh để bàn có phần thân cây màu trắng hồng đặc trưng. Ngoài ra phần lá cây có viền màu hồng, ở giữa lại có màu xanh vô cùng đẹp mắt.
- Ý nghĩa phong thủy: Tượng trưng cho sự giàu sang, phú quý mang lại cho gia chủ đúng như với tên gọi.
- Hợp với tuổi, mệnh nào: Hợp nhất với người mang mệnh Hỏa hoặc Thổ.
- Vị trí đặt: Trong phòng khách, phòng làm việc hoặc trên bàn thờ.
Hình ảnh cây Phú Quý
7. Cây Trúc Nhật
- Đặc điểm: Là cây cảnh để bàn có thân và cành màu vàng nhạt, lá cây thuôn dài có màu xanh lục xen lẫn đốm trắng.
- Ý nghĩa phong thủy: Tượng trưng cho sự bền bỉ, cứng cáp, mang lại bình yên, xua tan âm khí, tà ma. Ngoài ra cây Trúc Nhật còn mang ý nghĩa cầu chúc những điều tốt đẹp sẽ đến cho gia chủ.
- Hợp với tuổi, mệnh nào: Hợp nhất với những người mang mệnh Mộc.
- Vị trí đặt: Trong phòng khách.
Hình ảnh cây Trúc Nhật
8. Cây Lan Ý
- Đặc điểm: Là cây cảnh để bàn với những cuống lá dài, thẳng và hướng lên trên. Lá cây có dạng bầu dục với màu xanh đậm và những đường gân lá hằn rõ. Hoa Lan Ý khi nở thường có màu trắng hoặc vàng vô cùng đẹp mắt.
- Ý nghĩa phong thủy: Cây còn có tên gọi khác là Huệ Hòa Bình, tượng trưng cho sự đoàn kết, gắn bó giữa các thành viên trong gia đình với nhau. Ngoài ra, cây Lan Ý tỏa ra nguồn năng lượng tích cực, giúp chúng ta làm việc hiệu quả và gặp nhiều thuận lợi, may mắn.
- Hợp với tuổi, mệnh nào: Hợp nhất với người mang mệnh Kim
- Vị trí đặt: Trong phòng làm việc, phòng khách.
Hình ảnh cây Lan Ý
9. Cây Sen Đá
- Đặc điểm: Là cây cảnh để bàn vô cùng phổ biến, có hình dạng như đóa sen có phần lá lại khá mọng nước. Cây có nhiều màu sắc khác nhau từ trắng, bạc đến nâu, đỏ.
- Ý nghĩa phong thủy: Tượng trưng cho sự thanh thản, yên bình, xua tan đi những mệt mỏi, âu lo trong cuộc sống. Đồng thời cây Sen Đá còn mang ý nghĩa trường tồn, bất diệt theo thời gian.
- Hợp với tuổi, mệnh nào: Tùy thuộc vào hình dạng, màu sắc và chủng loại mà Sen Đá có thể phù hợp với mọi độ tuổi, cung mệnh khác nhau.
- Vị trí đặt: Trong phòng làm việc, phòng khách.
Hình ảnh cây Sen Đá
10. Cây Bạch Mã Hoàng Tử
- Đặc điểm: Là cây cảnh để bàn có thân cây màu trắng, lá cây có màu xanh thẫm và có các gân sọc trắng chạy dọc theo chiều dài của lá.
- Ý nghĩa phong thủy: Tượng trưng cho sự nghiệp luôn gặp thuận lợi, luôn đạt được kết quả cao, thăng quan tiến chức. Trồng cây Bạch Mã Hoàng Tử trong nhà giúp thu hút tài lộc và vận may cho gia chủ.
- Hợp với tuổi, mệnh nào: Hợp nhất với những người mệnh Kim hoặc Thủy.
- Vị trí đặt: Thường đặt tại phòng khách hoặc trên bàn làm việc.
Hình ảnh cây Bạch Mã Hoàng Tử
11. Cây Ngũ Gia Bì
- Đặc điểm: Là cây cảnh để bàn có phần thân nhỏ nhắn, lá kép mọc thuôn dài và có màu xanh thẫm. Cây chỉ có 5 lá trên cùng một cành ứng với tên gọi.
