Cây cảnh trồng trong nhà không chỉ cần tưới nước là đủ. Bạn phải quan tâm đến nhiều vấn đề như ánh sáng, nhiệt độ, độ thoáng khí và cả khi lá cây bị táp, cây bị nhện đỏ.
Nhiều cây cảnh mà bạn trồng có nguồn gốc từ các khu rừng mưa nhiệt đới, hoặc nguồn gốc từ sa mạc. Do đó, mỗi loài cây cảnh có cách chăm sóc khác nhau mới có thể sống tươi tốt.
Để duy trì một chậu cây cảnh, tốt nhất bạn nên trang bị nhiệt ẩm kế trong nhà để biết độ ẩm không khí trong nhà lúc nào để biết được cây có môi trường tốt hay không, đồng thời phải tránh các bệnh để cây cảnh không khô đầu lá, không bị côn trùng có hại.
Ngoài ra, đặt 1 chậu nước sạch bên cạnh cây cũng giúp cây duy trì độ ẩm vì cây có thể hút nước qua không khí khi hơi nước bốc lên.
Nếu độ ẩm trong nhà được duy trì ở mức 70% -85% suốt cả năm thì những cây tán lá kiểu rừng nhiệt đới sẽ phát triển rất tốt. Những cây này cũng không có nhu cầu cao về ánh sáng, chúng có thể phát triển tốt với ánh sáng tán xạ dịu nhẹ thích hợp hàng ngày.
Nhiệt độ môi trường trong nhà tương đối trung bình, không quá lạnh hoặc quá nóng là cây phát triển tốt. Bạn có thể duy trì nhiệt độ thích hợp bằng cách tưới nước và tạo độ ẩm không khí.
Dưới đây là những chú ý khi chăm sóc cây cảnh trong nhà.
1. Chú ý đến việc tưới nước cho cây cảnh
Đối với cây cảnh trong nhà, tránh để đất ẩm quá, không để bầu đất có nước. Môi trường trong nhà thiếu ánh sáng, thông gió kém sẽ không tốt.
Do đất trồng trong chậu khô chậm, nên bạn không nên tưới quá thường xuyên. Bạn nên sờ đất chậu mỗi lần trước khi tưới, có thể dùng ngón tay chọc đất, nếu bề mặt đất khô dưới 2 đến 3 cm thì có thể tưới trực tiếp, không nên để nước đọng trong chậu, dễ gây úng dễ bên dưới cùng.
2. Chú ý độ ẩm không khí và thông gió
Khi trồng hoa trong nhà, bạn cũng nên chú ý duy trì độ ẩm không khí nhất định. Có nhiều mẹo nhỏ để tăng độ ẩm không khí. Đơn giản nhất là bạn nên mua máy tạo độ ẩm, bạn có thể tăng độ ẩm môi trường bằng cách bật máy tạo ẩm thường xuyên.
Tất nhiên, nếu môi trường không được thông thoáng hoặc thiếu ánh sáng mặt trời thì có thể độ ẩm lại quá lớn. Điều này cũng gây bất lợi cho sự phát triển của cây cảnh. Để cây cảnh phát triển tốt thì độ ẩm không khí càng cao, môi trường càng thông thoáng.
Nếu độ ẩm cao, thông gió kém cây dễ bị nhiễm mầm bệnh, dễ sinh nấm mốc, cây dễ bị héo rũ.
Ví dụ, đối với các loại cây cảnh như dương xỉ, cây nhện, lan, thu hải đường, hồng môn... đều yêu cầu độ ẩm không khí tương đối cao, độ ẩm không khí phải được duy trì ít nhất 55%. Nếu độ ẩm cao hơn thì sự phát triển của các loài cây cảnh này cũng thuận lợi hơn.
Trong khi duy trì độ ẩm tốt, cần tăng cường thông gió cho môi trường (nếu thông gió quá kém thì nên duy trì độ ẩm không khí khoảng 50%). Bạn cố gắng cung cấp cho cây nhiều ánh sáng tán xạ nhẹ nhàng, môi trường như vậy có lợi cho sự phát triển của cây nhiều lá.
3.Tránh để nhện đỏ sinh sôi ở cây cảnh
Đối với các loại cây cảnh trồng trong nhà, nếu không khí tương đối khô sẽ đặc biệt dễ sinh ra nhện đỏ. Loài nhện đỏ này sẽ bám vào mặt sau của lá, ăn biểu bì và chích hút mô dịch của lá cây từ xanh ngả sang màu vàng. Nếu nhện đỏ quá nhiều cây có thể chết.
Nhện đỏ là loại côn trùng có hại sinh sản rất nhanh (3 ngày là một thế hệ), nó sẽ bao trùm toàn bộ cây và lây nhiễm lẫn nhau sang các cây bên cạnh. Nếu 1 cây cảnh bị nhiễm nhện đỏ thì các cây trong nhà khác cũng nhanh chóng bị ảnh hưởng.
Muốn cây không bị nhện đỏ sinh sản thì phải tăng cường độ ẩm môi trường, phun nước thường xuyên cho cây, đặc biệt chú ý “chăm sóc” mặt sau của lá.
Nếu sâu bệnh nặng hơn, bạn có thể cắt bỏ những lá bị nhện đỏ nhiễm nặng hơn, sau đó phun thuốc trừ sâu kịp thời. Bạn có thể tìm các loại thuốc an toàn ở các cửa hàng bán cây cảnh. .
4. Các cách tăng độ ẩm cho cây cảnh
Để tăng độ ẩm không khí trong nhà, ngoài việc bật máy tạo ẩm, bạn cũng có thể đặt một khay ở dưới đáy bồn cây. Nhưng không thể đặt trực tiếp chậu cây lên khay nước mà hãy, hãy đặt một vài viên sỏi lên khay, và đổ ít nước vào khay, sao cho mức nước thấp hơn đá cuội.
Như vậy, cây sẽ không tiếp xúc trực tiếp với nước, có thể gây úng rễ mà chỉ hút nước từ từ lên, duy trì độ ẩm ổn định cho cây.
Bạn cũng có thể đặt tất cả các loại cây có tán lá khỏe mạnh và tập hợp chúng lại với nhau để giảm sự bốc hơi nước và duy trì độ ẩm môi trường nhất định.
Bạn cũng có thể trực tiếp tăng độ ẩm cho cây, tức là “tắm rửa” cho cây. Ví dụ đặt chậu cây trong phòng tắm 2 đến 3 tuần một lần và trực tiếp dùng vòi hoa sen để xịt lại cho cây.
Như vậy, lá cây sẽ được rửa sạch một cách toàn diện. Sau đó, bạn phải nhanh chóng chuyển cây ra chỗ thoáng gió và có ánh sáng để nước trên lá cây nhanh chóng được bốc hơi càng nhanh càng tốt. Nếu để nước tồn đọng lâu trên lá, kẽ lá có thể gây thối lá.
Việc làm sạch lá có thể làm tăng khả năng quang hợp của cây, cây phát triển tốt hơn.
Nếu bạn chỉ sử dụng bình tưới để phun nước dạng xịt cho cây thì quả thực bạn có thể tăng độ ẩm môi trường trong thời gian ngắn, nhưng phương pháp này không duy trì được độ ẩm liên tục, và bạn nên bổ sung.