Rằm tháng 7 nên dâng cúng hoa gì? Vì sao có những loại hoa thơm đẹp, nhưng lại là hoa không dâng cúng trên bàn thờ?
Xưa các cụ hay có loại hoa gói, dùng lá dong riềng, lá bàng gói một bông huệ thơm trắng muốt, bông ngọc lan ngát hương, nhánh hoàng lan thơm mềm như búp tay Phật, kèm thêm nhánh hoa sói, cúc, hay đóa thược dược… tùy mùa) để người dân bày vào chiếc đĩa xinh xắn dâng cúng trên bàn thờ.
Ngày rằm, mồng một, giỗ chạp lễ tết… bàn thờ thơm nức hương trầm và hương hoa, tạo nên không gian linh thiêng rất riêng biệt.
Xưa các cụ hay dùng nhiều loại hoa gói vào lá dong riềng để người dân bày vào những chiếc đĩa xinh xắn dâng cúng trên bàn thờ.
Theo nhiều nhà tâm linh, ngày nay bên cạnh nén hương, chén nước, mâm cơm… bàn thờ của các gia đình Việt Nam luôn có bình hoa đẹp thay cho các đĩa hoa xưa. Trong đạo Phật, hoa dâng cúng đẹp tượng trưng cho sự thanh khiết, thơm tho, có ý nghĩa dâng điều thiện lành, tốt đẹp, bày tỏ lòng thành kính, biết ơn cúng chư phật và gia tiên, dù giá trị vật chất không nhiều.
Hoa ngọc lan là một trong các loài hoa đẹp, thơm được dâng cúng.
Có hàng trăm loài hoa cắm bình dâng cúng vừa đẹp, vừa thơm. Nhưng không phải hoa nào cũng có thể cúng lễ, mà cần chọn hoa cúng phù hợp để việc cúng lễ thêm phần trang nghiêm, thành kính.
Tùy mùa mà chọn hoa dâng cúng, nhưng xưa nay dân gian hay chọn một số loại hoa tên đẹp, thơm dâng cúng. Cơ bản là hoa cúc, hồng, sen, huệ… Riêng dịp rằm tháng 7 tháng cô hồn có hoa hồng, hoa cúc, hoa huệ, hoa hoàng lan, ngọc lan… để dâng cúng.
Hoa nào dâng cúng trên bàn thờ cũng cần hiểu ý nghĩa, tùy vùng miền mà linh hoạt dùng hoa, không nên cố chấp quá và càng không nên thoải mái quá bởi có nơi hiếm hoa người dân cắt cây chuối non cắm hoa lục bình để cúng.
Hoa cúc thường được dâng cúng trên ban thờ.
Hoa cúng không nên kết hợp quá nhiều loại vì sẽ giảm mất sự thanh tao và mất thẩm mỹ. Nên chọn hoa thơm, tên đẹp, tính chất hoa đẹp, và chỉ nên cúng một màu để tạo sự trang nghiêm.
Nhiều nhà có bàn thờ Phật riêng, hoa cúng Phật nên chọn hoa có màu vàng và đỏ như mẫu đơn, cúc vàng, hồng đỏ… là những màu tượng trưng cho nhà Phật để ban thờ được trang trọng (người kỹ tính còn không chọn hoa màu hồng phơn phớt, hoặc màu khác). Chọn những bông hoa nở to, lựa kỹ vì tháng 7 âm lịch mưa nắng thất thường nhiều bông hoa bị sâu đục lỗ giữa bông, hoặc úa lá.
Bàn thờ gia tiên chọn dâng hoa cúng như bàn thờ Phật, nhưng có thể chọn thêm hoa màu sắc khác. Lưu ý:
- Hoa huệ nên mua huệ ta, trưng được lâu.
- Hoa cúc vạn thọ tên hay, màu vàng tươi tắn, biểu trưng cho sự may mắn, thịnh vượng (miền Trung dùng nhiều).
- Hoa địa lan thơm, màu xanh, vàng (khác phong lan).
Hoa nhài thơm, đẹp, nhưng là hoa không dâng cúng trên bàn thờ
Các nhà tâm linh cho rằng, loại hoa không dâng cúng trên ban thờđầu tiên là chậu hoa cảnh. Cũng không nên dùng hoa nhựa, hoa giả trên ban thờ vì kém trang nhã, tươi mát. Và hoa cúng là biểu hiện tấm lòng, do đó không nên dùng lễ giả để biểu thị tấm lòng chân thật.
Dù đồ giả tuy không mất trang nghiêm, bất kính, hay có lỗi, nhưng chỉ nên trưng ngày thường, còn Rằm tháng bảy, các tiết lễ tết, sóc, vọng thì nên dâng cúng hoa tươi, có hương thơm.
Một số hoa đẹp, thơm, bền màu như phong lan, lan móng rồng (lan cua), hoa đại (có nơi gọi là hoa sứ, chămpa) thơm, màu đẹp, nhưng là loại hoa không dâng cúng trên bàn thờ, bởi theo các nhà tâm linh tính chất những hoa đó và tên của hoa không đẹp. Cụ thể:
- Hoa nhài biểu tượng cho sự trong sạch, tinh khiết. Nhưng trong dân gian là loại hoa không đứng đắn, hay gặp nghịch cảnh – không dùng.
- Hoa cúc áo (hoa cứt lợn), xinh xắn, màu đẹp, chữa bệnh rất tốt, nhưng chỉ cắm chơi, không nên thờ cúng bởi tên không đẹp.
- Hoa râm bụt có màu đỏ, bông đẹp cũng không thờ cúng vì có tên không đẹp.
- Hoa phù dung tên đẹp, nhưng mau tàn, tích không hay nên không dâng cúng.