Khi nghe chị dâu hỏi vay 1 khoản tiền chữa bệnh cho bà, thái độ của em làm tôi tái mặt.
Tính đến thời điểm này đã 7 năm tôi ở nhà chồng. Do bố anh đã mất từ sớm nên nhà chỉ còn mẹ chồng nuôi 2 con khôn lớn. Sau khi vợ chồng tôi cưới được 1 năm, em gái anh cũng lấy chồng. Từ đó nhà chỉ còn vợ chồng tôi ở chung với mẹ anh.
Làm dâu nhưng tôi chưa bao giờ có suy nghĩ không coi mẹ chồng như mẹ đẻ. Chồng đi làm xa tháng về với vợ con 1 lần, tôi làm thuê cho một xưởng may mặc gần nhà nên hàng ngày cơm nước, con cái đều do 1 tay tôi đảm nhiệm.
Mấy tháng vừa rồi, bụng bầu ngày càng lớn mà tôi phải chăm mẹ chồng nên có được 1 phút nghỉ ngơi hay dưỡng thai đâu. (Ảnh minh họa)
Đã vậy mẹ chồng tôi quanh năm ốm yếu nên dù bận đi làm và chăm con nhỏ nhưng vẫn luôn chăm sóc bà theo đúng khả năng. Với tôi, đó là việc nên làm vì vừa là tình cảm vừa là nghĩa vụ của một người con. Hơn nữa nhà cũng chẳng có ai mà đùn đẩy nữa.
Vì chăm sóc mẹ chồng già yếu, chồng lại đi làm xa nên sau sinh con đầu, chúng tôi kế hoạch chưa dám sinh ngay. Kế hoạch 3 năm 2 đứa mới thả để có bầu thì mãi không có tin vui. Đi khám cả 2 lại bị vô sinh thứ phát không rõ nguyên nhân nên phải tốn 1 khoản tiền để chạy chữa. Cuối cùng sau hơn 6 năm sinh con đầu lòng, may mắn đã mỉm cười khi tôi có bầu lần 2.
Lúc tôi bầu lần 2 được 3 tháng thì cũng là lúc giật mình phát hiện mẹ anh bị ung thư. Dù đang có bầu nhưng tôi vẫn chăm sóc chu đáo, thuốc thang cho bà đầy đủ. Tuy nhiên tình trạng bệnh của bà các khối u ác tính đã xâm lấn nên cần phải điều trị xạ trị.
Còn em chồng tôi lấy chồng xa nhà hơn trăm km nhưng gia đình nhà chồng em ấy kinh doanh bất động sản nên có kinh tế khá. Thấy cuộc sống của em luôn dư dả, tôi cũng mừng cho em chứ chưa bao giờ mong nhờ vả được gì. Bởi mỗi lần về thăm mẹ, em cũng chỉ biếu bà 1-2 triệu để mua sữa cho người ốm bồi bổ là coi như xong nghĩa vụ. Còn lại mọi việc chăm nom hàng ngày, từ ăn uống, đổ bô, thuốc thang cho mẹ chồng, vợ chồng tôi phải cân tất.
Cũng may mẹ chồng dù bị bệnh nhưng đầu óc vẫn còn tỉnh táo, minh mẫn. Bao năm ở cùng nên bà cũng biết con dâu chăm sóc vất vả thế nào. Nhất là mấy tháng vừa rồi, bụng bầu ngày càng lớn mà tôi nào được 1 phút nghỉ ngơi hay dưỡng thai đâu. Nhà có mẹ ốm nên tôi còn đi làm không đều, lương lậu ít hẳn. Đã vậy công việc của chồng tôi đợt này cũng nhiều khó khăn nên lương bị giảm sút, gửi tiền về cho vợ con ít hẳn.
Vì vợ chồng kiếm được ít tiền nên tôi chẳng dám bồi bổ hay ăn vặt trong thai kỳ như nhiều mẹ bầu khác. Có bao tiền tôi dành dụm, tích cóp để mua đồ ăn và thuốc thang cho mẹ chồng. Thấy con dâu chi tiêu tốn kém quá cho mẹ nên bà bảo:
“Các con không phải mua thuốc trị bệnh cho mẹ nữa, tốn kém mà không khỏi. Cứ để tiền đó cho con học hành và bồi bổ thai kỳ đi cho khỏe mạnh”.
Tất nhiên tôi không nghe, vì vợ chồng đều có quan điểm còn nước còn tát, các con còn khả năng xoay xỏa thì vẫn sẽ cố hết sức chữa bệnh cho mẹ chồng.
