Bác sĩ có hơn 30 năm kinh nghiệm sản phụ khoa và 10 năm chuyên sâu về hỗ trợ sinh sản cho biết, có nhiều nguyên nhân khiến cho một số cặp vợ chồng làm IVF bị lưu thai và sảy thai.
Chuyên khoa: Sản phụ khoa
Nơi công tác: Bệnh viện Bưu điện
Mặc dù thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) là phương pháp hỗ trợ sinh sản mang lại tỉ lệ thành công cao trong điều trị hiếm muộn hiện nay nhưng không phải tất cả các cặp vợ chồng điều trị bằng phương pháp này đều có cơ hội được đón con yêu khỏe mạnh chào đời, bởi vẫn có tỉ lệ các chị em bị sảy thai, lưu thai sau khi làm IVF.
Không phải tất cả các cặp vợ chồng điều trị IVF đều có cơ hội đón được con yêu khỏe mạnh chào đời bởi vẫn có nhiều nguy cơ bị lưu thai, sảy thai. (Ảnh minh họa)
“Sảy thai là hiện tượng mất thai trước tuần thứ 20 của thai kỳ với hơn 80% các ca sảy thai xảy ra trước khi thai phát triển được 12 tuần. Còn thai lưu là hiện tượng thai nhi chết trước khi sinh. Khi đó người mẹ có thế bị xuất huyết âm đạo, đau bụng hoặc đôi khi không có triệu chứng gì”, Bác sĩ Nguyễn Thị Nhã - giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, bệnh viện Bưu điện; chuyên gia đầu ngành lĩnh vực vô sinh - hiếm muộn cho biết.
Bác sĩ có hơn 30 năm kinh nghiệm sản phụ khoa và 10 năm chuyên sâu về hỗ trợ sinh sản này cũng cho biết, có nhiều nguyên nhân khiến cho một số cặp vợ chồng làm IVF bị lưu thai và sảy thai. Trong đó có thể kể tới những bất thường về di truyền, bất thường phần phụ và tử cung hoặc do bệnh lý ở mẹ (nếu mẹ mắc các bệnh lý mãn tính hoặc nội tiết như thiếu máu, cao huyết áp, bệnh tim mạch, suy gan, viêm thận, tiểu đường, suy giáp,… cũng có nguy cơ bị lưu thai, sảy thai rất cao).
Ngoài ra, thai phụ IVF có nguy cơ lưu thai, sảy thai cao khi thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại, mang thai khi tuổi đã cao (trên 35 tuổi), từng có tiền sử bị lưu thai, sảy thai nhiều lần trước đó. Thậm chí, các chị em bị béo phì, lạm dụng rượu bia, chất kích thích, người phải làm việc vất vả, không được nghỉ ngơi nhiều, ăn uống không đầy đủ chất dinh dưỡng…cũng dễ bị lưu thai/sảy thai.
Sau sảy thai hoặc thai lưu, các chị em cần lưu ý:
- Chị em cần kiêng quan hệ tình dục trong thời gian ít nhất từ 2 - 4 tuần sau khi sảy/lưu thai.
- Nghỉ ngơi đầy đủ, đặc biệt cần giữ tâm lý thoải mái, tránh lo lắng căng thẳng.
- Không sử dụng thức uống có cồn vì chúng có thể gây hại cho sự phục hồi tổn thương tử cung và cân bằng nội tiết sau khi sảy/lưu thai.
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ bằng nước ấm hoặc dung dịch rửa phù hợp, lưu ý không thụt rửa âm đạo.
Chị em nên đợi ít nhất sau khoảng 2- 3 chu kỳ kinh nguyệt, đến chu kì kinh tiếp theo thì có thể chuyển phôi để cơ thể hồi phục, ẵn sàng cho việc nuôi dưỡng thai nhi khỏe mạnh. (Ảnh: BSCC)
Chia sẻ về câu hỏi nhiều chị em IVF thắc mắc, sau sảy thai, lưu thai bao lâu thì có thể bắt đầu chuyển phôi để mang thai lại lần tiếp theo, bác sĩ Nhã cho biết, sau khi bị sảy thai hoặc lưu thai, cơ thể người phụ nữ, nhất là niêm mạc tử cung và buồng trứng cần thời gian để có thể phục hồi và trở lại hoạt động bình thường. Thông thường, chị em sẽ có kinh nguyệt trở lại sau khi sảy/ lưu thai khoảng 1 - 2 tháng, tuy nhiên ở một số người có thể sớm hoặc muộn hơn.
“Chị em nên đợi sau ít nhất 2- 3 chu kỳ kinh nguyệt, vào chu kì kinh tiếp theo thì có thể đến các Trung tâm Hỗ trợ sinh sản theo dõi niêm mạc vào ngày thứ 2 khi thấy kinh để chuyển phôi. Ở thời điểm này mới nên chuyển phôi vì cơ thể, sức khỏe của người mẹ đã phục hồi, sẵn sàng cho việc nuôi dưỡng thai nhi khỏe mạnh”, bác sĩ Nhã chia sẻ.
Tin liên quan
Sau hai lần lưu thai, mẹ bầu đã cẩn thận hơn trong lần mang thai thứ 3 và lần này người mẹ phải tiêm hơn 500 mũi vào lưng, vào bụng để giữ...
Tiêm phòng trước khi mang thai là cách tốt nhất giúp mẹ bảo vệ cho sức khỏe của mình cũng như thai nhi. Việc tiêm phòng đầy đủ cho người mẹ...
Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ninh, vừa tiếp nhận và phẫu thuật cấp cứu kịp thời cho thai phụ bị nhau bong non hiếm gặp.
Phát hiện dấu hiệu thai lưu sớm như tim thai không hoạt động, tử cung mẹ không phát triển, nước ối rò rỉ, dịch âm đạo .... xử lý kịp thời sẽ...
Tin bài cùng chủ đề IVF - Thụ tinh trong ống nghiệm
Lấy chồng khi vừa tròn 25 tuổi, nhưng tới khi ngoại tứ tuần chị Hoà (Hà Nội) mới được hưởng hạnh phúc làm mẹ. Gần hai thập kỷ mới được bế con trên tay, không niềm hạnh phúc nào hơn với người...