Đẻ xong mẹ giật dây truyền đòi đi vệ sinh, bác sĩ vội vàng đẩy ngay vào cấp cứu

Ngày 29/09/2019 10:20 AM (GMT+7)

Khi nghe người chồng báo lại tình hình sản phụ nhất quyết đòi đi vệ sinh, bác sĩ lập tức bật cảnh báo cấp cứu.

Khi sinh con, người phụ nữ không chỉ phải chịu đựng nỗi đau đớn như gãy đi 25 chiếc xương sườn mà còn phải đối mặt với những rủi ro có thể cướp đi mạng sống bất cứ lúc nào. Thậm chí ngay cả khi đã "vượt cạn" suôn sẻ, sản phụ vẫn có thể gặp biến chứng sau sinh cực kỳ nguy hiểm như bà mẹ dưới đây. 

Đã hơn 1 năm sau khi sinh con gái đầu lòng nhưng chị Đào (28 tuổi, sống tại Quý Châu, Trung Quốc) vẫn chưa thể quên đi giờ phút "đi qua cửa tử" của mình. 

Chị kể lại: "Sau khi sinh xong, tôi cố gắng hết sức để nghe tiếng con khóc rồi lịm đi lúc nào không hay. Tôi mệt đến mức không mở nổi mắt, phải đến 2 tiếng sau mới hồi phục được. Nhưng vừa tỉnh tỉnh lại thì đột nhiên thấy rất buồn đi vệ sinh, thực sự cảm giác như có thứ gì đó muốn lao ra khỏi bụng mình vậy". 

Cảm giác buồn đi vệ sinh mãnh liệt đến mức chị Đào bật dậy, dứt hết dây truyền nước đang cắm trên tay ra và đòi chồng đưa vào toilet. Thấy vợ phản ứng lạ, chồng chị Đào lập tức chạy đi gọi bác sĩ. 

Đẻ xong mẹ giật dây truyền đòi đi vệ sinh, bác sĩ vội vàng đẩy ngay vào cấp cứu - 1

Vừa nghe sản phụ mới sinh đòi đi vệ sinh, bác sĩ lập tức huy động cấp cứu.

Vừa nghe chồng chị mô tả tình hình, bác sĩ vội thốt lên: "Không ổn" rồi huy động nhân viên đưa chị Đào vào phòng cấp cứu ngay. 

Khi chị Đào được đưa lên bàn phẫu thuật một lần nữa thì cũng là lúc máu từ cửa mình chị bắt đầu tuôn ra xối xa, tình hình rất nguy kịch. 

"Tôi bắt đầu bị chóng mặt, mắt hoa đi, mọi âm thanh trong phòng phẫu thuật đập vào tai rất chói và khó chịu. Y tá thì cứ liên tục hỏi chuyện để tôi không thiếp đi", chị Đào nhớ lại. 

Ca phẫu thuật của chị kéo dài suốt 9 tiếng đồng hồ, bác sĩ phải cắt bỏ tử cung để cầm máu, giữ lại mạng sống cho bà mẹ mới sinh. 

"Ra khỏi phòng phẫu thuật, tôi thấy cả chồng, nhà nội, nhà ngoại đứng tụ bên ngoài, mắt ai cũng đỏ hoe, gương mặt thất thần. Lúc ấy tôi mới biết mình thật sự vừa trở về từ cõi chết. Sau đó, chồng tôi cho biết khi tôi vào phòng cấp cứu khoảng 2 tiếng, bác sĩ đã ra thông báo tình hình nguy cấp. Vì chức năng đông máu của tôi kém, ngân hàng máu của bệnh viện không đủ máu truyền. Chồng tôi đã phải chạy khắp các bệnh viện trong thành phố nhờ sự giúp đỡ", chị Đào cho biết.

Đẻ xong mẹ giật dây truyền đòi đi vệ sinh, bác sĩ vội vàng đẩy ngay vào cấp cứu - 2

Các bác sĩ căng thẳng phẫu thuật trong suốt 9 tiếng để cứu mạng sống sản phụ.

Như vậy, chỉ từ dấu hiệu buồn đi vệ sinh đơn giản của chị Đào, bác sĩ đã nhanh chóng phát hiện chị đang bị băng huyết sau sinh và xử lý kịp thời để giữ lại mạng sống cho chị. 

