Cũng theo Gin Tuấn Kiệt, để dung hòa cuộc sống hôn nhân thì cả hai vợ chồng nên bỏ bớt cái tôi cá nhân, mỗi người nên nhịn nhau một chút.
Kết hôn với chồng giám đốc Syria hơn 14 tuổi, hơn 10 năm sau 8X quả quyết nói 5 từ
Năm ấy khi kết hôn với chồng Syria, chị Xuyến không nhận được lời chúc phúc từ gia đình.
Xuyến Xuyến sinh ra trong một gia đình khá giả ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Khi còn là sinh viên năm nhất đại học, 8X đã gặp một người đàn ông Syria tên Ziad qua một người bạn. Anh điều hành một công ty ở Syria và đang kinh doanh tại Trung Quốc.
Chị Xuyến cho biết, thời điểm đó chị không có chút tình cảm nào với anh, thậm chí có chút chán ghét, vì anh không đẹp trai, lại béo và hơn chị 14 tuổi. Anh Ziad cũng không tán tỉnh chị. Nhưng 2 năm sau, anh đã gọi điện cho chị và cả hai đã nói chuyện hơn 1 tiếng. Sau cuộc gọi đó, cả hai thường xuyên liên lạc với nhau hơn.
Sau đó, anh Ziad đến Thượng Hải và nhờ chị làm phiên dịch cho anh 1 tháng. Vì đang chuẩn bị làm đồ án tốt nghiệp, có nhiều thời gian rảnh hơn nên chị Xuyến đồng ý.
Sau khoảng một tháng tiếp xúc, mối quan hệ giữa hai người vẫn chỉ là quan hệ hợp tác giữa ông chủ và người làm thuê. Nhưng chị Xuyến không ngờ rằng, khi đó anh Ziad đã thầm yêu chị. “Có lẽ vì lo lắng tôi sẽ từ chối nếu anh tỏ tình nên anh không vội vàng. Khi sự hợp tác của chúng tôi kết thúc, anh ấy trở về Syria và vẫn gọi điện cho tôi hàng ngày”, chị Xuyến chia sẻ.
Tháng 6/2008, anh Ziad chính thức tỏ tình qua điện thoại và chị Xuyến đồng ý không chút do dự. “Vẻ bề ngoài và tuổi tác của anh đã trở nên tầm thường so với sự lịch thiệp, cẩn thận và chu đáo của anh. Đây có lẽ là câu người ta thường nói: ‘Vẻ đẹp nằm trong mắt kẻ si tình’”, chị Xuyến cười kể lại.
Sau đó, chị Xuyến chia sẻ mối quan hệ của mình với bố mẹ và bị cấm cản kịch liệt. Tuy nhiên, 8X không nghe và đã âm thầm đến Syria một mình để tìm hiểu thêm về hoàn cảnh gia đình bạn trai.
Chị Xuyến chia sẻ, gia đình anh thuộc tầng lớp trung lưu ở Syria. Bố mẹ anh rất thân thiện và lịch sự với chị. Bố anh là người hiểu biết rộng, nói được 8 thứ tiếng, đặc biệt nói tiếng Anh rất lưu loát. Mẹ anh cũng nói được tiếng Anh nên chị Xuyến không gặp khó khăn gì khi giao tiếp với nhà bạn trai. Bạn bè của anh Ziad cũng rất niềm nở với chị Xuyến.
Sau khi sống ở Syria 1 tháng, chị Xuyến đưa anh Ziad về Trung Quốc. Nhưng, chị không đưa anh ấy về thẳng nhà mình mà đưa anh đến nhà của dì, vì chú và dì rất yêu thương chị nên chị mong nhận được sự ủng hộ của họ, sau đó nhờ họ tới thuyết phục bố mẹ mình.
Tuy nhiên, họ cũng không ủng hộ mối tình của chị Xuyến, vì anh Ziad lớn hơn chị rất nhiều. Hơn nữa, Syria không phải là một quốc gia phát triển nên họ sợ chị bị lừa.