- Ý nghĩa phong thủy: Mang lại sự may mắn, thuận lợi trong công việc. Ngoài ra cây còn củng cố cho sự nghiệp luôn ổn định, gia đình luôn hòa thuận và êm ấm.
- Hợp với tuổi, mệnh nào: Hợp nhất với những người mang mệnh Mộc.
- Vị trí đặt: Thường đặt trong phòng khách hoặc phòng làm việc, đôi khi có thể được đặt trên bàn thờ.
Hình ảnh cây Ngũ Gia Bì
12. Cây Bàng Singapore
- Đặc điểm: Là cây cảnh để bàn có hình dạng lá giống như cây Bàng thông thường. Tuy nhiên thân cây khá nhỏ, có màu nâu và sần sùi. Chiều cao trung bình của cây từ 1-2 mét.
- Ý nghĩa phong thủy: Tượng trưng cho sự chính trực, mạnh mẽ, luôn có ý chí vươn lên mặc kệ cho những khó khăn trong cuộc sống.
- Hợp với tuổi, mệnh nào: Cây hợp nhất với những người mang mệnh Mộc hoặc Hỏa.
- Vị trí đặt: Thường đặt ở trong phòng khách hoặc tại văn phòng cơ quan, quầy lễ tân.
Hình ảnh cây Bàng Singapore
13. Cây Dây Nhện
- Đặc điểm: Là cây cảnh để bàn có thân thảo, các lá cây mọc liên tiếp đan xen lẫn nhau. Thân lá mềm, thuôn dài và nhọn, có màu xanh lục và sọc trắng chạy dọc theo chiều dài của lá.
- Ý nghĩa phong thủy: Tượng trưng cho tiền tài, may mắn gia chủ có thể gặp trong cuộc đời. Các mối quan hệ và công việc sẽ thuận lợi, hanh thông, suôn sẻ hơn. Ngoài ra lá cây vươn dài thể hiện ý chí mạnh mẽ, luôn muốn tiến về phía trước.
- Hợp với tuổi, mệnh nào: Hợp nhất với người mang mệnh Kim hoặc Thủy.
- Vị trí đặt: Trong phòng làm việc hoặc ban công phòng khách.
Hình ảnh cây Dây Nhện
14. Cây Trạng Nguyên
- Đặc điểm: Là cây cảnh để bàn có lớp lá màu đỏ nằm trên cùng, phía dưới là lớp lá màu xanh thẫm vô cùng cuốn hút. Loài hoa này thường xuất hiện trong dịp lễ Giáng Sinh.
- Ý nghĩa phong thủy: Tượng trưng cho sự may mắn, thành công, thuận lợi trên con đường công danh, sự nghiệp hoặc thi cử. Nếu dùng làm quà tặng sẽ mang hàm ý chúc may mắn, kinh doanh luôn được phát tài.
- Hợp với tuổi, mệnh nào: Hợp nhất với những người mang mệnh Hỏa hoặc mệnh Mộc.
- Vị trí đặt: Dùng để trang trí cho phòng khách hoặc bàn học, phòng làm việc.
Hình ảnh cây Trạng Nguyên
15. Cây Trầu Bà Đế Vương
- Đặc điểm: Là cây cảnh để bàn có kích thước lá cây lớn, cây không có thân, các lá mọc ra trực tiếp từ cuống và xếp xen kẽ nhau. Cây thường có hai màu là đỏ và xanh lá.
- Ý nghĩa phong thủy: Tượng trưng cho quyền lực cao quý, sự thành công và may mắn trong sự nghiệp.
- Hợp với tuổi, mệnh nào: Hợp nhất với người mệnh Mộc hoặc mệnh Hỏa tương ứng với màu sắc của lá cây.
- Vị trí đặt: Trong phòng khách hoặc trên bàn thờ.
Hình ảnh cây Trầu Bà
16. Cây Vạn Niên Thanh
- Đặc điểm: Là cây cảnh để bàn gần giống với cây Trầu Bà, tuy nhiên lá cây có màu trắng và viền xanh nổi bật. Cây thuộc bộ rễ chùm và có thân mập, chắc khỏe.
