5 vùng cơ thể chuyển thâm đen khi mang thai, số 4 mẹ bầu mừng húm vì càng sẫm màu con càng khỏe

Phương Huệ - Ngày 19/09/2022 09:30 AM (GMT+7)

Nhiều vị trí trên cơ thể chuyển thâm đen, sạm nám trong thời gian thai kỳ khiến mẹ bầu lo lắng và tự ti. Tuy nhiên, có vị trí màu càng sẫm chứng tỏ thai nhi lại càng khỏe mạnh!

Quá trình mang thai không những ảnh hưởng về sức khỏe, tinh thần, nhiều mẹ bầu còn gặp những vấn đề phiền toái ảnh hưởng tới ngoại hình. Một trong số đó phải kể tới làn da bị thâm đen, sạm nám ở nhiều vị trí như: mặt, nách, cổ, bụng…

Những vùng da thâm đen xuất hiện trên cơ thể khiến mẹ bầu thêm tự ti và lo lắng. (Ảnh minh họa)

Những vùng da thâm đen xuất hiện trên cơ thể khiến mẹ bầu thêm tự ti và lo lắng. (Ảnh minh họa)

Theo các chuyên gia thì trong thời gian mang thai cơ thể của thai phụ thường bị rối loạn nội tiết tố. 2 loại hormone estrogen và progesterone hoạt động mạnh mẽ hơn làm gia tăng sắc tố melanin, dẫn tới thâm đen, sạm nám nhiều vùng da trên cơ thể mẹ bầu.

Dưới đây là 5 vùng da trên cơ thể dễ bị chuyển sang màu thâm đen nhiều nhất:

1. Vùng da mặt bị sạm nám

Trong quá trình mang thai, nhiều chị em nhận thấy mặt bỗng xuất hiện nhiều vết nám, ban đầu nhạt màu sau chuyển nâu đậm dần. Đây là hiện tượng phổ biến, trong Y khoa các vết nám này còn được gọi với tên là “đốm nâu thai kỳ”.

Vùng da mặt bị sạm đi, xuất hiện nhiều vết nám là hiện tượng khá phổ biến với chị em khi mang thai. (Ảnh minh họa)

Vùng da mặt bị sạm đi, xuất hiện nhiều vết nám là hiện tượng khá phổ biến với chị em khi mang thai. (Ảnh minh họa)

Hầu hết chúng có màu vàng nhạt, chuyển nâu do sự gia tăng mạnh mẽ về lượng melanin trong cơ thể dưới tác động của tia cực tím và nội tiết tố, dần chuyển sang nám nâu và tàn nhang.

2. Thâm đen vùng cổ và nách

Tình trạng bị thâm nách và cổ xảy ra rất phổ biến với phụ nữ trong quá trình mang thai. Hiện tượng này càng trầm trọng hơn nếu mẹ bầu không che chắn cẩn thận, để tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời và không có biện pháp chăm sóc vùng da ấy.

Vách và cổ là 2 vùng da yếu, rất dễ bị thâm đen khi mang thai. (Ảnh minh họa)

Vách và cổ là 2 vùng da yếu, rất dễ bị thâm đen khi mang thai. (Ảnh minh họa)

Làn da vùng nách và cổ trở nên tối màu hơn tuy không gây nguy hiểm nhưng ảnh hưởng tới yếu tố thẩm mỹ, khiến mẹ bầu cảm thấy tự ti và khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày.

3. Thâm đen vùng ngực và bụng

Ngoài rạn da thì mẹ bầu còn phải đối mặt với việc phần bụng và quầng vú sẽ trở nên thâm đen trong quá trình mang thai. Nguyên nhân vẫn giống như các vùng da khác trên cơ thể, do sự gia tăng của hormone estrogen hay progesterone, kích thích hình thành những sắc tố melanin, khiến bề mặt da trở nên bị mài mỏng và thay đổi màu từ trắng hồng sang thâm đen nhanh chóng.

