Mùa xuân hãy “bật công tắc ẩn” này trên cây lưỡi hổ, chồi non phá đất mọc lên tua tủa

Cẩm Tú - Ngày 19/02/2023 15:26 PM (GMT+7)

Nếu cây lưỡi hổ trồng lâu vẫn không mọc chồi mới, giữ nguyên dáng vẻ ban đầu thì bạn hãy thử “bật công tắc ẩn” trên cây xem sao.

Nhiều người thích trồng cây lưỡi hổ vì loại cây này dễ trồng, quanh năm thường xanh, đặc biệt có khả năng thanh lọc không khí rất hiệu quả. Không chỉ vậy, trong phong thủy, lưỡi hổ còn có tác dụng xua đuổi tà ma, mang lại may mắn và tài lộc cho gia chủ.

Mặc dù dễ trồng và dễ chăm sóc nhưng nhiều người thường than thở rằng trồng cây lưỡi hổ nhiều năm mà cây vẫn giữ nguyên dáng vẻ như hồi mới mua về, không cao thêm, không mọc chồi mới, thậm chí có phần còi cọc và thiếu sức sống hơn.

Nếu đang gặp tình trạng này, bạn hãy thử “bật công tắc ẩn” trên cây lưỡi hổ thử xem sao. Cơ quan này nằm ở rễ của cây lưỡi hổ.

Mùa xuân hãy “bật công tắc ẩn” này trên cây lưỡi hổ, chồi non phá đất mọc lên tua tủa - 1

Bạn hãy xem xét kỹ càng bộ rễ của cây lưỡi hổ có bị vùi sâu quá không, nếu có hãy dùng xẻng nhỏ nhẹ nhàng đào dọc theo phần thân để bộ rễ lộ ra ngoài khoảng 2-3 cm là được. Việc này giúp rễ của cây tiếp xúc nhiều hơn với ánh sáng và không khí, làm tăng độ thoáng khí, từ đó thúc đẩy mọc chồi mới.

Lưu ý, không nên để lộ ra quá nhiều, nếu không có thể làm hỏng bộ rễ của cây. Còn nếu cứ để bộ rễ bị chôn vùi trong đất quá sâu, rễ không thể “thở” tự do được nên khó mọc chồi mới. Sau khi kích hoạt “công tắc ẩn” trên cây lưỡi hổ, nếu nhiệt độ môi trường thích hợp thì sau khoảng 1 tháng chồi non sẽ phá đất mọc lên tua tủa.

Mùa xuân hãy “bật công tắc ẩn” này trên cây lưỡi hổ, chồi non phá đất mọc lên tua tủa - 2

3 nguyên tắc “vàng” cần nhớ khi trồng cây lưỡi hổ

- Thay chậu mỗi năm một lần

Loại cây này thích đất cát tơi xốp, thoáng khí. Nếu trồng bằng đất mục, cần trộn thêm 50% cát sông, nếu trồng bằng đất giàu dinh dưỡng, nên trộn thêm 30% đá trân châu.

Ngoài ra, bạn nên hay bầu đất mỗi năm một lần vào mùa xuân hoặc mùa thu hằng năm. Nếu chậu cây dày đặc, nhiều cây con thì bạn có thể tách ra, chia thêm chậu mới để đảm bảo cây phát triển khỏe mạnh, đất cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cây. Đồng thời, thỉnh thoảng bạn nên xới đất để đất không bị nén chặt, tăng độ thoáng khí cho đất, giúp cây lưỡi hổ sinh trưởng tốt.

- Cho cây nhận đủ ánh sáng

Cây lưỡi hổ là cây ưa sáng, chịu được ánh nắng chiếu trực tiếp và có thể thích nghi tốt với điều kiện bóng râm bán phần. Vì vậy bạn nên đặt cây ở những nơi có ánh sáng tốt như phòng khách, ban công,... Tuy nhiên vào mùa hè, bạn nên tránh đặt cây trực tiếp dưới ánh mặt trời nếu không lá cây dễ bị cháy.

Mùa xuân hãy “bật công tắc ẩn” này trên cây lưỡi hổ, chồi non phá đất mọc lên tua tủa - 3

Nếu được đáp ứng đẩy đủ ánh sáng, quá trình quang hợp sẽ diễn ra tốt hơn, giúp lá có màu xanh thẫm đẹp mắt, các viền vàng trên lá nổi rõ hơn, đồng thời thúc đẩy cây mọc mầm, nở hoa. Nếu đặt cây trong tối lâu ngày, cây dễ còi cọc, lá mỏng, lá bị úa vàng và mềm oặt đi, khó mọc chồi mới.

- Không tưới nước thường xuyên

Cây lưỡi hổ chịu được khô hạn, cho nên bạn không cần tưới nước thường xuyên cho cây, chỉ nên tưới khi bề mặt đất đã khô. Tưới quá nhiều nước dễ khiến lá bị nhạt màu, thối rễ.  

3 loại hoa không cắt tỉa không nở hoa, càng mạnh tay hoa nở càng nhiều
Trồng hoa không chỉ cần phải bón phân, tưới nước mà việc cắt tỉa cành cũng rất quan trọng, có thể quyết định đến số lượng ra hoa của cây.

Nhà - Vườn

Theo Cẩm Tú
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Mẹo vặt vườn tược