Nếu bạn là người hay lo ra, lãng trí, nên cân nhắc đặt một chậu cây nha đam nhỏ trên bàn của mình.
Trong không gian nhà ở khép kín, gia chủ thường hay thấy nặng đầu, cơ thể uể oải vào mỗi buổi sáng sớm. Lý do diễn ra sự việc này là vì thiếu thốn khí oxy trong không khí. Để giải quyết vấn đề nan giải, nhiều người chọn cách trồng cây nha đam trong phòng ngủ.
Tuy nhiên vì sao lại là nha đam mà không phải loại cây khác? Thực tế những tác dụng trồng cây nha đam trong nhà không phải ai cũng biết.
1. Những tác dụng của nha đam
Làm ẩm không khí, tăng khả năng tập trung
Cây cối chính là những “máy làm ẩm” tự nhiên, hút nước từ không khí và từ lượng nước mà bạn tưới cho chúng mỗi ngày sau đó "trả lại" dưới dạng những giọt nước nhỏ xíu ngấm vào không không khí mà chúng ta hít thở. Không khí ẩm đặc biệt tốt cho những ai dễ bị cảm cúm, bị ho lâu ngày, có vấn đề về phổi...
Nếu bạn là người hay lo ra, lãng trí, nên cân nhắc đặt một chậu cây nha đam nhỏ trên bàn của mình. Theo tạp chí khoa học của Mỹ, đã có bằng chứng cho thấy cây xanh trong không gian làm việc sẽ giúp năng lượng không chỉ được tái tạo, tăng thêm mà còn nhanh nhạy, sắc bén hơn.
Mang năng lượng tích cực
Lý do đơn giản là con người và thiên nhiên được sinh ra để chung sống cùng nhau, nhưng cuộc sống bận rộn khiến chúng ta ít dần cơ hội làm điều đó. Dẫu vậy, việc được nhìn thấy những mảng xanh vẫn luôn tốt cho tâm trạng, đặc biệt trong những ngày vào đông âm u lạnh lẽo.
Thư giãn tâm trí
Nhiều người cho rằng khi bị bệnh, nếu được ngắm cây, hoa thì sẽ giúp cả cơ thể lẫn tâm trí tập trung hơn vào nhiệm vụ khỏe khoắn trở lại. Đặc biệt, những ai bị huyết áp cao thì ngoài việc duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng và vận động hợp lý thì những chậu cây nhỏ cũng sẽ giúp ích.
Quan điểm này được khoa học đồng tình: theo nghiên cứu của Đại học Kansas, những bệnh nhân sau phẫu thuật ở trong phòng bệnh có cây, hoa thường có huyết áp thấp hơn và chồi phục nhanh hơn. Cây và hoa tươi có khả năng giúp thư giãn tâm trí, thư giãn cả các mạch máu, giúp tăng khả năng kiểm soát cơn đau... và nha đam trong trường hợp này là “một mũi tên trúng hai con nhạn”, vì đồng thời còn có thể là loại thực phẩm bổ dưỡng.
Giúp làm dịu các vết bỏng, vết cháy nắng
Trong nha đam có hơn 200 dưỡng chất tự nhiên, cùng rất nhiều axit amin mà cơ thể cần nhưng không thể tự sản xuất được... hiệu quả không kém các loại kem bôi trên thị trường, nhưng rẻ và an toàn hơn nhiều, trong khi việc áp dụng không hề phức tạp, Và tất nhiên, ta không thể bỏ qua công dụng làm đẹp, dưỡng ẩm của nha đam như nhiều người vẫn biết.
2. Cách trồng cây nha đam trong nhà phù hợp
Tùy thuộc vào không gian phòng ngủ mà bạn chọn trồng cây nha đam với kích thước như thế nào cho phù hợp. Hiện nay trên thị trường đang bán 2 giống nha đam chính là nha đam Mỹ và nha đam Việt Nam.
- Nha đam Mỹ: Loại nha đam này có lá dài, bẹ to, nhiều gai nhọn trên cạnh lá, phía sau có lớp phấn trắng. Do có kích thước lớn nên giống nha đam này thích hợp được trồng trong các phòng có diện tích lớn.
- Nha đam Việt Nam: Giống nha đam này có lá nhỏ và bẹ mỏng hơn, ít gai, không có phấn trắng. Thường thì người ta sẽ trồng loại cây giống này trong các chậu nhỏ xinh ở phòng ngủ có kích thước nhỏ.
Để trồng nha đam, bạn cần chuẩn bị đất mùn trộn lẫn với phân trùn quế. Nếu không có, bạn có thể thay thế bằng đất bình thường trộn vỏ trấu hoặc xơ dừa. Bên cạnh đó, bạn cũng cần chuẩn bị chậu cảnh phù hợp với cây giống và mỹ quan căn phòng. Đối với một căn phòng có không gian vừa, bạn có thể chọn chậu có kích thước từ 25 - 30cm, chiều cao từ 30 - 40cm.
Khi trồng nha đam, bạn lưu ý cho một lớp đất xuống trước rồi cho cây giống nha đam lên. Bạn tiếp tục phủ đất, nén gốc nha đam sao cho cây đứng vững, tưới nước. Để cây giống nhanh mọc mầm và có tỉ lệ sống cao, bạn nên để trong mát khoảng 2 - 3 ngày sau khi nhổ tại vườn rồi mới đem đi trồng.