Muốn hoa giấy nở hoa trở lại, bạn chỉ cần làm những điều dưới đây cây sẽ ra hoa rực rỡ và rất lâu tàn.
Hiện nay trên đất nước ta hoa giấy đang được trồng phổ biến ở nhiều nơi. Từ trong các công viên đến các nơi công sở, từ các vườn sân cảnh gia đình đến các nơi khuôn viên, nhà hàng khách sạn, phòng tiếp khách… đâu đâu cũng có những bồn hoa giấy xinh xắn, sắc màu rực rỡ.
Hoa giấy được ưa chuộng bởi đặc tính dễ thích nghi và có hoa nở quanh năm với nhiều màu sắc khác nhau. (Ảnh Internet)
Phải nói, hoa giấy là loại cây được ưa chuộng bởi đặc tính dễ thích nghi và có hoa nở quanh năm với màu sắc phổ biến nhất là màu tím. Tuy nhiên hoa giấy có rất nhiều màu và hình dạng khác nhau tùy theo giống loại và khí hậu của vùng trồng nó. Nếu bạn yêu thích cây hoa giấy, hãy lưu ý những điều quan trọng dưới đây để chăm sóc cho cây khỏe mạnh và phát triển tốt, đặc biệt là vào mùa thu này.
Bổ sung phân bón cho hoa
Để kéo dài thời gian nở hoa của cây, bạn nên bón phân cho cây với tần suất khoảng 4 tháng một lần. Bón phân thường xuyên có thể kích thích sự phát triển mạnh mẽ ở cây. Vì vậy, nếu bạn thấy cây phát triển quá nhanh không phù hợp với địa hình, hãy ngừng bón phân một thời gian.
Một số lưu ý về phân bón:
- Không dùng phân đạm cao, phân bón tốt nhất cho cây hoa giấy là phân hữu cơ hoặc phân chậm tan.
- Hãy đảm bảo bón phân ít nhất một lần trong năm để cây phát triển khỏe mạnh và nhiều hoa.
Bổ sung phân bón cho hoa vô cùng quan trọng. (Ảnh Internet)
Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý phân bón thúc hoa giấy là phân bón có chứa lân và kali, thường là dùng phân kali dihyđro photphat, có thể thúc đẩy sự phân hóa mầm hoa và nụ hoa của hoa giấy. Bạn cần pha loãng phân kali dihyđro photphat với nước khoảng 1.000 để thành dung dịch nước, có thể dùng để phun gốc hoặc bón lá, cứ nửa tháng bón 2 đến 3 lần có tác dụng thúc đẩy quá trình phân hóa mầm hoa của hoa giấy rất hiệu quả, ra hoa thuận lợi.
Nếu thấy hoa giấy phát triển kém, bạn có thể chọn phân bón Huaduoduo số 2, loại phân đạm và các nguyên tố vi lượng khác ngoài phân lân và kali có tác dụng thúc ra hoa. Việc sử dụng phân bón này không chỉ thúc đẩy hoa mà còn bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây hoa giấy, đảm bảo cây phát triển mạnh mẽ và nở hoa.
Tăng ánh sáng
Ngoài việc bổ sung chất dinh dưỡng thì cũng cần tăng cường ánh sáng để đảm bảo đủ ánh sáng cũng là một trong những điều kiện để cây ra hoa. Cây hoa giấy là loài cây ưa nắng và phát triển tốt nhất khi trồng ở vị trí đầy đủ ánh nắng mặt trời. Cần đảm bảo cây tắm nắng ít nhất 6 giờ mỗi ngày để phát triển tốt nhất. Việc để cây đón nắng nhiều hơn sẽ dễ dàng cho các mầm hoa phân hóa và tăng số lượng cũng như chất lượng hoa.
Kiểm soát nước
Cây hoa giấy không ưa nước, nếu tưới quá nhiều nước sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của cây. Nếu bị ngập úng cây sẽ chết. Ở mức độ thừa nước nhẹ hơn, cây sẽ không ra hoa mà tập trung dinh dưỡng để phát triển lá cây. Ngược lại, nếu đất quá khô, cây sẽ thiếu dinh dưỡng và ít hoa, ít lá.
Khi đủ điều kiện dưỡng, thấy cây hoa giấy chưa phân hóa mầm hoa, bạn có thể dùng biện pháp điều tiết nước để giảm tưới nước cản trở lượng dinh dưỡng có thể thúc đẩy sự phân hóa mầm hoa, ra hoa thuận lợi.
Phương pháp kiểm soát nước là đợi cho đến khi đất trong chậu khô hẳn rồi mới tưới, hoặc lá cây bị héo rồi mới cho nước vào. Tiếp tục kiểm soát nước trong khoảng nửa tháng, và sau đó tiếp tục quản lý nước bình thường, bạn sẽ có thể sớm thấy cây hoa giấy phát triển nụ hoa.
Tưới nước cho cây cũng vô cùng quan trọng. (Ảnh Internet)
Để để hoa giấy nở bông chỉ sau 1 tuần, đầu tiên cần ngưng tưới nước 3-7 ngày tùy vào cây để trong chậu hay trồng dưới đất. Để cho cây héo héo chút. Sau đó mới tưới nước lại, và tưới vừa phải. Lúc này lá sẽ rụng dần và mọc ra những chồi mới gọi là chồi bông. Lúc này có thể thêm chút vitamin B1 để giúp cây phát triển bông tốt. Tuyệt đối trong giai đoạn này không được ngưng tưới nước. Vì nếu ngưng nụ hoa sẽ rụng. Bảo đảm, chỉ một tuần sau, cây hoa giấy sẽ nở bông.
Ngoài ra, có một số lưu ý để cân bằng độ ẩm cho cây như sau:
- Xác định thời điểm thích hợp nhất để tưới nước bằng cách quan sát. Nếu bề mặt đất khô ráo và khi xới khoảng 5cm đất lên cảm nhận được đất có độ ẩm là lúc nên tưới nước.
- Sử dụng vòi xịt để hạn chế lượng nước tập trung một chỗ.