Tây Du Ký: Ngụ ý thâm sâu đằng sau tên của 3 đồ đệ Đường Tăng

Ngày 02/03/2021 17:30 PM (GMT+7)

Trong Tây Du Ký, có những chi tiết ẩn chứa rất nhiều huyền cơ nhưng lại không được nhiều người lý giải. Đó chính là pháp hiệu của ba đồ đệ Đường Tăng.

Trong pháp hiệu ba đồ đệ của Đường Tăng, chữ "Ngộ" ấy có thể hiểu là: Người tu cần phải ngộ về "Năng", về "Tĩnh", và về "Không", cũng chính là ba cảnh giới của một người tu luyện. Vậy, như thế nào là "Năng", như thế nào là "Tĩnh", và như thế nào là "Không"?

1. Trư Ngộ Năng

Hãy nói về pháp hiệu của Bát Giới, là Trư Ngộ Năng. Chữ "Trư" nghĩa là lợn, tượng trưng cho dục vọng của người tu luyện; Còn chữ "Năng" ở đây nghĩa là tài năng, bản lĩnh, và khả năng. Vậy, vì sao Bát Giới cần phải ngộ về 'khả năng' của mình?

Bát Giới vốn là bậc thần tiên, khả năng tuyệt đỉnh, từng giữ chức Thiên Bồng Nguyên Soái chỉ huy 8 vạn thủy binh trên Thiên Hà. Bát Giới tinh thông 36 phép thiên cang trong 108 phép thiên cang địa sát của Đạo gia, có thể nói là vô cùng lẫm liệt oai phong.

Tây Du Ký: Ngụ ý thâm sâu đằng sau tên của 3 đồ đệ Đường Tăng - 1
Nhân vật Trư Bát Giới trong phim Tây Du Ký

Thế nhưng trong ba sư đồ thì Bát Giới dường như lại là người "kém cỏi" nhất, không chỉ mang hình hài "nửa lợn, nửa người", mà còn hội tụ đầy đủ nhân tâm và những thứ dục vọng của người thường, như lười biếng, tham ăn, háo sắc, lại hay ghen tị và thích đặt điều nói xấu huynh trưởng đồng môn. Vậy nên Đường Tăng mới đặt ra cái tên "Bát Giới", ý tứ là cần phải thực hiện được tám điều giới luật của nhà Phật thì mới có thể tu thành.

Cũng chính vì không giữ đạo hạnh, buông thả nhân tâm, nên Bát Giới khó có thể phát huy các thần thông vốn có của mình, lại thường hay thoái lui trong các cuộc trừ yêu diệt quái. Đến cuối bước đường tu luyện, cũng chính những nhân tâm dục vọng ấy đã khiến Bát Giới không thể thành Phật, chỉ có thể đắc được một chút ít phước báo mà thôi.

2. Sa Ngộ Tĩnh

Sa Ngộ Tĩnh, còn gọi là Sa Tăng, vì trấn giữ sông Lưu Sa nên lấy tên họ là "Sa", nghĩa là cát. Thế còn "Tĩnh"? Chúng ta vẫn quen gọi là "Tĩnh", kỳ thực trong nguyên tác là chữ "Tịnh", nghĩa là trong sạch, thuần khiết, thanh tịnh, là một cảnh giới mà người tu hành cần đạt được.

Tây Du Ký: Ngụ ý thâm sâu đằng sau tên của 3 đồ đệ Đường Tăng - 2Nhân vật Sa Ngộ Tĩnh (Sa Tăng) trong phim Tây Du Ký

Bất cứ người tu luyện nào cũng không thể "một tấc thành Thánh, một bước thành Tiên", ai ai cũng bắt đầu từ người thường mà tu lên. Là người thường, thân mang đầy nghiệp lực, tâm đầy những ưu phiền, nên mới cần phải tẩy tịnh, làm trong sạch chính mình.

3. Tôn Ngộ Không

Khi đặt tên cho Ngộ Không, Bồ Đề Tổ Sư đã xuất phát từ chữ "Tôn" trong "Hồ Tôn", nghĩa là khỉ. Bởi Ngộ Không vốn là thạch hầu sinh ra từ đá tiên, tính cách cũng giống như loài khỉ, thích tự do bay nhảy và luôn náo động không ngừng.

Vậy còn "Không" thì sao? Phật gia thường giảng "Không", còn Đạo gia giảng "Vô". Dẫu là môn nào phái nào, thì đều coi "Không" là cảnh giới cao nhất để đạt đến viên mãn, đắc đạo.

Tây Du Ký: Ngụ ý thâm sâu đằng sau tên của 3 đồ đệ Đường Tăng - 3Nhân vật Tôn Ngộ Không trong phim Tây Du Ký

"Không" chính là hoàn toàn không có chấp trước, hoàn toàn không có nhân tâm. Chỉ khi đạt đến trạng thái "Không" này, người tu luyện mới có thể thực sự trở về với chân ngã và bản nguyên cao quý của chính mình.

Như vậy, Tôn Ngộ Không đã đạt tới tầng thứ rất cao, và yêu cầu đối với tu luyện cũng là tối cao: Đó là cần phải ngộ đến cảnh giới của tính "Không".

Tây Du Ký: Yêu quái duy nhất bị dân thường tới động đòi tiền
Trong Tây Du Ký, có lẽ đây là yêu quái "hiền" nhất. Cho đệ tử 20 lượng bạc để xuống núi mua hẳn hoi chứ không đi cướp giật của dân lành, không sát hại...
Anh Văn
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Video cùng chủ đề Clip HOT nhất tuần