Cây bồ công anh: Tác dụng và cách trồng và chăm sóc

Việt Quất - Ngày 20/07/2020 15:00 PM (GMT+7)

Cây bồ công anh nhiều tác dụng trong đời sống như làm thuốc chữa bệnh, trang trí nhà cửa, làm thực phẩm,... Tìm hiểu về cách trồng và chăm sóc loài hoa đặc biệt này trong bài viết ngay sau đây.

Đặc điểm cây bồ công anh

Cây bồ công anh, hay còn được gọi là rau mũi mác, rau mũi cày, cây diếp hoang,... Cây có tên khoa học là Lactuca indica L, thuộc họ Cúc, đây là loài thực vật mọc hoang, có đời sống ngắn ngủi. Ở Việt Nam, loài cây này thường xuất hiện tại khu vực trung du đồng bằng có độ cao dưới 1000 mét so với mực nước biển.

Cây bồ công anh có chiều cao trung bình khoảng 50-100cm, cá biệt nhiều cây cao đến 1,5 mét. Đây là loài cây thân thảo, mọc đứng, có lá mọc so le nhau theo dạng răng cưa. Hoa bồ công anh thường mọc thành cụm ở đầu cành hoặc kẽ lá, hoa có màu vàng và có khoảng 8-10 cánh hoa ở mỗi bông. 

Cây bồ công anh: Tác dụng và cách trồng và chăm sóc - 1

Hình ảnh hoa bồ công anh nở rộ

Cây bồ công anh thường nở hoa vào mùa hè tháng 6 và tháng 7 hàng năm, hoa tàn và rụng vào tháng 9. Đây là loài thực vật ưa ánh sáng và ẩm ướt, có nhiều tác dụng được sử dụng làm thực phẩm và làm thuốc, cây cảnh trang trí,... 

Cây bồ công anh có mấy loại?

Theo như nhiều tài liệu nghiên cứu, tại Việt Nam tồn tại 3 loại cây bồ công anh chính được phân biệt rõ ràng qua hình thái, đặc điểm sinh trưởng và nơi phân bố:

- Cây bồ công anh Trung Quốc: Hay còn được gọi là cây bồ công anh thấp, chiều cao của cây chỉ khoảng 50-60cm. Cây mọc trực tiếp từ bộ rễ, có lá răng cưa màu xanh lục, hoa mọc thành cụm với nhau và có màu vàng. Loại cây này thường được thu hoạch làm cây thuốc.

Cây bồ công anh: Tác dụng và cách trồng và chăm sóc - 2

Hình ảnh cây bồ công anh Trung Quốc

- Cây bồ công anh Việt Nam: Hay còn được gọi là cây bồ công anh cao, chiều cao trung bình của cây từ 1 mét trở lên. Dân gian hay gọi là cây mũi cày, cây diếp trời,.. lá cây có dạng răng cưa, nhàu nhĩ, khá mỏng. Hoa của cây cũng có màu vàng giống như loại của Trung Quốc.

Cây bồ công anh: Tác dụng và cách trồng và chăm sóc - 3

Hình ảnh cây bồ công anh Việt Nam

- Cây bồ công anh chỉ thiên: Xuất hiện ở vùng núi phía Bắc nước ta và cả ở Trung Quốc. Đây là loài thực vật được thu hoạch để làm thuốc chữa bệnh Đông y.

Cây bồ công anh có tác dụng gì?

1. Tác dụng trong y học

Bồ công anh được sử dụng làm dược liệu trong Đông y, có tác dụng hỗ trợ điều trị một số chứng bệnh như:

- Chống loãng xương, xương yếu, dễ gãy.

- Điều trị chứng đau bụng, đau dạ dày, ăn uống không tiêu.

- Chữa trị chứng tắc tia sữa ở bà bầu

- Chống viêm, lở loét, mụn nhọt

- Chống lại sự phát triển của khối u trong cơ thể

- Bồi bổ cơ thể, chống suy dinh dưỡng…

2. Làm cây cảnh trang trí

Cây bồ công anh được trồng để làm cây cảnh trang trí cho sân vườn, khu vui chơi trẻ em hoặc công viên nhằm tô điểm vẻ đẹp cho khu vực xung quanh, giúp tăng yếu tố hài hòa với thiên nhiên, môi trường cho không gian sống của bạn. 

