Từ câu chuyện của sản phụ này có thể thấy sinh nở vẫn là cửa tử đáng sợ đối với bất cứ thai phụ nào.
Mới đây, trên tài khoản cá nhân của chồng Vương Tinh ở Bảng Phụ, tỉnh An Huy, Trung Quốc đã thông báo một tin rất buồn, khép lại mọi hy vọng về cuộc đấu tranh giành giật sự sống của vợ anh kể từ khi vượt cạn đến nay.
Gia đình hạnh phúc của sản phụ Vương Tinh trước đó.
Chồng của Vương Tinh thông báo: “Vương Tinh đã vĩnh viễn rời xa chúng tôi vào lúc 8h20 sáng ngày 29/5/2023. Gia đình chúng tôi hiện đang rất đau buồn. Tôi rất biết ơn mọi người đã ủng hộ và hỗ trợ gia đình chúng tôi trong thời gian qua, để tất cả chúng ta cùng cảm nhận được sự ấm áp của thế giới này trong một sự thật tàn khốc. Người nhà chúng tôi sẽ cố gắng vượt qua cú sốc tâm lý này, kế thừa ý chí mạnh mẽ của Vương Tinh, tiếp tục nhìn về phía trước…”.
Được biết, Vương Tinh là một sản phụ trẻ 37 tuổi. Cô vừa mất sau khi sinh đứa con thứ hai cách đây hơn 1 tuần. Hôm cô rời khỏi thế giới này, em bé của vợ chồng cô mới chỉ được 9 ngày tuổi. Mất mát này khiến cả gia đình sản phụ vô cùng đau đớn.
Hôm cô rời khỏi thế giới này, em bé của vợ chồng cô mới chỉ được 9 ngày tuổi.
Trước đó, Vương Tinh nhập viện sinh con thứ hai vào lúc 6 giờ sáng hôm 21/5. Tại đây, các bác sĩ đã phát hiện cô bị băng huyết nên đã chuyển sang phòng cấp cứu. Sau 1 tiếng, các bác sĩ đã rất nỗ lực để giữ lại tính mạng cho cô nhưng vẫn không thể làm gì được hơn. Sản phụ này cần được truyền lượng máu lớn trong thời gian sớm nhất.
Trong tình thế cấp bách này, cả nhà Vương Tinh đã phải cầu cứu cộng đồng mạng. Rất nhanh sau đó, nhiều người đã đến viện mang lại hy vọng sống mong manh cho Vương Tinh. Nhưng tính mạng sản phụ vẫn ngàn cân treo sợi tóc và được chuyển đến phòng chăm sóc đặc biệt.
Vương Tinh đã phải trải qua những ca phẫu thuật lớn như cắt bỏ tử cung và cắt cụt chi phải do nhiễm trùng để mong được sống.
Suốt thời gian nguy kịch này, Vương Tinh phải giành giật sự sống bằng tất cả ý chí còn lại để mong trở về bên các con. Tại đây, Vương Tinh đã phải trải qua những ca phẫu thuật lớn như cắt bỏ tử cung và cắt cụt chi phải do nhiễm trùng để mong được sống. Nhưng cuối cùng, cô vẫn không chống chọi được và phải rời xa con mới sinh cũng như gia đình mình.
Nhìn cảnh chia lìa của gia đình sản phụ khiến không ai cầm được nước mắt. Bố mẹ cô nước mắt giàn giụa khóc thương cho phận đời ngắn ngủi của con gái. Còn con gái nhỏ Vương Tinh thì cố gắng gọi điện thoại di động để được nghe giọng mẹ…
Nhìn cảnh chia lìa của gia đình sản phụ khiến không ai cầm được nước mắt.
Nguyên nhân gây băng huyết sau sinh
Có 3 giai đoạn chính của quá trình chuyển dạ gồm: cổ tử cung xóa mở, sổ thai và sổ nhau - cầm máu.
Tử cung sẽ co hồi lại sau khi sổ thai để giảm thể tích. Nhau thai không có tính đàn hồi nên khi tử cung thu nhỏ sẽ làm cho nhau tróc ra một phần khỏi vị trí bám. Từ nơi nhau bám máu sẽ chảy ra tạo thành khối máu tụ sau nhau và làm cho nhau tiếp tục bong ra. Nhau sẽ từ từ được tống ra ngoài thông qua các cơn co của tử cung.
Cơ thế thông thường là sau giai đoạn sổ nhau, tiến trình co thắt của tử cung sẽ bắt đầu, các sợi cơ đan chéo của tử cung co rút ngắn lại sẽ siết các mạch máu của cung tại vị trí nhau bám kết hợp với cơ chế đông máu bình thường của cơ thể để tạo thành các cục máu đông ở mạch máu giúp nhưng chảy máu.
Băng huyết sẽ xảy ra khi tử cung không co hồi được hoặc nhau không tróc và không sổ ra ngoài.
Nguyên nhân gây nên băng huyết sau sinh sẽ bao gồm:
Đờ tử cung
Tình trạng tử cung không có khả năng co bóp, dẫn đến chảy máu liên tục. Việc mô nhau thai còn sót lại và nhiễm trùng sẽ làm tăng nguy cơ gây đờ tử cung.
Đờ tử cung là nguyên nhân phổ biến nhất của băng huyết sau sinh.
Tổn thương đường sinh dục
Tổn thương ống sinh bao gồm tử cung, cổ tử cung, âm đạo và tầng sinh môn có thể xảy ra ngay cả khi quá trình sinh nở được theo dõi đúng cách.
Bất thường bánh nhau
Các trường hợp nhau bám thấp, nhau cài răng lược, nhau tiền đạo đều có thể gây băng huyết sau sinh. Bên cạnh đó, bánh nhau có diện tích lớn khi bong ra cũng sẽ khiến máu chảy nhiều gây băng huyết sau sinh.
Huyết khối
Rối loạn chảy máu xảy ra khi không đông được máu. Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm béo phì, sốt khi mang thai, chảy máu trước khi sinh và bệnh tim.