Những nguyên nhân gây băng huyết sau sinh

Theo Tổ chức Y tế thế giới, băng huyết sau sinh là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong ở sản phụ, chiếm 35% tỷ lệ tử vong, ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khoẻ của rất nhiều gia đình ở nhiều quốc gia. Những nguyên nhân gây băng huyết sau sinh bao gồm: 

- Đờ tử cung (Tone): là nguyên nhân thường gặp nhất, nguy cơ cao ở các sản phụ có tử cung quá căng do đa thai, đa ối, thai to...;

- Cơ tử cung kiệt sức: chuyển dạ nhanh, chuyển dạ kéo dài, tăng co lâu bằng oxytocin, đa sản...;

- Nhiễm trùng ối: vỡ ối sớm, lâu...;

- Cấu trúc tử cung bất thường: u xơ tử cung, nhau tiền đạo, tử cung dị dạng, có sẹo,...;

= Suy nhược, suy dinh dưỡng, thiếu máu nặng, huyết áp cao trong thai kỳ,...;

- Sử dụng các loại thuốc vô cảm đường toàn thân;

- Sót nhau: thường gặp trong các trường hợp: Bánh nhau phụ, cuống rốn ngắn, thể tích và diện tích nhau quá lớn như trong đa thai, phù nhau thai... ;

- Nhau bám bất thường: nhau cài răng lược, nhau bám đoạn dưới, nhau bám ở góc tử cung...;

- Nhau dính vào lớp nội mạc một cách bất thường do viêm, teo bẩm sinh hay do nạo thai, u xơ dưới niêm mạc, nguyên nhân nội tiết..., gây cản trở hiện tượng tróc nhau sinh lý;

- Sang chấn đường sinh dục: do sinh nhanh, sinh thủ thuật, cắt tầng sinh môn quá rộng hoặc sâu, vỡ tử cung, lộn tử cung do thủ thuật bóc nhau thô bạo...Tuy nhiên, trong trường hợp không có các nguy cơ kể trên thì vẫn không được loại trừ cuộc sinh có sang chấn;

- Rối loạn đông máu: Bệnh lý đông máu di truyền hoặc mắc phải: Hemophilie, xuất huyết giảm tiểu cầu, xơ gan, điều trị thuốc kháng đông...;

- Do nhau, thai: nhau bong non, thai lưu, tiền sản giật gây xuất huyết giảm tiểu cầu, hội chứng HELLP, thuyên tắc ối...;

Biện pháp tránh xuất huyết sau sinh

Dù là tình huống khẩn cấp khó lường nhưng khi mang thai, bà bầu nên làm các xét nghiệm thai kỳ thường xuyên, chú ý hơn đến các tình trạng bất thường như thiếu máu, bệnh hệ thống máu hoặc đa thai, polyhydramnios, tăng huyết áp do mang thai, tiền sử xuất huyết sau sinh và làm theo lời khuyên của bác sĩ để đảm bảo an toàn.

Ngoài ra, khi ngày sinh dự kiến ​​ đến gần, mẹ cần chú ý đến chế độ ăn uống và ngủ, thư giãn đầu óc và loại bỏ những lo ngại. Đồng thời, mẹ cũng nên tập thể dục vừa phải để điều chỉnh cơ thể, nhưng tránh tập quá nặng.

Trong vòng 10 ngày sau khi sinh, tử cung chưa hoàn toàn ổn định. Mẹ vẫn nên vận động nhẹ nhàng và theo dõi cẩn thận. Nếu xuất huyết sau sinh thực sự không may xảy ra, thì mẹ và gia đình đến bệnh viện ngay lập tức.

Mẹ trẻ nhập viện cấp cứu vì sảy thai, vừa khám xong bác sĩ tức tốc báo cảnh sát
Bà mẹ người Ukraine nói với bác sĩ rằng mình mang thai 6 tháng và bị sảy nhưng những biểu hiện bất thường của cô khiến họ nghi ngờ và báo cảnh sát...
Ngọc Linh (Dịch từ Sohu)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Băng huyết sau sinh