Bồ công anh có những loại nào và tác dụng, ý nghĩa gì ra sao?

Jieun - Ngày 25/08/2022 10:19 AM (GMT+7)

Bồ công anh là loài hoa mang nhiều giá trị ý nghĩa độc đáo. Bên cạnh đó, nó còn có nhiều ý nghĩa và công dụng hữu ích trong đời sống, đặc biệt là khả năng chữa các chứng bệnh về huyết áp, tim mạch,...

I. Nguồn gốc bồ công anh

Cây bồ công anh có tên tiếng Anh là Dandelion, tên khoa học là Lactuca indica, là loài cây thân thảo, thuộc họ Cúc, mọc hoang dã. Người dân vẫn thường gọi chúng là loài hoa mũi mác, rau lưỡi cày, cây diếp hoang,... Loài thực vật này xuất hiện vô cùng phổ biến trên khắp thế giới, có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe con người.

Hình ảnh cây bồ công anh

Hình ảnh cây bồ công anh

II. Đặc điểm của cây bồ công anh

1. Về thân cây

Cây có dạng thân thảo, có chiều cao trung bình từ 60cm đến 3m. Thân cây khá nhẵn, mọc thẳng đứng và có rất ít cành mọc ra.

Thân cây khá nhẵn, mọc thẳng đứng và có rất ít cành mọc ra

Thân cây khá nhẵn, mọc thẳng đứng và có rất ít cành mọc ra

2. Về lá cây

Lá bồ công anh có dạng răng cưa hoặc mũi mác, màu xanh lục, chiều dài khoảng từ 15-25cm. Lá cây có chứa nhựa trắng, vị đắng.

Lá bồ công anh có dạng răng cưa hoặc mũi mác

Lá bồ công anh có dạng răng cưa hoặc mũi mác

3. Về hoa

Hoa bồ công anh khi mới nở có hình dáng gần giống với hoa cúc, màu vàng tươi hoặc trắng. Chúng thường mọc thành cụm ở phần đầu của thân, có khả năng tạo quả.

Hoa bồ công anh khi mới nở có hình dáng gần giống với hoa Cúc

Hoa bồ công anh khi mới nở có hình dáng gần giống với hoa Cúc

Quả sau khi đã chín hoàn toàn sẽ phát triển thành một cụm lông màu trắng bao bọc xung quanh hạt. Mỗi sợi lông màu trắng sẽ chứa hạt giống của cây, khi có gió mạnh thổi qua, cụm lông đó sẽ bị tan vỡ và bay theo trong gió, mang hạt giống đi muôn nơi.

Bồ công anh trước gió mang theo hạt giống đi muôn nơi

Bồ công anh trước gió mang theo hạt giống đi muôn nơi

III. Bồ công anh có mấy loại?

1. Bồ công anh của Việt Nam

Hay còn được người dân gọi là cây bồ công anh cao. Đây là loài thực vật tồn tại chủ yếu ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ nước ta. Chúng hay được thu hoạch với mục đích làm dược liệu chữa bệnh.

Bồ công anh có những loại nào và tác dụng, ý nghĩa gì ra sao? - 6

2. Bồ công anh của Trung Quốc

Hay còn được gọi là cây bồ công anh lùn. Đây là loài thực vật có chiều cao khiêm tốn dưới 60cm. Cây có hình dáng nhỏ nhắn, hay mọc bò sát trên mặt đất. Loài cây này hay xuất hiện ở các tỉnh thành miền núi phía Bắc, giáp với Trung Quốc. Chúng vẫn được người dân thu hoạch để làm dược liệu do có dược tính cao.

Bồ công anh có những loại nào và tác dụng, ý nghĩa gì ra sao? - 7

3. Bồ công anh chỉ thiên

Là loài cây mọc hoang dã, chủ yếu xuất hiện nhiều ở các tỉnh thành phía Nam nước ta. Giống cây chỉ thiên gần như không được thu hoạch để làm dược liệu do có dược tính thấp. Chúng được dùng để phơi khô, nấu trà hoặc chế biến giống như các loài rau xanh thông thường.

