Đẻ con gái đúng mùng 1 Tết, mẹ chồng reo lên: Công chúa thần tài đã tới nhà mình đầu năm rồi

Thảo Nguyên - Ngày 22/01/2023 19:00 PM (GMT+7)

Tết Nguyên Đán Quý Mão 2023 cũng đồng nghĩa với việc con gái tôi tròn 1 tuổi.

Nghe audio
0:00
0:00

Tôi về làm dâu nhà chồng đã được 4 năm nay. Do chồng là con 1 trong nhà nên lúc nào tôi cũng áp lực phải sinh 1 đứa con trai. Thế nhưng trời không chiều lòng người khi bé đầu nhà tôi là con gái. Dù  không nói ra nhưng tôi biết bố mẹ chồng đều mong con dâu sinh được 1 thằng cu.

Xét về kinh tế, nhà chồng tôi rất khá giả. Bố mẹ chồng có 1 xưởng sản xuất đồ nội thất nên ăn nên làm ra. Mẹ chồng cũng hay mê tín và kiêng khem cẩn thận. Do đó, lúc nào tôi cũng nghĩ ông bà mong 1 đứa cháu đích tôn.

Tuy nhiên khi tôi bầu con gái đầu lòng, ông bà vẫn cưng chiều hết mức. Ngoài chăm bẵm suốt thai kỳ cho con dâu suôn sẻ, mẹ chồng còn tặng hẳn cho con dâu 50 triệu khi tôi đẻ đứa đầu. Cứ nghĩ con đầu cháu sớm bà mới yêu thương như vậy thôi, lần 2 mà là con gái, bà sẽ buồn và thất vọng lắm.

Tôi bầu và sinh con gái đầu lòng, ông bà vẫn cưng chiều hết mức. (Ảnh minh họa)

Tôi bầu và sinh con gái đầu lòng, ông bà vẫn cưng chiều hết mức. (Ảnh minh họa)

Lần 2 đi siêu âm về, tôi buồn rầu thông báo với mẹ chồng, bà chẳng chút phiền lòng còn bảo:

“2 con gái càng tốt chứ sao, nhiều nhà mong còn chẳng được”.

Bầu tập 2, tôi vẫn được bà chăm sóc từng ly từng tí. Bận rộn với việc kinh doanh nhưng bà vẫn hay mua hoa quả ngon cho con dâu tẩm bổ, còn khoe khắp xóm và người thân chuyện sắp được làm bà nội 2 công chúa đáng yêu.

Ngày tôi đi đẻ đúng vào 3h đêm giao thừa. Vừa cúng Giao thừa xong, thấy con dâu có dấu hiệu chuyển dạ, bố mẹ chồng cuống lên đưa con dâu nhập viện. Dù có bà ngoại ở đó nhưng ông bà nội vẫn túc trực trong viện cả đêm với con dâu. Đúng 6h sáng ngày mùng 1 Tết thì con tôi oe oe cất tiếng khóc chào đời. Mẹ chồng vào phòng đón cháu nội mà reo lên mừng rỡ:

“Công chúa của bà kháu khỉnh quá, thần tài của nhà mình đến rồi đây. Năm mới thêm người là thêm của và phát tài”.

Đẻ đúng ngày đầu năm mới mà tôi được cả nhà chồng chăm chút. Suốt dịp Tết, bà chẳng đến được nhà ai chúc Tết mà chỉ ở nhà canh nấu nướng, giặt giũ cho con dâu. Đêm bà lại ngủ cùng để bế và chăm cháu giúp cho con dâu được nghỉ ngơi nhiều. Còn con gái lớn của tôi thì ông nội chăm sóc.

Đẻ đúng ngày đầu năm mới mà tôi được cả nhà chồng chăm chút. (Ảnh minh họa)

Đẻ đúng ngày đầu năm mới mà tôi được cả nhà chồng chăm chút. (Ảnh minh họa)

Tết năm nay, cháu gái thứ 2 được tròn 1 tuổi mà ngay thời điểm này bà nội đã lên kế hoạch:

“Thôi nôi cho con Cún đúng ngày mùng 1 Tết, nhà mình phải làm thật hoành tráng nhé”.

Cứ nghĩ được bố mẹ chồng thương như con gái là tôi thấy mình có phúc và may mắn. Tôi dự định sang năm con gái lớn hơn chút nữa sẽ thả để sinh bé thứ 3. Mẹ chồng biết ý định này thì ủng hộ lắm, bà giục nếu có kế hoạch sinh thì đi tiêm phòng trước đi. Không biết tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần 3 cần chú ý những gì cả nhà nhỉ?Lịch tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần 3 có khác những lần trước không?

Tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần 3 cần chú ý những gì?

Tương tự các lần mang thai trước, tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần 3 vẫn rất cần thiết để tối ưu hóa quá trình phát triển của thai nhi và sức khỏe của bé khi chào đời.

Tiêm phòng cho mẹ bầu lần 3 cũng bao gồm giai đoạn trước khi mang thai và trong khi mang thai. Những vắc xin được khuyến cáo bao gồm: uốn ván, cúm, sởi, ho gà, quai bị, rubella,…

Uốn ván

Không phải luôn luôn cần tiêm phòng uốn ván ở phụ nữ mang thai lần 3. Quyết định tiêm hay không phụ thuộc số lượng mũi uốn ván trước đây và thời điểm tiêm.