- Ý nghĩa phong thủy: Mang lại may mắn, tài lộc và thịnh vượng cho gia chủ. Nếu cây được đem làm quà tặng sẽ mang hàm ý chúc mọi chuyện được suôn sẻ, thuận lợi, hóa giải tà khí.
- Hợp với tuổi, mệnh nào: Hợp nhất với người mệnh Kim hoặc Thủy.
- Vị trí đặt: Đặt trong phòng làm việc hoặc phòng khách.
Hình ảnh cây Vạn Niên Thanh
17. Cây Sống Đời
- Đặc điểm: Là cây cảnh để bàn có lá rất mọng nước và phần mép có răng cưa. Hoa của cây Sống Đời thường có màu đỏ hoặc vàng cam.
- Ý nghĩa phong thủy: Tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở, sự gắn kết và hòa thuận giữa các thành viên trong gia đình. Ngoài ra cây còn mang ý nghĩa cao đẹp về một tình yêu trường tồn, vượt qua nhiều thử thách, khó khăn.
- Hợp với tuổi, mệnh nào: Hợp nhất với người mang mệnh Thổ hoặc Hỏa
- Vị trí đặt: Trên bàn làm việc hoặc trong phòng khách.
Hình ảnh cây Sống Đời
18. Cây Lưỡi Hổ
- Đặc điểm: Là cây cảnh để bàn có hình thù độc đáo bởi lá cây mọng nước, có màu xanh và mép lá màu vàng. Thân lá uốn lượn như đầu rắn và sắc nhọn, cây có hoa 6 cánh với màu trắng nhạt.
- Ý nghĩa phong thủy: Xua tan những năng lượng xấu, tiêu cực tồn tại xung quanh ngôi nhà của bạn. Vẻ đẹp uy nghi của cây tượng trưng cho quyền lực, sự phú quý và sung túc của gia chủ.
- Hợp với tuổi, mệnh nào: Hợp nhất với người mang mệnh Thổ hoặc Kim
- Vị trí đặt: Trong phòng khách hoặc ở ban công, đôi khi được đặt tại sảnh, hành lang công ty.
Hình ảnh cây Lưỡi Hổ
19. Cây Bao Thanh Thiên
- Đặc điểm: Là cây cảnh để bàn không có thân, lá cây mọc tập trung từ dưới mặt đất. Hình dạng lá rất đẹp, thuôn nhọn ở phần đầu và có màu xanh đậm, gân lá có màu hồng hoặc đỏ nổi bật khắp mặt lá. Từ đó lá cây có màu đỏ tía trông vô cùng độc đáo.
- Ý nghĩa phong thủy: Tượng trưng cho sự liêm khiết, ngay thẳng và mạnh mẽ. Ngoài ra màu đỏ tía của lá cây còn đại diện cho tình yêu. Nhiều người trồng cây Bao Thanh Thiên ở phòng khách nhằm thu hút tài lộc, sự may mắn trong kinh doanh, làm ăn,...
- Hợp với tuổi, mệnh nào: Hợp nhất với người mang mệnh Hỏa hoặc Thổ.
- Vị trí đặt: Thích hợp để đặt tại phòng khách hoặc cơ quan, nơi làm việc.
Hình ảnh cây Bao Thanh Thiên
20. Cây Trường Sinh
- Đặc điểm: Là cây cảnh để bàn có lá cây mọng nước và nhẵn bóng. Lá cây có màu xanh lục và mọc trực tiếp từ dưới gốc chứ cây không hề có thân. Hoa của cây có màu trắng và thường bắt đầu nở vào tháng 12 cho đến tháng 4 sang năm.
- Ý nghĩa phong thủy: Tượng trưng cho sự trường tồn, mãi mãi với thời gian, đồng thời cây còn đại diện cho sự sinh sôi nảy nở, gắn bó và đoàn kết giữa các thành viên trong gia đình.
- Hợp với tuổi, mệnh nào: Hợp nhất với người mang mệnh Mộc.
- Vị trí đặt: Đặt trên bàn làm việc hoặc trong phòng ngủ.
Hình ảnh cây Trường Sinh