Bồ công anh có những loại nào và tác dụng, ý nghĩa gì ra sao? - 8

IV. Ý nghĩa bồ công anh

1. Ý nghĩa trong tình yêu

Bồ công anh là hình ảnh tượng trưng cho tình cảm tươi mới, trong sáng và thuần khiết của đôi lứa nhưng cũng không kém phần tinh nghịch. Ngoài ra, loài hoa này còn thể hiện được sự tin tưởng của đôi bên dành cho nhau. Tuy nhiên, hình ảnh những cánh hoa nhỏ bay đi cũng như là một lời chào tạm biệt với người cũ và những chuyện ngày xưa để đi tìm một tình yêu mới.

2. Ý nghĩa trong cuộc sống

Bồ công anh là minh chứng cho ý chí kiên cường, nghị lực vươn lên, chấp nhận mọi khó khăn, thử thách. Không chỉ vậy, hình ảnh những cụm bông tung bay trong gió còn thể hiện được sự tươi mới, năng động của tuổi trẻ, sẵn sàng bước ra khỏi vùng an toàn của mình.

Những cụm bông tung bay trong gió như tuổi trẻ sẵn sàng bước ra khỏi vùng an toàn của mình.

Những cụm bông tung bay trong gió như tuổi trẻ sẵn sàng bước ra khỏi vùng an toàn của mình.

V. Bồ công anh có tác dụng gì?

1. Làm thức ăn

Tại một số địa phương nước ta, họ thường hái lá bồ công anh để ăn hàng ngày. Rau bồ công anh xào cùng với thịt bò, xào tỏi hoặc chế biến cùng một số loại thực phẩm khác rất phù hợp vì chúng có vị đắng, tính mát.

Rau bồ công anh chế biến được nhiều món ăn ngon miệng

Rau bồ công anh chế biến được nhiều món ăn ngon miệng

2. Làm trà uống hàng ngày

Hoa bồ công anh cũng có thể được sử dụng để làm trà uống hàng ngày. Bạn chỉ việc thu hoạch hoa của chúng, đem phơi khô và sử dụng giống như các loại thảo mộc khác như là hoa Cúc, hoa Nhài,... Trà từ loài hoa này rất tốt cho sức khỏe, mang đến nhiều lợi ích mà sẽ được nói chi tiết hơn ở phần sau của bài viết.

Trà bồ công anh mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe

Trà bồ công anh mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe

3. Làm thuốc chữa bệnh

Bồ công anh được thu hoạch chủ yếu để phục vụ cho việc bào chế dược liệu, làm thuốc chữa bệnh. Đây là loài cây có khả năng chữa nhiều chứng bệnh khác nhau, từ đơn giản cho đến phức tạp, rất tốt đối với sức khỏe của con người.

Bồ công anh được thu hoạch chủ yếu để phục vụ cho việc bào chế dược liệu, làm thuốc chữa bệnh

Bồ công anh được thu hoạch chủ yếu để phục vụ cho việc bào chế dược liệu, làm thuốc chữa bệnh

4. Làm nguyên liệu sản xuất mỹ phẩm

Trong cây bồ công anh chứa đựng nhiều hoạt chất có khả năng chống oxy hóa hiệu quả. Do đó, chúng thường được dùng để chiết xuất lấy các chất để phục vụ cho ngành sản xuất mỹ phẩm, chăm sóc sắc đẹp cho các chị em phụ nữ.

Bồ công anh thường được dùng để để phục vụ cho ngành sản xuất mỹ phẩm

Bồ công anh thường được dùng để để phục vụ cho ngành sản xuất mỹ phẩm

VI. Cây bồ công anh trị bệnh gì?

1. Lá bồ công anh chữa tắc tia sữa

Lá cây có khả năng kháng viêm cao, do đó người ta thường dùng để làm giảm cơn sưng đau do tắc tia sữa gây ra cho chị em phụ nữ. Từ đó tình trạng bị tắc nghẽn sẽ không còn xuất hiện.

2. Bồi bổ cơ thể

Trong cây bồ công anh có chứa nhiều hoạt chất có lợi đối với sức khỏe con người. Bao gồm nhiều loại vitamin tự nhiên và các khoáng chất thiết yếu. Do đó mà nhiều người hay thu hoạch chúng để làm rau ăn hàng ngày.

3. Chống viêm và oxy hóa hiệu quả

Trong loài thực vật này có chứa lượng lớn beta carotene có khả năng chống viêm và chống oxy cao. Ngoài ra, hoạt chất này còn giúp ích trong việc phát triển thị lực và ngăn ngừa nguy cơ thoái hóa điểm vàng có thể xảy ra.

4. Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Bồ công anh có hàm lượng chất xơ cao, vậy nên nó có thể giúp giảm bớt nồng độ Cholesterol có hại trong cơ thể. Từ đó, góp phần làm giảm đi đáng kể tình trạng xơ vữa động mạch, tắc nghẽn mạch máu có thể xảy ra, khiến gia tăng các bệnh về tim mạch, huyết áp.

Bồ công anh có những loại nào và tác dụng, ý nghĩa gì ra sao? - 14

5. Điều hòa và ổn định đường huyết

Loại cây này có khả năng giúp kích thích tuyến thượng thận của cơ thể sản sinh ra Insulin tự nhiên nhờ vào hai hoạt chất Axit chicoric và axit chlorogenic. Từ đó giúp người bệnh tiểu đường có thể ổn định đường huyết và khỏe mạnh hơn.

6. Phòng chống bệnh ung thư

Rễ của bồ công anh chứa đựng các chất đặc biệt có thể giúp cơ thể ngăn ngừa sự xuất hiện các gốc tự do có hại, cũng như tiêu diệt các tế bào ung thư trong cơ thể. Từ đó, giúp người bệnh có thể phòng chống ung thư hiệu quả.

7. Giúp chắc khỏe xương

Với hàm lượng khoáng chất cao, đặc biệt là canxi, bồ công anh có tác dụng củng cố sự vững chắc của các tế bào trong xương. Khi kết hợp với các hoạt chất chống oxy hóa, có thể giúp ngăn ngừa thoái hóa xương xảy ra.

8. Làm đẹp da cho các chị em

Bồ công anh thường được thu hoạch để làm thuốc và chiết xuất lấy các dưỡng chất nhằm phục vụ cho ngành sản xuất mỹ phẩm làm đẹp da cho các chị em phụ nữ.

Bồ công anh có những loại nào và tác dụng, ý nghĩa gì ra sao? - 15

9. Hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn

Rễ của cây chữa trị được các chứng bệnh về đường ruột và tiêu hóa, giúp ngăn ngừa táo bón hiệu quả. Chúng có chứa nhiều hoạt chất prebiotic inulin giúp làm giảm táo bón và hỗ trợ quá trình chuyển hóa thức ăn.

10. Tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch

Nhờ vào đặc tính kháng khuẩn và chống viêm của bồ công anh như đã đề cập ở trên mà loại thảo mộc này có khả năng gia tăng sức đề kháng của cơ thể. Nhờ đó, bạn sẽ có một hệ miễn dịch tuyệt vời, ngăn ngừa virus tấn công.

VII. Cách sử dụng bồ công anh đạt hiệu quả cao

Cây bồ công anh có thể sử dụng được bất kỳ bộ phận nào để làm thuốc, bao gồm thân, lá, rễ và hoa. Các bộ phận này đều có thể được sử dụng được thông qua việc ăn sống hoặc nấu chín tùy thích. Ngoài ra, bạn cũng có thể sấy khô các để bảo quản nhằm sử dụng dài lâu.

Theo một số khuyến cáo, hàm lượng bồ công anh nên dùng tối đa hàng ngày sẽ như sau:

- Lá cây còn tươi: Từ 4-10g/ngày

- Lá cây phơi khô: Từ 4-10g/ngày

- Nước ép lá cây tươi: 5ml/ngày, chia làm 2 lần uống

- Rễ cây còn tươi: 2-8g/ngày

- Bột rễ cây: 250-1000mg/ngày, chia làm 4 lần sử dụng.

VIII. Những sự thật thú vị về bồ công anh

1. Bồ công anh là loài hoa duy nhất đại diện cho ba thiên thể trong các giai đoạn khác nhau của vòng đời: Mặt trời, Mặt Trăng và các Vì Sao. Hoa có màu vàng giống như Mặt Trời, các hạt phân tán trong gió của cây giống với các Vì Sao, và cụm hoa màu trắng của cây khi chuẩn bị phân tán thì lại giống như Mặt Trăng.

