Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) hết bao tiền? Đây luôn là câu hỏi thường trực của tất cả các cặp vợ chồng hiếm muộn đang mong có con trước khi bắt đầu hành trình tìm con.
Theo bác sĩ Thân Trọng Thạch - Giảng viên bộ môn Sản, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, trước khi bắt đầu quyết định làm thụ tinh trong ống nghiệm - IVF, ngoài chuẩn bị một tinh thần thoải mái, chuẩn bị về sức khỏe, các cặp vợ chồng hiếm muộn nên chuẩn bị kỹ càng 1 khoản tài chính đủ để chi trả cho quá trình này để chủ động nhất trong hành trình tìm con của mình
Thực tế, có nhiều vợ chồng hiếm muộn khi thực hiện thụ tinh ống nghiệm thường nghe ngóng hoặc lấy thông tin về chuyên môn, quy trình cũng như chi phí từ các nguồn tin không chính xác như qua đồn thổi, qua mạng.... Điều này khiến họ bị nhiễu loạn thông tin và rất có thể tiếp xúc phải những thông tin không chính thống, bị sai lệch, chưa đúng với thực tế của quá trình IVF.
Chi phí thụ tinh ống nghiệm ở mỗi ca khác nhau nhưng dao động từ 80-120 triệu đồng. (Ảnh minh họa)
“Rất nhiều chị em khi đến điều trị thường hỏi bác sĩ rằng, có phải thụ tinh trong ống nghiệm tốn kém khoảng 200-500 triệu đồng mới mang lại hiệu quả thực sự không? Vì nghĩ mất 1 khoản chi phí khủng như vậy nên họ chưa nghĩ tới chuyện thụ tinh ống nghiệm. Chỉ khi kiếm đủ tiền, họ mới đến để thực hiện IVF khi tuổi đã lớn. Đây là một trong những nguyên nhân làm giảm hiệu quả IVF của các vợ chồng hiếm muộn”, bác sĩ Thân Trọng Thạch nhận định.
Bác sĩ Thạch khẳng định, chi phí IVF ở mỗi nước khác nhau. Nếu như ở Mỹ, cặp vợ chồng làm IVF thường phải chi trả chi phí khoảng 500-600 triệu đồng. Ở Singapore, các cặp vợ chồng sẽ phải chi trả khoảng 300-400 triệu đồng.
Tại Việt Nam, chi phí thụ tinh ống nghiệm dao động trung bình từ 80-120 triệu đồng. Ở các bệnh viện quốc tế, mức chi phí này có thể cao hơn. Ngoài ra, chi phí này còn có sự thay đổi nhỏ tùy theo bệnh lý của từng ca IVF cụ thể.
Trong 80-120 triệu đồng làm IVF, các cặp vợ chồng thường sẽ phải chia chi phí ra làm 2 khoản cụ thể:
+ Một là: 50-60% số tiền trên là tiền mua thuốc kích trứng chích cho bệnh nhân để tạo trứng. Khoản này không cố định vì tùy thuộc đáp ứng của bệnh nhân với thuốc tốt hay không mà bác sĩ sẽ dùng liều thuốc cao hay thấp.
Nếu như với những bệnh nhân trẻ, dự trữ buồng trứng dồi dào thì liều thuốc sẽ được hạ thấp, bệnh nhân đỡ tốn kém. Song nhiều bệnh nhân lớn tuổi, dự trữ buồng trứng kém thì bác sĩ bắt buộc phải tăng liều thuốc lên để tạo được nhiều trứng. Như vậy lượng thuốc sử dụng nhiều hơn, bệnh nhân phải chấp nhận tốn kém nhiều hơn.
+ Hai là: 40-50% số tiền còn lại là để dành cho những khoản cố định khác tại viện như: tiền kim chọc trứng, nuôi cấy phôi, thụ tinh, chuyển phôi, vật tư tiêu hao… trong quá trình làm IVF cho bệnh nhân.
Nhờ phương pháp thụ tinh ống nghiệm mà nhiều vợ chồng hiếm muộn đã được trải nghiệm hạnh phúc làm bố mẹ. (Ảnh: BSCC)
Thông thường, trong chu kỳ đầu tiên, tùy vào số lượng trứng thu thập được mà chị em làm IVF có thể có nhiều phôi hay ít phôi. Nếu như bệnh nhân trẻ, dự trữ buồng trứng tốt, không có bệnh lý sinh sản thì bác sĩ có thể thu được khoảng 12-15 trứng. Theo đó, số phôi có thể có được 8-10 phôi từ số trứng nói trên.
Và trong chu kỳ chuyển phôi đầu tiên cho bệnh nhân, thông thường bác sĩ chuyển tối đa là 1-2 phôi. Còn lại 6-8 phôi sẽ được trữ đông dùng trong những lần chuyển phôi sau. Vì thế, trong chu kỳ chuyển phôi trữ đông sau đó, bệnh nhân chỉ phải tốn kém rất ít tiền cho 1 lần chuyển phôi. Thường sẽ mất khoảng 10-15 triệu đồng cho một chu kỳ chuyển phôi chứ không phải tốn kém 1 khoản tiền trăm triệu như ở lần chuyển phôi đầu và IVF đầu.
Tin liên quan
Mặc dù bác sĩ thông báo cô đã mãn kinh và sau nhiều lần thụ tinh ống nghiệm không thành, bà mẹ 56 tuổi này vẫn có bầu tự nhiên và sinh con...
Có nhiều cặp vợ chồng gặp khó khăn trong việc thụ thai và đôi khi nguyên nhân đến từ những sai lầm phổ biến mà họ không nhận ra. Dưới đây là...
Chọc hút trứng có đau không và quy trình chọc hút trứng khi thụ tinh nhân tạo phải trải qua những khâu nào… luôn là thắc mắc của nhiều chị...
Khi gặp một cặp song sinh, chúng ta luôn đặt ra những câu hỏi trong đầu tại sao họ lại có nhiều điểm chung đến ngạc nhiên như vậy. Hãy cùng...
Tin bài cùng chủ đề Hỏi đáp với chuyên gia
Theo bác sĩ Phan Chí Thành, mẹ bầu có tử cung ở tư thế nào sinh thường đều không có vấn đề gì, nhưng với các mẹ bầu có tử cung ngả sau cần hết sức lưu ý khi sinh mổ.