Đợt rồi biết tôi phải về nhà ngoại vay 1 khoản để sắp đưa bà nhập viện xạ trị, mẹ chồng gợi ý:
“Mai mẹ phải nhập viện truyền hóa chất, vợ chồng cái Minh về thì con lựa lời vay mượn tạm nó chút ít. Biết 2 anh chị khó khăn chắc 2 đứa nó sẽ hiểu và thông cảm cho thôi. Với lại 2 tháng nữa con sắp sinh rồi cũng cần có 1 khoản để đi đẻ và ở cữ nữa”.
Hôm bà nhập viện, Minh em gái chồng tôi cũng vào thăm. Khi nghe chị dâu hỏi vay 1 khoản tiền chữa bệnh cho bà, thái độ của em làm tôi tái mặt. Trước giường bệnh mẹ nằm mà cô ấy vùng vằng:
“7 năm chị về đây làm dâu thử hỏi đã làm được gì cho cái nhà này? Nhà cửa sẵn ở, chỉ có mỗi chăm mẹ già yếu mà giờ đã kêu khó vất vả rồi. Có phải giờ chị lấy cớ bầu bí chăm mẹ thấy vất vả nên đòi tiền phải không?”.
Khi tôi nói ý không phải như vậy thì Minh cứ bù lu bù loa lên bảo không phải diễn. Rồi cô ấy gân giọng lên bảo:
“Giờ chị ra giá xem cần bao nhiêu để tôi trả chị”.
Khi tôi bực bội đáp trả không cần vay tiền của cô ấy nữa, sẽ tự lo liệu được thì em gái chồng rút trong túi xách ra 20 triệu để xuống đầu giường bệnh bảo:
"20 triệu đây, đã đủ để cho cô chăm mẹ tôi rồi cứ. Cầm lấy rồi chăm chu đáo vào!".
Điên tiết tôi cầm tập tiền ném thẳng vào mặt em chồng quát:
“Hãy cầm luôn 20 triệu của cô đi đi. Cô tưởng số tiền này to lắm à? Cô thử về mà thuê giúp việc chăm mẹ xem được bao nhiêu ngày đi".
Nói xong tôi định bỏ ra ngoài mặc kệ em ấy với mẹ ở trong phòng thì bị mẹ chồng khóc nấc giữ tay lại. Bà quay lại quát con gái rồi bảo tôi:
"Mẹ không cần đứa con gái bất hiếu chỉ biết nghĩ đến tiền ấy chăm lo cho mẹ. Hãy đưa mẹ về nhà, mẹ không xạ trị nữa".
Khi tôi nói ý không phải như vậy thì Minh cứ bù lu bù loa lên bảo không phải diễn. (Ảnh minh họa)
Hôm ấy cô em chồng tôi vội vàng phải rời khỏi viện trong cơn thịnh nộ của chị dâu và mẹ đẻ. Còn tôi dù không có tiền vẫn sẽ vay mượn để chữa bệnh cho mẹ chồng. Tuy nhiên tôi đang mang thai tháng thứ 7 rồi, bụng đã lớn vượt mặt nên việc chăm sóc bà có nhiều bất tiện. Hơn nữa nhiều người nói, có bầu thì không nên chăm sóc người đang xạ trị vì sợ ảnh hưởng đến sức khỏe của 2 mẹ con. Không biết điều này có đúng không, nếu đúng vậy tôi sẽ phải gọi chồng về tạm thời chăm sóc bà để cho qua giai đoạn bầu bí này.
Mẹ bầu mang thai có nên chăm sóc cho người đang xạ trị?
Thực tế rất nhiều mẹ bầu lo lắng khi có thai thì có nên chăm sóc người ốm đang xạ trị không. Câu trả lời là tùy từng trường hợp.
Đối với bệnh nhân đang điều trị xạ trị dạng đường uống (Ví dụ một số ung thư tuyến giáp...) thì mẹ bầu cần tạm thời cách ly. Nhưng những trường hợp xạ trị ngoài bằng máy xạ trị thì mẹ bầu không cần cách ly vì tia xạ chỉ phát khi máy đang chạy, lúc bệnh nhân xạ trị xong, về phòng bệnh hay ngoại trú về nhà lúc nay tia xạ không tồn tại trong cơ thể bệnh nhân. Do đó, môi trường xung quanh bệnh nhân không có phóng xạ lúc này người nhà chăm sóc bệnh nhân rất an toàn.
Mặc dù vậy việc chăm sóc người ốm và các bệnh nhân ung thư là một công việc rất vất vả. Trong khi đó mẹ bầu cần phải dưỡng thai nhiều hơn nên trong trường hợp bất khả kháng không có người chăm thì việc này mới nên đến tay mẹ bầu. Ngược lại nếu có người chăm sóc, mẹ bầu không nên đi lại vào viện nhiều để chăm người ốm nhằm đảm bảo an toàn và khỏe mạnh nhất cho 2 mẹ con.