Hoa có màu vàng giống như Mặt Trời

Hoa có màu vàng giống như Mặt Trời

2. Mọi bộ phận của cây đều hữu ích, bao gồm cả rễ, lá, hoa. Công dụng chủ yếu của nó để làm thực phẩm và thuốc.

3. Hạt giống bồ công anh có thể được gió mang đi xa đến 8km tính từ nơi xuất xứ ban đầu của chúng.

4. Hoa bồ công anh thường nở vào lúc Mặt Trời mọc và khép lại vào ban đêm.

5. Ăn hoặc chạm vào cây bồ công anh có thể dẫn đến phản ứng dị ứng đối với một số người. Tuy nhiên, phấn hoa của loài cây này lại không thể gây dị ứng, bởi vì các hạt này có kích thước quá lớn nên không thể gây phiền toái khi chạm phải. Tuy nhiên, nhựa của lá cây có thể gây viêm da khi bạn tiếp xúc.

6. Trong y học dân gian, bồ công anh được sử dụng để điều trị các chứng bệnh rối loạn và nhiễm trùng gan. Trà làm từ loài thực vật này có tác dụng như một loại thuốc lợi tiểu.

IX. Một số câu hỏi thường gặp về bồ công anh

1. Bồ công anh mọc ở đâu?

Loại cây này ưa thích ánh sáng, khí hậu mát mẻ và những nơi có đất ẩm. Cây hoa bồ công anh thường mọc thành cụm ở các bãi đất trống ven đường, trong vườn nhà, các vùng đất bỏ hoang. Khi đến du lịch ở Tam Đảo hay Sapa, bạn sẽ thấy chúng mọc rất nhiều vì đây là vùng có nhiều sương mù, ẩm ướt, khí hậu luôn mát mẻ. Khoảng tầm từ tháng 5 đến tháng 7 là thời điểm hoa mọc nhiều nhất.

Khoảng tầm từ tháng 5 đến tháng 7 là thời điểm hoa mọc nhiều nhất

Khoảng tầm từ tháng 5 đến tháng 7 là thời điểm hoa mọc nhiều nhất

2. Bồ công anh ăn được không?

Không những dùng làm trà, thuốc uống hay sản xuất mỹ phẩm, lá bồ công anh còn được xem là một loại rau xanh với vị đắng tự nhiên.

Với loại rau này, bạn có thể xào cùng với thịt bò, xào tỏi hay chỉ đơn giản là luộc lên rồi thưởng thức cùng nước mắm chua ngọt đều rất tuyệt vời.

Phần hoa và rễ của bồ công anh còn là phương thuốc chữa bệnh rất hiệu quả.

3. Rau bồ công anh nấu món gì?

3.1. Rau bồ công anh xào tỏi

- Nguyên liệu: Rau bồ công anh, tỏi, chanh tươi, gia vị: mắm, đường, hạt nêm, dầu ăn.

- Cách làm:

+ Rau rửa sạch trước khi xào, tỏi bóc vỏ đập dập, cho vào chảo mỡ đun già, phi cho thơm vàng tỏi.

+ Cho rau bồ công anh vào xào, vặn lửa to, xào nhanh tay, đảo nhanh tay.

+ Cho 1 thìa cà phê mắm, 1 thìa ăn cơm hạt nêm, 2 thìa cà phê đường vào xào cùng.

+ Xào rau khoảng 3 – 5 phút, sau đó cho rau ra đĩa, vắt chanh và dùng đũa đảo đều tay. Như vậy, bạn đã hoàn thành xong món rau bồ công anh xào.

- Lưu ý:

+ Xào rau vào chiếc chảo lõm và rộng để dễ đảo và không bị cháy.

+ Không nên xào quá lâu vì sẽ làm rau mất hết chất dinh dưỡng có trong rau. (Ngoài ra, bạn có thể thêm một chút ớt hoặc hành tây xắt nhỏ nếu muốn).

Bồ công anh có những loại nào và tác dụng, ý nghĩa gì ra sao? - 18

3.2. Rau bồ công anh luộc

- Nguyên liệu: Rau bồ công anh, 6-8 cốc nước, 2 muỗng muối, chanh, dầu oliu.

- Cách làm:

+ Đổ nước vào nồi, cho 2 muỗng muối vào và đun sôi.

+ Trong khi đợi nước đun sôi, xắt nhỏ và làm sạch rau bồ công anh

+ Thả rau bồ công anh vào nước đun sôi và để trong 2 phút

+ Sau đó để ráo nước và đun lại trong khoảng 2 phút nữa.

(Đun sôi 2 lần giúp loại bỏ vị đắng của rau, với rau còn non, bạn chỉ cần luộc một lần)

+ Sau đó cho ra đĩa, có thể bỏ thêm chanh hoặc là dầu oliu để tăng thêm hương vị.