4. Đường đen ở giữa bụng

Đa phần phụ nữ vẫn có một đường chỉ đen ở giữa bụng kéo dài trên rốn nhưng khá mờ. Tới khi khi mang thai thì đường chỉ đen này trở nên to, rõ ràng và đậm nét khiến chị em cảm thấy tự ti. Đường chỉ đen thường được y học gọi là đường linea nigra, và là một dấu hiệu chứng tỏ thai nhi đang khỏe mạnh.

5 vùng cơ thể chuyển thâm đen khi mang thai, số 4 mẹ bầu mừng húm vì càng sẫm màu con càng khỏe - 4

5, Thâm đen vùng bẹn và háng

Bẹn và háng cũng là một trong những vùng da yếu và rất dễ bị thâm đen, đặc biệt trong quá trình mang thai. Mức độ thâm cũng tùy thuộc vào lượng sắc tố melanin, tuy nhiên hầu hết chị em phụ nữ đều cảm thấy rất tự ti khi cơ thể trở nên "xuống sắc".

Cách làm giảm thâm đen an toàn cho làm trong quá trình

Các mẹ bầu cũng đừng quá lo lắng về việc các bộ phận trên cơ thể bị thâm đen, hầu hết đều là hiện tượng bình thường trong quá trình mang thai. Nhiều trường hợp, các vết sạm nám, các dùng da thâm đen sẽ mờ dần khi em bé ra đời, nhưng cũng có nhiều mẹ bầu vẫn không thể lấy lại làn da như ban đầu. Để hạn chế hiện tượng này, chị em phụ nữ có thể áp dụng một số cách sau ngay trong thời gian mang thai:

Sử dụng vitamin E và dầu dừa

Vitamin E và dầu dừa rất lành tính, an toàn cho bà bà bầu. Đồng thời, đây cũng là 2 loại “thần dược” giúp ích trong việc giảm thâm, làm sáng da.

Lấy 1 thìa dầu dừa và 1 viên vitamin E trộn đều với nhau, sau đó thoa hỗn hợp lên da đã làm sạch và massage nhẹ nhàng 5 phút, để yên trong 10 phút cho dưỡng chất ngấm sâu rồi rửa lại bằng nước sạch. Cuối cùng lau vùng da bằng khăn mềm.

(Ảnh minh họa)

(Ảnh minh họa)

Nước cốt chanh và dưa leo

Dưa leo có tác dụng se khít lỗ chân lông, còn chanh có chứa vitamin C - thành phần làm sáng da cực hiệu quả. Sử dụng nước cốt chanh và dưa leo rất lành tính cho chị em phụ nữ trong thời gian mang thai. 

Chị em trộn nước cốt chanh và nước ép dưa chuột lại với nhau theo tỉ lệ 1:1, sau đó bôi lên vùng da nách, chờ khoảng 25 phút rồi rửa sạch lại với nước mát. Hỗn hợp nước cốt chanh và dưa leo sẽ giúp cho vùng da hạn chế thâm đen 1 cách tối đa.

(Ảnh minh họa)

(Ảnh minh họa)

Trị thâm khi mang thai bằng cà chua

Cà chua cũng là một nguyên liệu thường được hội mẹ bầu ưa chuộng và sử dụng nhiều. Cách sử dụng rất đơn giản, cắt cà chua thành lát mỏng rồi thoa tròn lên vùng nách khoảng 10 phút, rửa sạch lại với nước ấm. Bà bầu nên thực hiện mỗi ngày 1 lần trước khi tắm để vùng da nách nhanh chóng sáng hồng lên.

(Ảnh minh họa)

(Ảnh minh họa)

Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên chú ý đến việc chống nắng khi ra ngoài hàng ngày, chống nắng tốt có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của hắc tố melanin.

Dương Cẩm Lynh đăng dòng trạng thái khó hiểu liên quan việc một mình sinh con thứ 2?
Nữ diễn viên "Bánh mì ông Màu" trước đó cũng thay ảnh đại diện và cập nhật trạng thái khá khó hiểu khiến người hâm mộ đoán có liên quan đến việc cô...

Câu chuyện mang thai

Theo Phương Huệ
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bệnh về da khi mang thai