“Bố mẹ tôi thậm chí còn nghi ngờ anh Ziad đã có vợ và lừa tôi làm vợ lẽ của anh, vì Syria cho phép một người đàn ông lấy 4 vợ. Dù tôi nói gì thì họ vẫn phản đối. Nhưng sự phản đối, can ngăn của mọi người đều vô ích với tôi và chúng tôi vẫn không cắt đứt liên lạc”, chị Xuyến nói.
Đầu năm 2010, Ziad lại đến Trung Quốc và đưa chị Xuyến sang Syria. Một ngày sau, anh bất ngờ cầu hôn và chị đồng ý không chút do dự.
Biết con gái lén lút kết hôn sau lưng, bố mẹ 8X rất tức giận. Nhưng mặc kệ sự phản đối của bố mẹ, chị Xuyến vẫn kết hôn với chồng giám đốc Syria vào tháng 2/2010.
“Một tuần trước đám cưới, tôi đăng tin trong nhóm gia đình nói rằng tôi sẽ kết hôn vào ngày hôm đó. Nhưng suốt cả tuần, cả nhà đều im lặng, không ai đáp lại tôi chứ đừng nói đến gửi lời chúc phúc.
Mãi đến ngày cưới, tôi mới nhận được tin nhắn từ anh rể thứ hai, chỉ đơn giản là chúc em một đám cưới hạnh phúc. Dù không được người thân, bạn bè chúc phúc nhưng tôi không quan tâm mà bước vào hôn trường với tâm trạng đầy khao khát”, chị Xuyến chia sẻ.
Cuộc sống hôn nhân không đẹp như chị Xuyến tưởng tượng. Trên thực tế, hầu hết người Syria không sống với bố mẹ sau khi kết hôn, nhưng chị đã sống với bố mẹ chồng 6 năm. Ngoài sự khác biệt về văn hóa khiến chị không thoải mái khi sống chung với nhà chồng, còn có rất nhiều điều nhỏ nhặt khác khiến chị khó chịu.
Nàng dâu Trung Quốc cho biết, bố mẹ người Syria không giúp con chăm sóc con cái và phụ nữ không nhận được sự chăm sóc đặc biệt từ bố mẹ chồng khi mang thai và sau sinh. Chồng là người con hiếu thảo, luôn nghe theo bố mẹ nên nhiều lúc chị Xuyến đã rất suy sụp và cảm thấy bế tắc.
8X kể: “Lúc tôi đang vội, mẹ chồng ngồi đó nhưng không thèm để ý đến tôi. Điều này khiến tôi khó chịu nên nhiều lúc mẹ chồng nàng dâu đã xảy ra cãi vã. Tuy nhiên, dù có cãi vã thế nào thì chồng vẫn luôn đứng về phía mẹ. Dù mẹ anh có lỗi thì anh cũng sẽ không trách bà. Vì thế, tôi và chồng thường xuyên xảy ra mâu thuẫn.
Để tránh mâu thuẫn gia đình, tôi đã bàn với chồng về việc dọn ra ngoài nhưng lần nào anh ấy cũng nói rằng anh ấy đã sống với bố mẹ nhiều năm như vậy nên thấy khá thoải mái và không muốn chuyển ra ngoài.
Nhà anh có vài căn nhà trống và anh ấy cũng có một căn nhà. Hơn nữa, khi tôi đến Syria lần đầu tiên vào năm 2008, anh đã nói cho tôi một phòng cưới, để tôi tùy ý trang trí. Nhưng sau khi cưới, anh lại nói rằng căn phòng đó đã bị bố anh bán đi rồi. Dù cũng không vui nhưng anh không tranh cãi với bố.