Bồ công anh có những loại nào và tác dụng, ý nghĩa gì ra sao? - 19

3.3. Salad bồ công anh

- Nguyên liệu: Rau bồ công anh, 1 muỗng dầu hạt cả, 1 muỗng nước chanh, 2 củ hành tây, 2 quả trứng, bưởi hoặc quýt.

- Cách làm:

+ Luộc chín 2 quả trứng, sau đó cắt hành tây và trứng đã luộc chính thành những lát mỏng.

+ Bóc vỏ bưởi và tách thành từng múi.

+ Lấy một chén nhỏ, cho dầu hạt cải và nước chanh rồi khuấy đều..

+ Sau đó lấy một bát lớn hơn cho rau bồ công anh và hành tây trộn đều, rồi trộn với hỗn hợp dầu hạt cải và chanh

+ Đem ra đĩa và sắp xếp trứng và những lát bưởi trên lên.

Bồ công anh có những loại nào và tác dụng, ý nghĩa gì ra sao? - 20

4. Bồ công anh mua ở đâu, giá bao nhiêu?

Hiện nay, bạn có thể mua bồ công anh ở các chợ, trang thương mại điện tử với giá dao động từ 100-120 nghìn đồng/kg đối với lá tươi, và từ 75-90 nghìn đồng/kg đối với lá khô.

Ngoài ra, bạn có thể tìm cả hạt giống của loài cây này, để về trồng lấy lá ở những điểm bán cây giống uy tín trên thị trường với giá chỉ từ 25-30 nghìn đồng/gói/50 hạt.

5. Xăm bồ công anh có ý nghĩa gì?

Trong giới phù thuỷ, bồ công anh còn là biểu tượng của mặt trời và người ta thường dùng trong nhiều nghi lễ hoặc thiền định. Từ đó, mang lại sự ấm áp và cảm giác được chữa lành tổn thương. Mỗi màu sắc và hình thái của cây hoa mỏng manh này còn mang đến ý nghĩa rất riêng:

- Vàng: Niềm hạnh phúc, sự lạc quan và hòa bình.

- Hồng: Tình cảm nên thơ, lãng mạn và dịu dàng tươi vui.

- Trắng: Ngây thơ trẻ trung và sự chữa lành tâm hồn.

- Hoa nở: Sự khởi sắc, vượt qua sóng gió, bền bỉ sinh tồn.

- Hoa bay: Niềm hy vọng, mong muốn được tự do.

Hình ảnh đẹp về bồ công anh

Bồ công anh có những loại nào và tác dụng, ý nghĩa gì ra sao? - 21

Bồ công anh có những loại nào và tác dụng, ý nghĩa gì ra sao? - 22

Bồ công anh có những loại nào và tác dụng, ý nghĩa gì ra sao? - 23

Bồ công anh có những loại nào và tác dụng, ý nghĩa gì ra sao? - 24

Bồ công anh có những loại nào và tác dụng, ý nghĩa gì ra sao? - 25

Bồ công anh có những loại nào và tác dụng, ý nghĩa gì ra sao? - 26

Bồ công anh có những loại nào và tác dụng, ý nghĩa gì ra sao? - 27

Bồ công anh có những loại nào và tác dụng, ý nghĩa gì ra sao? - 28

Bồ công anh có những loại nào và tác dụng, ý nghĩa gì ra sao? - 29

Bồ công anh có những loại nào và tác dụng, ý nghĩa gì ra sao? - 30

Bồ công anh có những loại nào và tác dụng, ý nghĩa gì ra sao? - 31

Bồ công anh có những loại nào và tác dụng, ý nghĩa gì ra sao? - 32

Bồ công anh có những loại nào và tác dụng, ý nghĩa gì ra sao? - 33

Bồ công anh có những loại nào và tác dụng, ý nghĩa gì ra sao? - 34

Bồ công anh có những loại nào và tác dụng, ý nghĩa gì ra sao? - 35

Không ngờ vài giọt giấm trắng lại lợi hại đến vậy, làm theo cách này cây cối luôn xanh tốt
Giấm trắng còn rất nhiều công dụng trong việc trồng hoa, cây cảnh, bạn có biết đó là gì không?

Nhà - Vườn

Theo Jieun
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Hoa đẹp