Được bố mẹ hai bên ủng hộ và ra sức tác hợp, đôi bạn hàng xóm quyết định nên duyên vợ chồng để “tiện về thăm nhà”.
Phải lòng người đẹp Kyrgyzstan kém 12 tuổi vì đôi dép lê, chàng trai được nhà gái giục cưới
Một hôm, khi đang làm ruộng, anh nhìn thấy một siêu thị tiện lợi cách đó không xa và chợt muốn mua một đôi dép. Thế là anh vứt dụng cụ làm nông xuống và vội vã chạy đến siêu thị và gặp được Farida, kém anh 12 tuổi.
Năm 2015, qua sự giới thiệu của một người bạn, anh Lý Lỗi (sinh năm 1987, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc) cùng bố mẹ sang Kyrgyzstan (một quốc gia Trung Á) làm nông nghiệp. Ở đó, anh đã gặp được chân ái của đời mình.
Anh Lỗi cho biết, gia đình anh định cư ở thủ đô Kyrgyzstan. Vào thời điểm đó, ở đây tương đối lạc hậu, nhưng bù lại, mức tiêu dùng không cao. Gia đình anh đã ký hợp đồng thuê 300 ha đất ở đó để trồng tỏi, bắp cải và cà rốt.
Một hôm, khi đang làm ruộng, anh nhìn thấy một siêu thị tiện lợi cách đó không xa và chợt muốn mua một đôi dép. Thế là anh vứt dụng cụ làm nông xuống và vội vã chạy đến siêu thị và gặp được Farida, kém anh 12 tuổi.
“Vừa bước vào cửa, tim tôi đập thình thịch khi thấy cô ấy. Cô ấy rất xinh đẹp, tôi rất muốn làm quen với cô ấy nhưng tôi mới đến đất nước này, không biết nói tiếng ở đây. Vì thế, tôi phải dùng tay ra hiệu cho cô ấy rất lâu.
Cô ấy nhìn tôi với khuôn mặt đầy ngạc nhiên. Cô ấy nhìn kỹ cử chỉ của tôi, nhưng không hiểu gì cả nên rất bất lực. Tôi nhanh chóng mở phần mềm dịch thuật và hỏi: ‘Tôi là người Trung Quốc, ở đây cô có dép không? Tôi muốn mua một đôi’. Sau đó, tôi đưa bản dịch ra, lúc này cô ấy mới hiểu và đưa tôi đi chọn dép”, anh Lỗi chia sẻ.
Kể từ ngày đó, mỗi ngày anh đều đến siêu thị mỗi khi rảnh rỗi. Anh đến 4-5 lần mỗi ngày, mua đủ thứ linh tinh chỉ để được người mình thầm thương trộm nhớ. Khi biết Farida chưa có người yêu, anh Lỗi quyết định xin thông tin liên lạc của cô nhưng bị người đẹp từ chối thẳng thừng.
Không chùn bước, những ngày sau anh Lỗi đến siêu thị thường xuyên hơn và quen biết được với mẹ Farida. Đáng nói, ngoài là chủ siêu thị, bà còn là một nhà thầu địa phương có 300 công nhân.
Lúc này cánh đồng của nhà anh Lỗi cần 200 đến 300 công nhân để nhổ cỏ nên anh nhanh chóng tìm đến mẹ Farida để bàn chuyện hợp tác. “Mặc dù Farida vẫn không thích nói chuyện với tôi và thường tránh mặt tôi. Mỗi khi thấy tôi đến mua đồ, cô ấy đều nhờ chị gái ra ngoài tiếp đón, nhưng tôi đã làm quen được với mẹ cô ấy và bà có ấn tượng rất tốt về tôi”, anh Lỗi chia sẻ.
Một ngày nọ, khi mối quan hệ với mẹ Farida đã thân thiết, anh Lỗi trực tiếp bày tỏ với bà: “Cháu yêu con gái cô mất rồi”. Bà tưởng anh nói đùa, nhưng anh Lỗi lại nói tiếp rằng ngày mai anh sẽ đến nhà hỏi cưới. Nào ngờ, mẹ Farida đồng ý ngay và nói rằng bà cũng thích anh làm con rể.
