Ông bà ngoại thế này bảo sao cháu không hư.
Ngoài bố mẹ, ông bà là người gần gũi với trẻ nhất. Chính vì lẽ đó mà không chỉ học từ bố mẹ, trẻ còn học từ ông bà. Chả nhẽ bố mẹ vợ tôi còn chưa hiểu rõ vấn đề này hay sao, mà suốt 3 ngày lên phố thăm cháu lại khiến tôi tức điên lên.
Năm nay vợ chồng bận công việc không thể sắp xếp thời gian đưa 2 con trai về quê, ông bà ngoại ở dưới nhà nhớ nên ngày nào cũng than vãn. Thấy vậy vợ tôi đã đặt vé máy bay cho ông bà lên phố thăm cháu, tiện thể đưa ông bà đi chơi cho biết phố phường.
Bố mẹ vợ hiện tại đều đã bước vào độ tuổi U70, nhưng ông bà vẫn còn trẻ trung, năng động lắm. Biết ông bà ngoại lên chơi, 2 quý tử của tôi vui mừng ra mặt. Những tưởng ông bà lên vợ chồng sẽ được nhờ một chút, để các con chơi với ông bà còn bản thân tranh thủ xử lý đống công việc chồng chất ở công ty.
Ảnh minh hoạ
Nào ngờ mới sang ngày thứ 3 mà tôi đã nóng hết cả mặt, chỉ muốn mua ngay vé cho bố mẹ vợ về lại quê. Sở dĩ tôi khó chịu như thế là do ông bà cả, bảo lên chơi với các cháu nhưng bố mẹ vợ của tôi lại suốt ngày “nghiện” mạng xã hội, chăm chăm lướt điện thoại. Ngoài lúc ăn và ngủ ra thì tần suất bấm điện thoại của họ còn dày hơn cả thời gian dành cho các cháu.
Đến nỗi các cháu thấy ông bà như thế liền than thở với vợ chồng tôi, mấy đứa trẻ phân bì tại sao ông bà được thoải mái dùng điện thoại, còn mình thì lúc nào cũng bị bố mẹ cấm cản và la mắng.
Trước sự phàn nàn của các con, người bố như tôi cứng cả họng không biết phải phản hồi ra sao. Bình thường ở nhà với bố mẹ, vợ chồng tôi luôn quy định giờ giấc nghiêm khắc cho tụi nhỏ sử dụng thiết bị điện tử. Trước mặt các con, tôi và bà xã rất hiếm khi để chúng thấy bố mẹ cầm điện thoại nhiều.
Ảnh minh hoạ
Vì được bố mẹ làm gương nên từ trước đến nay 2 con vẫn tuân thủ rất tốt cách giáo dục của bố mẹ. Nào ngờ ông bà ngoại lên chơi với cháu mới sang ngày thứ 3, đã khiến cho mọi thứ xáo trộn cả lên. Ông bà mà như thế thì bảo sao cháu không hư…
Tâm sự từ độc giả mynhan…@gmail.com
Trên thực tế, trẻ từ độ tuổi lên 3 đã có năng lực học hỏi và bắt chước người lớn, đặc biệt là những người gần gũi xung quanh như người thân trong gia đình hay bố mẹ rất giỏi. Đây là giai đoạn quan trọng trong sự phát triển của trẻ, khi khả năng quan sát và sao chép của trẻ đạt đến đỉnh cao. Khả năng bắt chước của trẻ ở độ tuổi này, giúp cho trẻ học được nhiều kỹ năng cần thiết trong cuộc sống hàng ngày. Điều quan trọng là bố mẹ cần tạo môi trường an toàn và thú vị cho trẻ khám phá, học tập. Khi trẻ được tiếp xúc với môi trường giàu cảm hứng và có sự hỗ trợ từ gia đình, trẻ sẽ phát triển khả năng học hỏi và bắt chước một cách tự nhiên, tích cực.
Vì vậy, giai đoạn này là cơ hội tuyệt vời để khám phá và hỗ trợ sự phát triển toàn diện của trẻ. Qua việc bắt chước và học hỏi, trẻ sẽ tiếp thu kiến thức, kỹ năng và giá trị từ môi trường xung quanh, đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành tính cách cá nhân và khả năng thích ứng với cuộc sống trong tương lai.
Vậy bố mẹ cần lưu ý gì khi nuôi dạy con trong giai đoạn khả năng bắt chước của trẻ được phát huy tối đa?
Là nguồn cảm hứng và hình mẫu
Bố mẹ nên trở thành nguồn cảm hứng và hình mẫu cho con. Hãy cho trẻ thấy những hành động tích cực, lời nói đúng đắn và cử chỉ tốt đẹp. Ví dụ, bố mẹ có thể thể hiện lòng tử tế, sự chăm sóc và lòng nhân ái thông qua việc giúp đỡ người khác. Bằng cách làm như vậy, trẻ sẽ học được giá trị quan trọng và bắt chước những hành động tốt đẹp này.
Tạo môi trường an toàn và thú vị
Đảm bảo rằng môi trường xung quanh trẻ là an toàn và thú vị. Cung cấp cho trẻ những đồ chơi phù hợp với độ tuổi và sở thích. Hãy đảm bảo sự an toàn trong việc chọn đồ chơi và thiết bị chơi, đồng thời tạo ra những hoạt động thú vị và sáng tạo để khuyến khích trẻ học hỏi và phát triển kỹ năng.
Giao tiếp tích cực
Tạo ra một môi trường giao tiếp tích cực với trẻ. Sử dụng ngôn ngữ đúng tuổi và cách giao tiếp yêu thương, để truyền đạt giá trị và quy tắc đúng đắn. Hãy lắng nghe và trò chuyện với trẻ, khuyến khích trẻ thể hiện suy nghĩ và cảm xúc của mình. Điều này giúp trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp, và biểu đạt quan điểm của bản thân một cách tự tin.
Đặt giới hạn rõ ràng
Cùng với việc khuyến khích sự sáng tạo và bắt chước, bố mẹ cần thiết lập rõ ràng các giới hạn và quy tắc. Điều này giúp trẻ hiểu rõ về sự an toàn và các chuẩn mực của xã hội. Hãy giải thích cho trẻ về những hành động không được phép và lý do vì sao. Đồng thời, hãy tạo cơ hội để trẻ hiểu và thực hành những quy tắc và giới hạn này trong môi trường quen thuộc như gia đình và trường học.