Mang thai 3 tháng đầu bà bầu ăn mắm nêm được không?

Linh San - Ngày 18/11/2021 16:30 PM (GMT+7)

Mang thai 3 tháng đầu bà bầu ăn mắm nêm được không? Mắm nêm là gia vị "khoái khẩu" của nhiều người, đặc biệt là các mẹ bầu đang mang thai. Mặc dù đang rất thèm mắm nêm nhưng mẹ bầu vẫn đang rất phân vân không biết có bầu ăn mắm nêm được không, liệu có ảnh

Mắm nêm hay còn được gọi là mắm cái, là một loại mắm độc đáo của miền Trung Việt Nam, được rất nhiều người yêu thích sử dụng. Loại mắm này được làm từ cá, xác cá mang đi ướp cùng muối và lên men.

Bà bầu ăn mắm nêm được không? (Ảnh minh họa)

Bà bầu ăn mắm nêm được không? (Ảnh minh họa)

Tùy theo từng vùng miền hay khẩu vị của mỗi người mà mắm nêm sẽ được trộn thêm một số phụ liệu khác như đường, thính...để giúp tạo hương vị đặc trưng.

Mang thai 3 tháng đầu bà bầu ăn mắm nêm được không?

Bầu 3 tháng đầu ăn mắm nêm được không? Câu trả lời là các bà bầu có thể ăn mắm nêm. Loại mắm này mang đến nhiều lợi ích khác nhau dành cho bà bầu như:

Cung cấp hàm lượng vitamin B12

Vitamin B12 đóng vai trò tham gia quá trình trưởng thành và hình thành nhân của hồng cầu, rất có lợi đối với sự tạo máu trong thời kỳ mang thai. Nếu mang thai, bà bầu được cung cấp đầy đủ vitamin B12 sẽ giúp làm giảm nguy cơ mắc các dị tật ống thần kinh. Theo các nghiên cứu, trong 100ml mắm nêm sẽ có khoảng 5 mcg B12.

Bổ sung các acid amin quan trọng dành cho cơ thể

Thành phần mắm nêm có tới 5 loại acid amin: valine, isoleucine, phenylalanine, methionine, lysine trong số 8 loại acid amin cơ thể không thể tự tổng hợp được. Acid amin đóng vai trò hình thành nên tế bào, tạo kháng thể nâng cao miễn dịch, sửa chữa các mô.

Có bầu ăn mắm nêm được không? (Ảnh minh họa)

Có bầu ăn mắm nêm được không? (Ảnh minh họa)

Bổ sung DHA và EPA (chất béo Omega 3)

Omega 3 là thành phần giúp làm giảm mỡ máu, bảo vệ hệ tim mạch, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển hệ thần kinh và thị lực của thai nhi (đặc biệt là 3 tháng cuối thai kỳ). Đặc biệt, thành phần này còn giúp làm giảm chứng trầm cảm sau sinh của các phụ nữ mới sinh, tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ sơ sinh.

Cung cấp hàm lượng khoáng chất sắt

Bổ sung sắt sẽ giúp làm giảm thiểu tình trạng sinh non, thiếu máu, băng huyết của các mẹ bầu. Phụ nữ mang thai cần khoảng 30mg sắt mỗi ngày. Theo phân tích các chuyên gia, cứ 10ml mắm nêm sẽ giúp cung cấp 10mg sắt, làm giảm tỉ lệ thiếu máu ở bà bầu.

Một số tác động tiêu cực của mắm nêm đối với phụ nữ mang thai

Mặc dù mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng mắm nêm vẫn có những tác động tiêu cực đối với phụ nữ mang thai như:

- Lượng muối ướp trong cá quá lớn: Trong quá trình làm mắm, để giúp cá không bị thối, hỏng, cần phải dùng đến lượng muối rất lớn. Nếu bà bầu ăn mắm nêm nhiều hơn mức cho phép (1g muối/ngày) sẽ dễ gây nên phù nề, tăng huyết áp, tiền sản giật, thậm chí là sảy thai.

Bầu 3 tháng đầu ăn mắm nêm được không. (Ảnh minh họa)

Bầu 3 tháng đầu ăn mắm nêm được không. (Ảnh minh họa)

- Sử dụng cá biển rất dễ bị nhiễm chì: Do đây là loại mắm được làm từ hải sản nên vẫn chứa một lượng thủy ngân hoặc chì. Ăn quá nhiều có thể khiến chì, thủy ngân tăng lên quá ngưỡng cho phép trong cơ thể bà bầu gây nguy cơ sinh non, sảy thai, hoặc dị tật bẩm sinh cho trẻ (mù, câm, điếc...), tổn thương hệ thần kinh thai nhi.

Lưu ý khi bà bầu ăn mắm nêm

- Mỗi tuần chỉ nên ăn khoảng 2-3 lần mắm nêm, không nên ăn quá nhiều.

- Nên nấu chín mắm nêm để làm chết vi khuẩn.

- Một số vùng thường hay bỏ thêm dứa để ăn cùng mắm nêm nhưng bà bầu tuyệt đối không nên sử dụng loại mắm này do dứa có thể gây sảy thai.

- Bà bầu không nên ăn mắm nêm tại các hàng quán vỉa hè vì có thể gây ngộ độc do mắm không đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.

Bà bầu ăn mắm tôm được không?
Bà bầu ăn mắm tôm được không? Mắm tôm vốn là loại gia vị chấm và nêm nếm yêu thích của nhiều người. Thậm chí, có không ít mẹ bầu còn bị "nghiện" loại...

Dinh dưỡng thai kỳ

Linh San (Tổng hợp)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Chăm sóc bà bầu