Kể về ngày hôm đó, anh Lỗi nói: “Ngày hôm sau, tôi mua rất nhiều trái cây và quà rồi đến thẳng nhà Farida để cầu hôn. Không ngờ gia đình họ lại ngơ ngác và ngạc nhiên khi nhìn thấy tôi. Họ không hiểu tại sao tôi, một người Trung Quốc, lại bất ngờ đến thăm và mang theo nhiều đồ như vậy.
Nhìn vẻ mặt của mẹ Farida, tôi chợt nhận ra bà đang coi lời nói của tôi như một trò đùa. Tôi nhanh chóng giải thích: ‘Hôm nay cháu tới đây để cầu hôn, những gì cháu nói hôm qua không phải là chuyện đùa đâu’. Mẹ Farida nghe vậy thì sắc mặt lập tức thay đổi và sau đó bà đưa cho tôi một ít đồ ăn rồi đuổi tôi đi”.
Mặc dù theo đuổi thất bại một lần nữa nhưng anh Lỗi không nản lòng và tiếp tục cố gắng. Hàng ngày, anh đến làm việc với những người công nhân trên cánh đồng rau và tự “nhận vợ” mình là con rể của nhà này, là chồng của Farida.
Mẹ Farida nghe xong không phản ứng gì nhiều. Kết quả, một tháng sau, tất cả họ hàng nhà Farida đều biết đến sự tồn tại của anh. Mọi người đều cho rằng anh thực sự là con rể tương lai của họ. Mẹ Farida bất lực. Cuối cùng có một ngày, bà gọi điện mời anh đến nhà ăn tối.
Khi anh đến, bà nghiêm túc hỏi anh có thực sự muốn cưới Farida không, có thực sự yêu con gái bà không. Chàng trai Trung Quốc đã trả lời thẳng không cần suy nghĩ: “Cháu nói thật, cháu không đùa”.
Sau đó, bà gọi Farida ra khỏi phòng và nói thẳng vào vấn đề: "Con có thích anh ấy không? Con có bằng lòng ở bên anh ấy không?".
Farida không nói một lời. Anh Lỗi tưởng rằng mình không còn cơ hội nữa, nhưng không ngờ lúc này người đẹp lại đột nhiên gật đầu. “Lúc đó tôi không tin nổi vào tai mình nữa, tôi mừng đến mức muốn nhảy cẫng lên. Sự kiên trì của tôi đã được đền đáp”, anh Lỗi chia sẻ.
Khi được hỏi bao giờ cưới, anh Lỗi bày tỏ 1 năm nữa để anh và Farida có thể hẹn hò và tìm hiểu nhau một thời gian. Tuy nhiên, nhà gái lại phản đối kịch liệt và giục cưới.
Cứ như thế, một tháng sau cả hai đã tổ chức đám cưới với 50 bàn tiệc.
Anh Lỗi cho biết, suốt 2 năm đầu sau cưới, vợ chồng anh gần như không nói chuyện với nhau, thậm chí không thể gọi tên nhau thì bất đồng ngôn ngữ. “Cái tên Farida là biệt danh mà sau này tôi đặt cho cô ấy, tên đầy đủ của cô ấy quá dài và tôi không thể nhớ nổi. Còn tên tiếng Trung của tôi thì phát âm rất khó và cô ấy không nhớ được tên đầy đủ của tôi.
Một điểm nữa là tôi chỉ có thể nói được tiếng Trung, còn cô ấy chỉ có thể nói được tiếng mẹ đẻ của mình. Giữa chúng tôi có rào cản ngôn ngữ trong giao tiếp và hai vợ chồng chỉ có thể dựa vào phần mềm dịch thuật để hòa nhập trong cuộc sống hàng ngày. Tôi muốn đưa cô ấy đi ăn, gặp mặt trực tiếp nhưng tôi phải nhắn tin cho cô ấy rồi chờ cô ấy nhắn tin trả lời”, chàng trai Trung Quốc chia sẻ.