Nếu mẹ bầu đã tiêm đủ 5 mũi uốn ván và mũi cuối cách đây dưới 10 năm thì ở lần mang thai này không cần phải tiêm nhắc. Khả năng bảo vệ của kháng thể trong trường hợp này lên đến 95%.

Nhưng nếu mũi cuối cách đây trên 10 năm thì hiệu quả bảo vệ không được đảm bảo, cần tiêm nhắc 2 mũi. Trường hợp mẹ bầu lần 3 chưa từng được tiêm phòng uốn ván cũng cần tiêm phòng với lộ trình 2 mũi như vậy.

Mũi 1 vào khoảng tuần 22 của thai kỳMũi 2 sau đó 4 tuầnLộ trình 2 mũi này cần kết thúc trước ngày dự sanh 4 tuần

Nếu thai phụ đã tiêm phòng uốn ván 2-3 mũi cách đây dưới 5 năm thì chỉ cần tiêm nhắc lại 1 mũi ở lần mang thai này. Thời điểm tiêm ở trường hợp này là từ tuần 22 của thai kỳ, không nên tiêm sau 26 tuần.

Bác sĩ sẽ tư vấn cho mẹ bầu có cần tiêm hay không vì mỗi người có tiền sử tiêm chủng khác nhau. Nhưng đa số phụ nữ mang thai lần 3 cần tiêm nhắc một mũi uốn ván ở thời điểm 22 tuần của thai.

Cúm

Cúm là một bệnh thường gặp và dễ khỏi với người bình thường nếu điều trị đúng cách. Tuy nhiên, cơ thể suy giảm miễn dịch ở mẹ bầu có thể là một yếu tố thuận lợi cho sự tiến triển của cúm. Nếu nặng, bệnh có thể tiến triển thành viêm phổi nặng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới mẹ và bé.

Ngoài ra, mắc cúm trong 3 tháng đầu thai kỳ còn làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh cho trẻ. Mẹ sốt cao do cúm, toàn trạng bị suy sụp còn có thể làm thai chết lưu, sảy thai.

Thật ra, vắc-xin cúm nằm trong danh sách khuyến cáo tiêm phòng ở ngừa lớn nói chung, không riêng đối tượng phụ nữ có thai. Vắc-xin cúm nên được chích mỗi năm 1 lần.

Ở phụ nữ có thai, tốt nhất là tiêm vắc-xin cúm trước khi thụ thai 1 tháng, an toàn hơn là 3 tháng. Tuy nhiên, mẹ bầu bỏ lỡ lượt tiêm này vẫn có thể tiêm ngừa cúm trong lúc mang thai, đặc biệt khi vào mùa cúm.

Sởi – Quai bị – Rubella

Ngày nay, phụ nữ có thể chủ động phòng ngừa bệnh Sởi – Quai bị – Rubella chỉ với 1 mũi tiêm kết hợp duy nhất. Đối với chị em có dự định mang thai, thời điểm tiêm tốt nhất là trước khi thụ thai 3 tháng.

Vắc-xin này không được tiêm khi đang mang thai. Những mẹ bầu đã tiêm vắc-xin này ở các lần mang thai trước thì không cần tiêm nhắc.

Thủy đậu

Những chị em chưa từng có miễn dịch thủy đậu bao gồm các trường hợp chưa từng tiêm ngừa hoặc chưa mắc bệnh thủy đậu trong quá khứ. Những trường hợp này cần được tiêm vắc-xin thủy đậu thời điểm 3 tháng trước khi có thai.

Nếu đã được tiêm phòng thủy đậu từ nhỏ, chị em vẫn cần được tiêm 1 mũi tăng cường vào thời điểm 3 tháng trước khi có thai. Nếu đã được tiêm phòng thủy đậu ở lần mang thai trước, mẹ bầu không cần tiêm nhắc.

Viêm gan B

Viêm gan B có thể được phòng ngừa hiệu quả với vắc-xin viêm gan B. Mẹ bầu có thể được xét nghiệm kháng thể để xem có cần tiêm hay không. Nếu lịch sử từng tiêm ngừa viêm gan B hoặc từng nhiễm virus này trong quá khứ đã rõ ràng, mẹ bầu không cần tiêm nữa.

Lượng kháng thể chống viêm gan B nếu vẫn đủ nồng độ bảo vệ thì không cần tiêm nhắc. Nếu chưa đủ, hoặc chưa từng tiêm hay nhiễm viêm gan B, lộ trình tiêm bao gồm 3 mũi trước khi mang thai (mũi 2 cách mũi đầu 1 tháng, mũi 3 cách mũi đầu 6 tháng).

Một số trường hợp vẫn có thể tiêm viêm gan B khi đang mang thai. Hãy tham vấn bác sĩ trong từng trường hợp cụ thể.

Đẻ con gái đúng mùng 1 Tết, mẹ chồng reo lên: Công chúa thần tài đã tới nhà mình đầu năm rồi - 3

Ngày đi đẻ bất ngờ của mẹ bầu Thái Nguyên, bà ngoại cuống cuồng xuống căng tin viện mua quần áo sơ sinh
Khi xuống đến viện dưới thành phố, bác sĩ bảo đã mở 3 phân nên nhập viện đẻ gấp. Cả nhà Hải Anh ngỡ ngàng, bà ngoại cuống cuồng chạy đi chạy lại làm thủ tục nhập viện.

Câu chuyện đi đẻ

Theo Thảo Nguyên
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tâm sự bà bầu