Bà mẹ trẻ 20 tuổi phát triển khối tĩnh mạch sâu (viêm tắc tĩnh mạch) chỉ 3 tuần sau khi sinh con gái - đây là một trong những nguyên nhân trực tiếp hàng đầu gây tử vong cho mẹ sau sinh ở Anh.
Cửa sinh là cửa tử không chỉ với những người sinh thường, không chỉ để nói trong ca sinh mà ngay cả những tuần đầu sau sinh, người phụ nữ cũng phải đối mặt với nhiều nguy cơ nguy hiểm, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, như bà mẹ xấu số Jasmine Donkin ở Anh.
Jasmine Donkin, 20 tuổi, bị phát triển các huyết khối tĩnh mạch sâu sau ca phẫu thuật sinh mổ - đây là tình trạng dẫn đến các cục máu đông trong phổi của sản phụ, gây tổn thương não và khiến bà mẹ ngừng tim.
Jasmine có thai kỳ khỏe mạnh và ca sinh mổ thành công.
Huyết khối tính mạch sâu là nguyên nhân trực tiếp hàng đầu gây tử vong cho sản phụ ở Anh và nguy cơ phát triển biến chứng này cao hơn đối với những người đẻ mổ.
Trước đó, sau ca sinh, các bác sĩ đã chủ quan cho rằng Jasmine có nguy cơ mắc tình trạng này rất thấp nên họ đã quyết định không cho cô uống thêm một liều thuốc làm loãng máu sau ca sinh. Nhưng bà mẹ trẻ đã ngã quỵ tại nhà và qua đời chỉ 22 ngày sau khi sinh con gái Callie-Grace.
Chỉ 3 tuần sau sinh mổ, cô đã ra đi mãi.
Kết quả khám nghiệm tử thi sau đó cho thấy các cục máu đông đã hình thành trong phổi của Jasmine khiến não cô ấy bị thiếu oxy, khiến tim ngừng đập 2 lần trước khi qua đời.
Mẹ của Jasmine, bà Kim Connolly, xót xa chia sẻ rằng, con gái bà là một người mẹ tuyệt vời. Cô chăm sóc con cái vô cùng chu đáo và bà đang vô cùng lo lắng, thương xót khi hai đứa trẻ của Jasmine từ nay sẽ không có hơi ấm của người mẹ nữa.
Đồng thời, bà cũng đang kêu gọi tất cả phụ nữ sinh mổ cần được kê đơn thuốc làm loãng máu chứ không chỉ dành cho những người có nguy cơ cao. “Tôi muốn chia sẻ với mọi người rằng vấn đề này cần được nhìn nhận cẩn thận và giải quyết triệt để. Nếu Jasmine được dùng thuốc làm loãng máu thì có lẽ con tôi vẫn đang ở đây, bên hai đứa con nhỏ dại của nó. Con gái tôi hoàn toàn khỏe mạnh. Suốt thời gian mang bầu và ca sinh không hề có rủi ro gì, vậy mà đến lúc sinh xong rồi thì lại mất mạng.”
Ngay khi câu chuyện về sự ra đi của Jasmine được chia sẻ rộng rãi trên mạng, mọi người đặc biệt là cộng đồng các mẹ bỉm sữa đã rơi nước mắt xót xa. Họ thương cho bà mẹ trẻ và cả thương cho 2 em bé từ nay sẽ không còn được mẹ ôm ấp, vỗ về.
Viêm tắc tĩnh mạch (huyết khối tĩnh mạch sâu) sau đẻ - tai biến thường gặp Nguy cơ xuất hiện viêm tắc tĩnh mạch kéo dài suốt thai kỳ, đặc biệt cao điểm ở giai đoạn hậu sản. Một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của thuyên tắc tĩnh mạch là thuyên tắc phổi (tỷ lệ tử vong 12 - 15%) , xuất phát từ huyết khối tĩnh mạch sâu. 3 nguyên nhân gây huyết khối tĩnh mạch sâu ở phụ nữ mang thai là huyết khối tĩnh mạch nông, huyết khối tĩnh mạch do viêm nhiễm vùng sinh dục và huyết khối tĩnh mạch buồng trứng. Hầu hết huyết khối tĩnh mạch sâu xuất hiện từ tuần 15 - 20 của thai kỳ. Các nguy cơ huyết khối tĩnh mạch sâu gồm cả yếu tố bẩm sinh và yếu tố mắc phải (béo phì, nằm bất động lâu, chấn thương, bệnh viêm nhiễm, đa hồng cầu, hồng cầu hình liềm, giãn tĩnh mạch chi dưới,...). Nếu những yếu tố này xuất hiện ở thời kỳ hậu sản thì nguy cơ huyết khối tĩnh mạch dẫn tới viêm tĩnh mạch sau đẻ sẽ tăng cao. Các yếu tố nguy cơ gây bệnh liên quan đến sản khoa là ứ trệ tuần hoàn, đa sản, tuổi mẹ cao, tuổi thai dưới 36 tuần, sinh với hỗ trợ thủ thuật hoặc sinh mổ, tiền sản giật, xuất huyết, chuyển dạ kéo dài, lưu thông mạch máu (hệ tĩnh mạch) bị cản trở, tăng sinh sợi huyết,... Triệu chứng viêm tắc tĩnh mạch sau sinh - Các triệu chứng thường xuất hiện muộn, sau đẻ khoảng 12 - 15 ngày - Sốt nhẹ, rét run, mạch nhanh - Nếu viêm tắc tĩnh mạch chi dưới thì sản phụ có biểu hiện phù chân, màu trắng, nóng, ấn vào thấy đau, gót chân không nhấc được khỏi giường - Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến viêm tắc động mạch phổi, thận và gây tử vong. Phòng ngừa viêm tắc tĩnh mạch sau đẻ Để phòng ngừa huyết khối tĩnh mạch sâu gây viêm tắc tĩnh mạch trong sản khoa, sản phụ cũng như nhân viên y tế cần chú ý tới những vấn đề sau: - Sản phụ có tiền sử huyết khối tĩnh mạch sâu hoặc thuyên tắc phổi, có huyết khối tĩnh mạch sâu trước khi mang thai cần được điều trị bằng thuốc kháng đông ngay từ khi mang thai; - Điều trị các ổ viêm trong khi mang thai như viêm đường tiết niệu, sinh dục; - Sản phụ cần nâng cao chân và mang vớ áp lực; - Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, tránh tăng cân quá mức; - Tránh mất nước và bất động lâu trong suốt giai đoạn trước sinh, giai đoạn chuyển dạ và hậu sản; - Phòng ngừa nhiễm khuẩn ối và chuyển dạ kéo dài; - Trong khi sinh: Không để sót rau, tuân thủ đúng các chỉ định kiểm soát tử cung và chế độ tiệt trùng, vệ sinh; - Sau khi sinh: Tránh bế sản dịch, vệ sinh và chăm sóc tầng sinh môn đúng quy trình Viêm tắc tĩnh mạch sau đẻ có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong. Vì vậy, phụ nữ có tiền sử huyết khối tĩnh mạch, có nguy cơ mắc bệnh hoặc đang có biểu hiện bệnh cần ngay lập tức đi khám để nhận được lời khuyên từ bác sĩ trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh. |