Gần đây, chồng luôn than anh cảm thấy rất mệt mỏi, thiếu năng lượng và không muốn ăn thứ gì. Tôi đưa chồng tới bệnh viện kiểm tra, nhân tiện để mình đi khám phụ khoa luôn vì tôi bị trễ kinh nguyệt nửa tháng rồi.
Hai vợ chồng tôi yêu nhau 3 năm mới cưới, đến nay cũng sống bên nhau được 5 năm rồi. Gia đình hai bên thì khá giả, chúng tôi có điều kiện kinh tế vững vàng, đã có nhà to có xe xịn. Trong số bạn bè cùng trang lứa, vợ chồng tôi được coi là hơn hẳn những người khác nên được nhiều người ngưỡng mộ, ghen tị lắm.
Nhưng cuộc sống không bao giờ hoàn hảo, ai cũng có những rắc rối riêng, và tôi cũng không ngoại lệ. Từ khi lấy chồng đến giờ đã 5 năm nhưng bụng tôi vẫn không có động tĩnh gì. Bố mẹ hai bên đều rất lo lắng, sốt ruột vì mãi chưa có cháu ẵm bồng.
Hai vợ chồng đến bệnh viện khám, bác sĩ nói là nguyên nhân là do tôi bị rối loạn phóng noãn. Bác sĩ giải thích, bình thường mỗi tháng khi một nang trứng trong buồng trứng của phụ nữ phát triển đến kích cỡ nhất định thì sẽ chín và rụng. Đây gọi là hiện tượng phóng noãn. Nếu trứng rụng không đều đặn thì tức là rối loạn phóng noãn, và điều này gây cản trở quá trình thụ thai tự nhiên.
Chẳng trách, chu kỳ kinh nguyệt của tôi lại không đều, nhưng do chủ quan nên tôi chưa bao giờ đi khám về vấn đề này. Thật không ngờ chỉ vì sự chủ quan của mình mà giờ tôi có thể phải đánh đổi bằng cơ hội làm mẹ.
Tôi thực sự rất sợ hãi khi nghe bác sĩ nói nguyên nhân hai vợ chồng hiếm muộn là do tôi. (Ảnh minh họa)
Tôi thực sự rất sợ hãi khi nghe kết quả này. Tôi sợ ông trời sẽ tước đi cơ hội được làm mẹ của tôi và có thể sẽ phá hỏng cuộc hôn nhân tưởng chừng như hạnh phúc của mình. Tôi không nghĩ có người đàn ông nào lại chấp nhận một người phụ nữ không thể sinh con. . .
Không ngờ thái độ của chồng lại khác xa những gì tôi nghĩ. Anh nói:
- Bác sĩ đã nói em chỉ khó mang thai chứ không phải là không thể được mà. Anh tin chẳng qua con chưa có duyên với vợ chồng mình nên chưa tới thôi.
Được chồng động viên, an ủi, tôi cảm động rơi nước mắt. Từ đó đến nay, tôi đặc biệt nhạy cảm với chủ đề trẻ em, sợ người khác sẽ hỏi tại sao đã lấy chồng lâu như vậy mà vẫn chưa sinh con. Khi nhìn thấy các bà mẹ dắt con đi dạo trong sân, siêu thị, lòng tôi lại đau nhói.
Về phía chồng, tình cảm của anh dành cho tôi vẫn chưa bao giờ thay đổi. Anh nói dù có con hay không thì anh vẫn sẽ cùng tôi già đi. Bố mẹ chồng cũng vậy, họ luôn động viên tôi, bảo rằng không sinh được con thì nhận con nuôi, hoặc ở vậy cũng được, miễn sao hai vợ chồng vui vẻ, hạnh phúc là được. Lòng tôi vô cùng ấm áp khi nghe những lời này, nhưng tôi cũng cảm thấy rất có lỗi với họ.
Tuy biết nguyên nhân khó mang thai là do tôi nhưng chồng chưa bao giờ chê bai mà luôn động viên vợ. (Ảnh minh họa)
Gần đây, chồng luôn than anh cảm thấy rất mệt mỏi, thiếu năng lượng và không muốn ăn thứ gì. Tôi đưa chồng tới bệnh viện kiểm tra, nhân tiện để mình đi khám phụ khoa luôn vì tôi bị trễ kinh nguyệt nửa tháng rồi.
Bác sĩ nghi ngờ chồng tôi có vấn đề về gan nên cần lấy máu xét nghiệm chuyên sâu, một ngày sau mới có kết quả. Còn tôi qua kiểm tra, bác sĩ kết luận tôi có thai. Nghe bác sĩ đọc kết quả, tôi thực sự không thể tin nổi vào tai mình nữa, lập tức báo tin này cho chồng.
Chồng vui đến nỗi nhấc bổng tôi lên rồi gọi điện thoại về nhà báo tin mừng này cho mẹ. Nghe tin con dâu mang thai, mẹ chồng mừng đến nỗi bật khóc.
Ngày hôm sau, chồng tôi có kết quả xét nghiệm. Bác sĩ kết luận anh bị viêm gan B và căn bệnh này có khả năng sẽ lây cho vợ và di truyền sang cho con. Hai vợ chồng đều sửng sốt, sao chuyện này có thể xảy ra? Chồng tôi vốn khỏe mạnh, tại sao đột nhiên anh lại bị nhiễm viêm gan B chứ?
Tự dưng tôi lại thấy hoang mang không biết có nên sinh đứa trẻ này ra không, vì tôi không muốn con mới sinh ra đã mang bệnh rồi. Còn nếu sinh con ra, có cách nào để hạn chế nguy cơ lây nhiễm bệnh cho con không?
Bố mẹ bị viêm gan B có sinh con được không?
Viêm gan B là căn bệnh lây truyền qua đường tình dục, đường máu và truyền từ mẹ sang con. Nếu bố hoặc mẹ bị viêm gan B thì nguy cơ sinh ra con bị viêm gan B là rất cao, nhưng không có nghĩa là không thể sinh con khỏe mạnh.
Theo các chuyên gia y tế, nếu bố hoặc mẹ mắc viêm gan B, trước khi có ý định mang thai chỉ cần 2 vợ chồng phối hợp điều trị thì có thể phòng ngừa lây nhiễm bệnh từ mẹ sang con. Nếu chồng bị nhiễm viêm gan B, vợ chưa bị nhiễm thì người vợ cần tiêm phòng viêm gan B trước khi sinh bé.
Với trường hợp phụ nữ đã mang thai mới phát hiện bản thân bị viêm gan B, thai phụ cần phối hợp với bác sĩ trong suốt thai kỳ. Người mẹ nên tiêm phòng viêm gan B, lưu ý tránh tiêm trong 3 tháng đầu thai kỳ.
Trẻ sau khi chào đời cần tiên vắc xin phòng viêm gan B trong vòng 24 giờ để hạn chế nguy cơ lây nhiễm. Khi bé được 1-2 tháng tuổi, nên tiêm phòng liều thứ hai, khi bé được 6 tháng tuổi thì tiêm liều thứ ba.
Khi bé đã được tiêm phòng, mẹ có thể cho bé bú trực tiếp. Nhưng nếu đầu ti của mẹ bị nứt nẻ thì không nên cho con ti trực tiếp nữa để đề phòng lây viêm gan B cho bé.