Thông qua quá trình quang hợp, một số loại cây trồng trong nhà thông thường cũng có thể loại bỏ các tác nhân độc hại như benzen, fomandehit, tricloetylen, xylen.
NASA Clean Air Study là một dự án nghiên cứu cách để làm sạch không khí trong trạm không gian. Kết quả cho thấy, ngoài việc hấp thụ carbon dioxide và giải phóng oxy thông qua quá trình quang hợp, một số loại cây trồng trong nhà thông thường cũng có thể loại bỏ các tác nhân độc hại như benzen, fomandehit, tricloetylen, xylen và ammoniac có trong không khí. Đó đều là những chất hóa học ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, có thể gây ra các triệu chứng như: đau đầu, chóng mặt, ngứa mắt,…
Tiến sĩ B.C.Wolverton, người đứng đầu nghiên cứu 27 năm trước của NASA cho biết, theo kết quả nghiên cứu hoa cúc trắng và lan ý là 2 loại cây cảnh có tác dụng lọc không khí tốt nhất. NASA cũng đề nghị, nên có ít nhất 1 cây trồng trên mỗi 10m2. Mặc dù nghiên cứu này được tiến hành khá lâu rồi nhưng nó vẫn được coi là toàn diện và chính xác nhất cho đến nay.
Cây dương xỉ Mỹ (Boston Fern)
Loại cây này có tên khoa học là Nephrolepis exaltata, là một trong những cây cảnh phổ biến được trồng trong nhà. Cây dương xỉ Mỹ có nhu cầu về độ ẩm cao nên cần được chăm sóc thường xuyên. Cây có thể loại bỏ phần lớn các hóa chất độc hại như fomandehut, xylen, toluene, thủy ngân và asen nên được coi là một trong những “máy lọc không khí” tốt nhất.
Cây nhện (Spider Plant)
Cây nhện có tên khoa học là Chlorophytum comosum, còn được gọi là cây cỏ nhện môn hoặc lục thảo trổ. Đây là loại cây ưa sáng, nhưng cần tránh ánh sáng trực tiếp từ trưa đến chiều. Có thể trồng cây trong nhà, ở chỗ râm mát như phòng ngủ nhưng cần cho cây hóng nắng 1 lần/tuần. Cây có thể hút lấy cacbonic và các chất độc hại trong không khí như fomandehit, benzene trong không khí mà không cần ánh sáng.
Trầu bà vàng (Devil’s Ivy)
Trầu bà vàng là cây ưa sáng nhưng cần tránh ánh sáng trực tiếp, có tên khoa học là Epipremnum aureum. Cây dễ sống, không khó chăm sóc nên rất thích hợp để trồng trong nhà hoặc môi trường văn phòng, công sở. Trầu bà vàng có thể loại bỏ nhiều chất độc hại có trong không khí như benzene, fomandehit, tricloetylen, toluene và xylen.
Cây thường xuân (English Ivy)
Cây thường xuân hay vạn niên có tên khoa học là Hedera helix là thảo dược quý trong y học. Đến nay, nhiều sản phẩm y dược, mỹ phẩm được chiết xuất từ cây thường xuyên được ưa chuộng ở các nước Âu Mỹ.
Cây dễ trồng, có sức sống mạnh, chịu rét tốt, khả năng thích ứng cao trừ môi trường có nhiệt độ cao. Cây thường xuân có thể loại bỏ phần lớn các chất gây ô nhiễm, đặc biệt là fomandehit, benzen, xylen và toluen.
Cây lưỡi hổ (Varigated Snake Plant)
Tên khoa học là Sansevieria trifasciata “Laurentii”, vì lá cây dài, có vằn giống thân con rắn nên được gọi là “cây rắn”, Việt Nam gọi là cây lưỡi hổ. Loại cây này phát triển mạnh trong ánh sáng thấp. Ban đêm, cây lưỡi hổ không hô hấp và vẫn quang hợp, hấp thu cacbonic và nhả khí oxy.
Ngoài ra, cây lưỡi hổ còn được nhiều người trồng làm cảnh trong nhà vì có tác dụng lọc bỏ tốt nhiều chất độc hại có trong không khí: fomandehit, benzen, tricloetylen, xylen và toluen.
Cọ lá tre (Bamboo Palm)
Tên khoa học của cọ lá tre là Chamadorea seifrizii. NASA cho biết đây là một trong những cây cảnh có khả năng lọc bỏ benzene và tricloetylen có trong không khí khác tốt. Cọ lá tre có nhu cầu lớn về độ ẩm và nên được trồng ở nơi râm mát, thích hợp trồng trong nhà, vừa làm cảnh vừa điều hòa không khí.