Mẹ định bỏ thai vì con mọc đuôi, bác sĩ can ngăn, 7 năm sau nhận quà không ngờ

Hà Phương - Ngày 30/08/2021 09:33 AM (GMT+7)

Khi phát hiện đứa con trong bụng có một khối u ở xương cụt, người mẹ được một bác sĩ khuyên bỏ thai nhưng cuối cùng lại được một bác sĩ khác ngăn lại và giờ chị đã được “nếm quả ngọt” nhờ quyết định sáng suốt của mình.

Con yêu bình an chào đời là điều mà bậc cha mẹ nào cũng mong muốn, nhưng không phải lúc nào ước muốn của họ cũng được như ý nguyện. Có thể vì nguyên do nào đó mà mẹ bầu bị sảy thai hoặc đứa trẻ sinh ra mắc dị tật bẩm sinh hoặc biến chứng nào đó.

Cách đây không lâu, bác sĩ sản phụ khoa Thi Cảnh Trung tại Bệnh viện Đại học Quốc gia Đài Loan chia sẻ trên mạng xã hội rằng anh mới nhận được quà từ một bà mẹ khi tới đây khám bệnh, đó là những quả chanh do chính tay con trai và bố chồng cô hái trong vườn nhà. Sau một lúc nói chuyện, anh mới biết rằng anh và bà mẹ này đã gặp nhau từ nhiều năm về trước.

Chanh mà bà mẹ mang tới tặng bác sĩ.

Chanh mà bà mẹ mang tới tặng bác sĩ. 

Hóa ra, khi bà mẹ này mới mang thai, con trai chị có một khối u ở xương cụt và chị đã đi khám ở nhiều bệnh viện nhưng không ai biết đó là bệnh gì. Thậm chí, một bác sĩ còn khuyên chị nên đình chỉ thai kỳ thay vì sinh đứa trẻ ra để đề phòng rủi ro. Tuy nhiên, người mẹ này vẫn cố giữ một tia hy vọng và cuối cùng chị đã gặp được bác sĩ Thi.

Bác sĩ Thi chia sẻ: “Phôi thai người có cấu trúc đuôi, nhưng nó dần dần thoái hóa và rụng đi. Tuy nhiên, một số đứa trẻ sinh ra vẫn có đuôi, nhưng miễn là không có tế bào thần kinh tủy sống ở đó thì có thể cắt bỏ được. Nếu đó là thoát vị màng não tủy (Meningocele) thì việc điều trị sẽ vô cùng phức tạp, nhưng chụp cộng hưởng từ MRI cho thấy đây chắc chắn không phải là thoát vị màng tủy. Vì vậy, tôi khuyên người mẹ nên giữ thai lại”.

Đứa trẻ sinh ra có một cái đuôi ở mông.

Đứa trẻ sinh ra có một "cái đuôi" ở mông. 

Sau khi đứa trẻ chào đời, giáo sư Quách Mộng Phi từ khoa phẫu thuật thần kinh nhi khoa đã tiến hành phẫu thuật cắt bỏ đuôi cho bé trai. Sau một thời gian điều trị, bé trai đã bình phục và được xuất viện. Gia đình bé trai sau đó chuyển tới Ấn Độ sinh sống.

Đã 7 năm trôi qua, hiện bé trai rất khỏe mạnh, vô cùng thông minh và hoạt bát. Không chỉ vậy, bé còn có thể nói được nhiều thứ tiếng như tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Pháp.

Gần đây, gia đình họ đã trở về nước. Nhớ đến ân tình năm xưa, người mẹ này đã đến bệnh viện thăm hỏi bác sĩ vì nếu không có anh khuyên nhủ thì có lẽ chị đã mất đi đứa con này.

Những trường hợp không nên giữ thai

Đây là những trường hợp xuất hiện bất thường ở thai phụ hoặc đến từ thai nhi trong suốt thai kỳ đã được chính các bác sĩ chỉ định tốt nhất là không nên giữ thai để đảm bảo an toàn cho người mẹ và tránh những hậu quả không đáng có cho đứa bé nếu sinh ra đời.

Bất thường xuất phát từ phía thai phụ

- Trường hợp nghén dữ dội, kéo dài kèm theo ra máu: nghén là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến cơ thể thai phụ có sự thay đổi, dẫn đến những triệu chứng như chán ăn, buồn nôn, mệt mỏi… Khi thai phụ bị nghén dữ dội, nôn nhiều, có thể kèm theo ra máu được xếp vào dạng nghén bệnh lý chửa trứng toàn phần thì nguy cơ ung thư rau thai là rất lớn, không nên giữ thai vì có thể nguy hiểm đến tính mạng người mẹ.

- Thai phụ nhiễm bệnh nặng, không thể tiếp tục thai kỳ: đó là các bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống còn của mẹ và bé, chẳng hạn như bệnh tim nặng, bệnh lao đang tiến triển, basedow nặng, ung thư đang điều trị bằng tia xạ, AIDS giai đoạn cuối… 

Bất thường ở thai nhi

- Thai nhi bị khuyết tật, dị tật bẩm sinh: có thể kể đến các khuyết tật, dị tật bẩm sinh như khuyết tật ống thần kinh, khuyết tật lồng ngực và khớp, gai đôi cột sống; nghiêm trọng hơn là khuyết tật tim, điếc, mù, chậm phát triển trí tuệ… ảnh hưởng lớn tới tương lai sau này của những đứa trẻ vô tội. Đây cũng là những trường hợp bạn nên cân nhắc, quyết định về việc “bỏ thai”.

- Thai quá yếu do bị chấn động mạnh: rơi vào trường hợp thai phụ bị tai nạn, trượt ngã hay bị “shock” mạnh về tâm lý do gặp chuyện đau buồn, tang thương… gây động đến thai nhi. Nếu sau khi khám, bác sĩ cho biết thai nhi bị động quá mạnh, khó lòng giữ được thì thai phụ nên suy xét việc có để thai lại hay không.

- Thai chết lưu trong tử cung: do quá yếu hay một nguyên cớ nhất định nào đó mà thai nhi chết lưu trong tử cung, các bà bầu buộc phải bỏ cái thai trong bụng.

Sinh xong 30 phút, 9X cáu ra mặt khi bác sĩ vẫn đưa tay vào vùng nhạy cảm
Cứ tưởng sinh con xong, chuỗi giờ phút xấu hổ khi nằm trước mặt bác sĩ nam sẽ kết thúc. Ai ngờ, 30 phút sau, vị bác sĩ lại đến thò tay vào "bên...

Câu chuyện đi đẻ

Hà Phương (Dịch từ Ctwant)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức mẹ bầu