Để có thể giao tiếp với nhau, vợ chồng anh Lỗi cố gắng học ngôn ngữ của đối phương. Sau 2năm, anh dần dần học nói tiếng Kyrgyzstan và tiếng Nga. Farida mặc dù tự học nhưng ngoài tiếng mẹ đẻ, cô ấy đã thông thạo 5 thứ tiếng là tiếng Nga, tiếng Trung, tiếng Quan Thoại, tiếng Anh và tiếng địa phương của quê chồng ở Sơn Đông.
Chia sẻ về mối quan hệ nhà chồng nàng dâu, anh Lỗi cho biết vợ mình rất hòa hợp với bố mẹ chồng, trong gia đình anh không có mâu thuẫn gì.
Vợ anh chủ động học các món ăn Trung Quốc, đồng thời đảm nhận việc nhà. Thấy được sự cố gắng và vun đắp của vợ, anh Lỗi càng cảm thấy mình đã tìm được đúng người và càng yêu vợ hơn, từ đó anh cũng nỗ lực hơn nữa để hoàn thiện bản thân sao cho xứng đáng với tình cảm của vợ.
9 năm bên nhau, cặp đôi có với nhau 2 cô con gái. Năm 2021, gia đình anh tới Dubai kinh doanh nhà hàng Trung Quốc. Khi quán ăn đi vào quỹ đạo, anh Lỗi để cho vợ toàn quyền quản lý còn anh đến làm việc tại công ty xây dựng của anh trai.
Hiện tại, gia đình anh đang tạm thời định cư ở Dubai, không biết khi nào sẽ trở lại Kyrgyzstan hay Trung Quốc. “Bây giờ nhìn lại, chính vì bản thân không hài lòng với hiện tại và đủ ‘tham lam’, muốn cả tình yêu lẫn sự nghiệp nên tôi mới có được cuộc sống hạnh phúc như ngày hôm nay. Khi đã xác định được mục tiêu của mình, tôi sẽ tiếp tục làm việc chăm chỉ và kiên trì, không dễ dàng bỏ cuộc cho đến cuối cùng. Điều tương tự cũng xảy ra với việc theo đuổi Farida và việc bắt đầu kinh doanh cũng vậy.
Tôi thật may mắn vì đã gặp được người mình yêu trong cuộc đời này, và được ở bên cô ấy cho đến tận bây giờ, yêu thương và ủng hộ lẫn nhau. Nếu con người dám tin mình có thể làm được dù gặp nghịch cảnh thì nhất định họ sẽ làm được. Chỉ cần chúng ta biết được hướng đi mình mong muốn, dù là trong tình yêu hay sự nghiệp, miễn là chúng ta không đi chệch hướng, những nghịch cảnh và khó khăn đó cuối cùng sẽ biến thành cơn gió lành giúp chúng ta tiến về phía trước”, anh Lỗi bày tỏ.
Tin liên quan
Nghe đến đây thì tôi biết vị khách này chẳng tốt đẹp gì, chắc chắn muốn lợi dụng mẹ con tôi đây nên tôi lảng qua chuyện khác.
Câu chuyện hai chị em ruột cưới hai anh em họ ở Quảng Ninh khiến nhiều người bất ngờ.
Sau khi kết hôn, vợ chồng chị Trang sống tại Việt Nam, vì thế nàng dâu Việt chưa từng phải làm dâu ngày nào.
Tin bài cùng chủ đề Câu chuyện tình yêu
Ngay từ lần đầu tiên đến Việt Nam gặp bạn gái yêu qua mạng, anh Tobias đã “chốt cưới” chị Thùy Dung làm vợ và thẳng thắn bày tỏ mong ước này với mẹ và gia đình chị Dung.