Dù căn hộ đó có bị bố bán đi thì nhà anh vẫn còn căn nhà khác cơ mà. Anh cả của chồng tôi đã có nhà riêng khi lấy vợ và dọn đến nhà mới sau khi cưới. Và căn phòng đó là do bố mẹ chồng tôi tặng cho họ. Nhưng đến lượt tôi, cách đối xử lại khác. Sự thiên vị đó khiến tôi tức giận, nhưng chồng tôi chưa bao giờ nói xấu gia đình mình. Kỳ thực anh ấy cũng cho rằng bố mẹ thiên vị, nhưng anh ấy sẽ không nói ra trước mặt tôi. Ngược lại, anh luôn nói với tôi rằng bố mẹ và anh trai anh thế nào”.
Mặc dù cuộc sống rất chán nản, nhưng vì con cái chị Xuyến đành chấp nhận. Hơn nữa, chồng cũng có nhiều ưu điểm, hai vợ chồng có tình cảm sâu sắc nên cãi vã xong không lâu cả hai lại làm hòa.
Mãi tới 6 năm sau khi cưới, gia đình chị Xuyến mới được chuyển ra ngoài sống, cuộc sống của chị dễ thở hơn rất nhiều, tình cảm vợ chồng cũng tốt đẹp hơn.
Đến nay, sau 14 năm kết hôn, cặp đôi đã có với nhau 3 đứa con. Khi được hỏi đã bao giờ hối hận với quyết định năm xưa cãi lời bố mẹ lấy chồng Syria không, 8X quả quyết nói: "Chưa bao giờ hối hận".
Qua cuộc hôn nhân xuyên biên giới của mình, chị cho hay, do thói quen sinh hoạt và quan niệm tư tưởng khác nhau nên việc xảy ra mâu thuẫn với bố mẹ chồng hoặc chồng sau khi kết hôn là điều khó tránh khỏi. Vì vậy, chị mong bất cứ ai khi bước vào một cuộc hôn nhân xuyên biên giới thì phải thật thận trọng.
“Ngay cả khi người đàn ông bạn kết hôn đối xử tốt với bạn, bạn cũng không thể đảm bảo rằng gia đình bạn sẽ hòa thuận và hạnh phúc sau khi kết hôn. Bởi vì kết hôn không chỉ là cưới một người đàn ông mà còn là cưới một gia đình.
Tôi không nghĩ sẽ có một cuộc hôn nhân xuyên biên giới nào hoàn toàn hạnh phúc, chẳng qua là họ không bộc lộ mặt xấu ra thôi. Như có người nói: ‘Đừng ghen tị với cuộc sống của bất kỳ ai. Thực ra, dưới đáy nồi của mỗi người đều có tro tàn. Cuộc sống luôn có mặt tốt, mặt xấu. Không phải người khác có vinh quang vô tận mà là họ không muốn thể hiện cho người khác thấy thôi.
Tôi nghĩ hôn nhân có cả nỗi đau và niềm vui là điều bình thường, những tình tiết ngọt ngào và lãng mạn chỉ tồn tại trong truyện cổ tích. Vì thế, hãy chấp nhận sự không hoàn hảo bằng trái tim và nắm bắt niềm hạnh phúc mà mình đang có”, chị Xuyến chia sẻ.
Tin liên quan
Dù sống chung nhưng Như Huỳnh cảm thấy vô cùng thoải mái vì được bố mẹ chồng coi như con gái ruột, hết lòng dạy dỗ chuyện làm ăn kinh doanh.
Tiền mừng cưới gần đủ để chi trả các khoản đó, chúng tôi chỉ phải bỏ thêm 3 - 4 triệu nữa thôi. Nhưng khi con dâu hỏi tới, tôi vẫn giả vờ...
Cách đây không lâu, bố mẹ chồng đến nhà thăm bố mẹ tôi. Thành thật mà nói, đây là lần đầu tiên họ đến nhà tôi kể từ khi con gái tôi chào đời...
Tin bài cùng chủ đề Câu chuyện tình yêu
Vốn không xác định bên nhau lâu dài, chỉ yêu “chơi” nhưng không ngờ vì một sự cố, cặp đôi đã nên duyên vợ chồng.