3. Nguyên liệu chế biến món ăn

Bồ công anh hoàn toàn có thể được sử dụng để chế biến thành các món ăn bổ dưỡng giúp cung cấp thêm khoáng chất và bồi bổ cho cơ thể. 

- Đun sôi nước cùng với bồ công anh phơi khô có thể dùng làm thức uống hàng ngày.

- Lấy bồ công anh làm loại rau để xào với tỏi, thịt ăn rất ngon miệng và bổ dưỡng.

- Chiết xuất bồ công anh thành loại nước sốt ăn kèm cho món ăn thêm hấp dẫn, ngon miệng hơn. 

Cách trồng cây bồ công anh 

1. Chuẩn bị dụng cụ thích hợp để trồng

Sử dụng sẵn những vật dụng trong nhà như xẻng trồng cây, xô chậu, thùng xốp,... Về chậu cây, bạn nên lựa chọn loại chậu với đường kính 30-40cm để giúp cây có thể phát triển tốt và sinh trưởng thuận lợi trong giai đoạn đầu. Khi cây đã lớn và ra hoa, cần chuyển sang chậu với kích thước lớn từ 50-60cm để đảm bảo bộ rễ và độ tỏa của cây không bị gò bó.

2. Lựa chọn đất trồng cây

Cây bồ công anh rất là dễ trồng trong nhiều điều kiện đất khác nhau. Tốt nhất bạn nên lựa chọn loại đất mùn giàu dinh dưỡng để trồng cây bởi loại đất này có độ tơi xốp tốt, lại thông thoáng đảm bảo cho quá trình thoát nước dễ dàng, không lo bị úng ngập rễ khiến chết cây. Ngoài ra, bạn có thể trộn thêm ít xơ dừa hoặc mùn hữu cơ trong đất nhằm nâng cao dinh dưỡng cho cây.

Cây bồ công anh: Tác dụng và cách trồng và chăm sóc - 4

Cách trồng bồ công anh trong chậu

3. Lựa chọn giống cây bồ công anh

Cây bồ công anh trồng trong chậu thường là trồng từ hạt giống, bạn có thể tìm mua dễ dàng tại các tiệm bán cây cảnh uy tín. Hãy lựa chọn giống hạt tốt, phát triển nhanh, thích ứng tốt với khí hậu và không bị mắc bệnh. 

4. Trồng cây trong chậu

Từ hạt giống của cây, bồ công anh có thể nảy mầm và phát triển dễ dàng mà không cần quá trình ngâm hay ủ hạt giống từ trước đó. Bạn hãy tiến hành gieo hạt giống trong chậu đã có sẵn đất có độ dày khoảng 15-25cm, sau đó phủ thêm một lớp đất mỏng ở bên trên rồi tưới nước vào chậu như bình thường.

Cách chăm sóc cây bồ công anh đúng kỹ thuật

1. Nước tưới

Cây bồ công anh không cần tưới quá nhiều nước, chỉ tưới thường xuyên khi thời tiết bước vào mùa hè nắng gắt để không làm héo và chết cây. Còn vào mùa mưa, đảm bảo thông thoáng trong chậu cây để thoát nước dễ dàng, chỉ tưới từ 1-2 lần/tuần để tránh úng nước trong chậu.

2. Bón phân

Với việc trồng cây bằng đất mùn, điều kiện dinh dưỡng cho cây bồ công anh luôn được đảm bảo, do đó bạn có thể không cần phải bón phân cho cây. Trong trường hợp bạn sử dụng đất kém dinh dưỡng, nên lựa chọn phân NPK để bón cho cây. Cứ sau khoảng 15-20 ngày thì bón tiếp một đợt phân tiếp theo. 

3. Cắt tỉa

Sau một khoảng thời gian cây lớn và phát triển, hãy tiến hành tỉa bớt cành lá vươn quá dài và nhổ bỏ cỏ dại mọc xung quanh để đảm bảo cho sự phát triển của cây. 

Trồng cây bồ công anh trong vườn nhà, vừa đẹp tinh khôi vừa có bài thuốc quý
Người ta thường biết đến cây bồ công anh là một biểu tượng của tình yêu mà ít ai để ý rằng, đây cũng là một vị thuốc với rất nhiều công dụng khác...

Việt Quất
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Hoa đẹp