9 tháng mười ngày bầu bí trong nước mắt, khi tôi nhập viện sinh bé thứ 2, chồng lạnh nhạt bỏ mặc mẹ con tự xoay xở. Cũng may sau có mẹ đẻ tôi lên chăm lo, nhà nội tuyệt đối không đoái hoài
Kết hôn 3 tháng tôi có bầu nhưng khi thai được 22 tuần, đi khám bác sỹ phát hiện con bị hở van tim, cấu tạo tâm thất tâm nhĩ không bình thường. Nghe thông báo ấy, tôi suy sụp hoàn toàn giống như người chết nửa phần hồn, chỉ biết ôm bụng khóc thương con.
Vì thai quá lớn, tôi không đành bỏ nên gắng sinh con ra. Bệnh tật của thằng nhỏ như vậy, tiền bạc vợ chồng kiếm được bao nhiêu đều đổ vào chữa cho con. Mỗi lần thằng bé khóc là cả người tím tái khiến cả nhà lo đứng lo ngồi. Con được hơn năm, nhà chồng lại giục tôi sinh tiếp. Chồng tôi bảo:
“Thôi thì thằng lớn có như không rồi, chẳng biết nó có sống được lâu với mình hay không, kể cả có thì nó cũng không thể là chỗ dựa cho mình lúc về già. Mình phải sinh đứa khác để chúng nó có anh em đỡ đần cho nhau”.
Chồng tôi yêu cầu vợ sinh thêm bé thứ 2 vì con đầu lòng bị bệnh tim bẩm sinh. (Ảnh minh họa)
Sau đấy tôi cũng mang bầu đúng theo mong muốn của cả nhà chồng. Thai được 16 tuần, tôi đi kiểm tra sàng lọc. Nín thở chờ kết quả của bác sỹ nhưng cuối cùng một lần nữa tôi lại ngã khụy nghe bác sĩ nói con bị hở hàm ếch do gen di truyền từ nhà ngoại. Chồng tôi nghe bác sĩ, anh lập tức thái độ với vợ. Anh ấy đổ lỗi tại lấy tôi mà hai đứa con anh đều không thành người.
Sau khi biết hiện trạng cái thai trong bụng vợ như vậy, chồng bắt tôi phải bỏ thai mà tôi không chịu. Tôi đã hỏi qua tư vấn của bác sĩ, hở hàm ếch say này có thể phẫu thuật chỉnh hình, tôi không muốn tước đi cơ hội sống của con nên quyết tâm giữ lại.
9 tháng mười ngày bầu bí trong nước mắt, khi tôi nhập viện sinh bé thứ 2, chồng lạnh nhạt bỏ mặc mẹ con tự xoay xở. Cũng may sau có mẹ đẻ tôi lên chăm lo, nhà nội tuyệt đối không đoái hoài. Họ coi tôi là tội đồ khiến nòi giống nhà họ không được lành lặn.
9 tháng mười ngày bầu bí trong nước mắt, khi tôi nhập viện sinh bé thứ 2, chồng lạnh nhạt bỏ mặc mẹ con tự xoay xở. (Ảnh minh họa)
Cay đắng hơn, ngày mẹ con tôi xuất viện cả chồng lẫn bố mẹ chồng đều không ai tới đón. Mẹ đẻ tôi thương con gái bắt taxi đưa tôi về tận nhà nhưng vừa tới cổng, chồng đã ném luôn vali quần áo của tôi ra giữa đường bảo:
“Giống nòi nhà cô không ra gì, toàn đẻ ra những đứa con không nên hồn người thì về đây làm gì”.
Anh ta đẩy luôn cả con lớn cho tôi. Mặc cho con trai khóc đòi vào nhà, anh ta vẫn lạnh lùng đóng sập cửa. Thương con, tôi chỉ biết khóc. May mắn tôi còn có bố mẹ đẻ ở bên đưa tay cứu giúp chứ không tôi chẳng biết có thể bấu víu vào đâu được. Nghĩ mà buồn quá mọi người ạ. Tại sao con tôi sinh ra bé nào cũng bị dị tật?
Các nguyên nhân gây dị tật thai nhi
Nghiên cứu chỉ ra rằng, vô số nguyên nhân gây dị tật ở thai nhi. Phổ biến nhất có thể kể đến:
Thai dị tật do yếu tố di truyền
Cha/ mẹ mang gen bệnh (biểu hiện ra bên ngoài hoặc không), người trong gia đình có tiền sử mắc bệnh thì khả năng truyền cho con/ cháu rất cao. Quan hệ huyết thống/ cận huyết thống làm tăng nguy cơ mắc bệnh dị tật bẩm sinh di truyền hiếm gặp. Những bất thường di truyền về gen thường gây ra tình trạng thai lưu, sảy thai, sinh non, trẻ ra đời mắc dị tật, thiểu năng trí tuệ, thậm chí tử vong.
Nguyên nhân dị tật thai nhi do yếu tố môi trường
Người mẹ tiếp xúc với một số loại thuốc, hóa chất độc hại (thuốc trừ sâu, chất phóng xạ,…) trong thời gian mang thai thì thai nhi dễ bị ảnh hưởng. Thai phụ thường xuyên làm việc hay sống gần các khu vực lò luyện kim, hầm mỏ, rác thải nâng cao rủi ro hơn những người khác.
Tình trạng dinh dưỡng của người mẹ
Nhu cầu dinh dưỡng nhân đôi nhưng không được đáp ứng đủ khiến người mẹ bị thiếu chất. Các chất thiết yếu folate, canxi, axit folic,… giúp thai hoàn thiện tế bào nhưng chưa được bổ sung. Ngược lại, nếu cung cấp quá nhiều các chất có thể gây tác dụng không mong muốn, chẳng hạn vitamin A vượt hàm lượng cho phép làm phôi thai phát triển không bình thường,….
Các nguyên nhân gây dị tật ở thai nhi khác
Bên cạnh đó, nguyên nhân gây dị tật ở thai nhi còn xuất phát từ việc người mẹ lớn tuổi mới sinh con, tự ý sử dụng thuốc bổ trong thai kỳ, lạm dụng chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá, cà phê, ma túy…), mẹ bị các bệnh như rubella, viêm gan siêu vi, viêm thận, giang mai….
Có thể phòng ngừa dị tật thai nhi hay không?
Khi đã xác định được nguyên nhân gây dị tật ở thai nhi, bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa dị tật bảo vệ thế hệ tương lai. Các bác sĩ khuyên mỗi người nên thực hiện phương pháp phòng ngừa dị tật thai nhi theo nhiều giai đoạn trước và trong quá trình mang thai. Cụ thể:
- Phòng ngừa dị tật thai nhi bằng sàng lọc trước và trong khi mang thai
- Khám sức khỏe tiền hôn nhân và tiền mang thai, sàng lọc phát hiện các bệnh liên quan đến di truyền như tan máu bẩm sinh, rối loạn chuyển hóa galactose, thiếu hụt men G6PD,… điều trị sớm hạn chế hậu quả tối đa. Đồng thời giảm thiểu biến chứng, rủi ro cho bản thân và con cái sau này.
- Đối với người đang mang thai cần thăm khám, xét nghiệm sàng lọc trước sinh nhằm có phương án điều chỉnh, xử lý kịp thời.