Chiêu thức bắt cóc mới đang trở nên phổ biến ở các chung cư TQ, bố mẹ Việt cần cảnh giác

Chi Chi - Ngày 28/09/2023 09:30 AM (GMT+7)

Khi người mẹ nhận ra chiêu thức này thì đã quá muộn.

Mỗi đứa trẻ chào đời là sợi dây gắn kết tình yêu của các thành viên trong gia đình với nhau. Vì thế khi thiếu vắng sự xuất hiện của trẻ có thể dẫn đến nhiều hệ lụy. Đặc biệt là với những đứa trẻ bị bắt cóc khiến bố mẹ ngày ngày chịu đựng sự ân hận, nỗi đau đớn vô tận. Chính vì thế các bậc cha mẹ và người lớn cần nâng cao cảnh giác hơn nữa trong bất kì trường hợp nào để con không trở thành "miếng mồi ngon" của kẻ bắt cóc. Mới đây câu chuyện được chia sẻ từ một người mẹ trong cuộc đã khiến nhiều người bàng hoàng vì thủ đoạn ngày một tinh vi của những kẻ bắt cóc, buôn bán người.

Người mẹ này cho biết, trong suy nghĩ của chính chị và nhiều người hẳn sẽ nghĩ kẻ bắt cóc, buôn bán trẻ em thường có vẻ ngoài xấu xí và là những người lớn. Thế nhưng thực tế không phải vậy, trẻ em cũng có thể trở thành kẻ buôn người.

Người mẹ này là một nhân viên bán thời gian nên thời gian tương đối rảnh rỗi. Chị thường đưa con trai Peng Peng ra khu vui chơi quanh nhà để chơi. Vào một lần khi cho con trai đi đá bóng, đột nhiên có một người phụ nữ dẫn theo một đứa trẻ hơn 6 tuổi chạy tới, đứa trẻ hơn 6 tuổi chạy tới chơi bóng với Pengpeng còn người phụ nữ kia thì ngồi xuống nói chuyện với người mẹ.

Chiêu thức bắt cóc mới đang trở nên phổ biến ở các chung cư TQ, bố mẹ Việt cần cảnh giác - 1

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Qua trò chuyện, mẹ Peng được biết người phụ nữ này là một bà mẹ toàn thời gian và sống ở số nhà 402, tòa nhà 6 cạnh bên. Người phụ nữ đó rất nhiệt tình trò chuyện với mẹ Peng đến tận giờ ăn tối mới đưa con về.

Trong bữa ăn tối của gia đình, cậu bé Peng Peng đã kể với bố về người bạn tên Hiểu Minh mà cậu bé mới quen chiều nay, cũng chính là con trai của người phụ nữ ngồi nói chuyện với người mẹ.

Khi nghe con trai kể, người bố cũng không mấy để tâm.

Ngày hôm sau, sau bữa tối, Peng Peng đòi xuống chơi bóng đá với anh trai, mẹ Peng đưa con trai xuống, tình cờ gặp hai mẹ con Hiểu Minh ở đó. Họ ngồi trên ghế nói chuyện rồi hai đứa chạy đi đá bóng.

Mẹ Peng cẩn thận nhắc nhở con trai "Con đừng chạy quá xa đó" nhưng mẹ của Hiểu Minh lại nói "Con trai đôi khi nên cho bé tự trau dồi khả năng độc lập, nam tính chị ạ".

Hai người trò chuyện một lúc, đột nhiên mẹ Peng phát hiện hai đứa trẻ đã mất tích, bà la hét hồi lâu nhưng không có phản hồi, sau đó lo lắng vội vàng đi tìm. Mẹ của Hiểu Minh cũng đứng lên đi tìm hộ.

Người mẹ tìm khắp nhưng không thấy con trai đâu định quay lại nói chuyện với mẹ Hiểu Minh nhưng phát hiện không thấy người phụ nữ đó đâu. Người mẹ cảm giác sợ hãi gọi điện cầu cứu chồng.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Ngay sau đó cảnh sát đã được gia đình Peng Peng thông báo. Họ đến nhà số 402, tòa nhà 6 để tìm nhưng kết quả là một bà lão ra mở cửa. Khi được hỏi ở nhà có bà mẹ trẻ và cậu bé 6 tuổi không, bà lão lắc đầu nói: “Không, chỉ có tôi và chồng tôi thôi, đã sống ở đây gần 30 năm. Cả con trai và con dâu tôi đều làm việc ở ngoài thành phố".

Lúc này, bố mẹ Peng nhận ra người phụ nữ và cậu bé 6 tuổi đều là kẻ buôn người, người phụ nữ có trách nhiệm đánh lạc hướng sự chú ý bằng cách trò chuyện khiến mẹ Peng có cảm giác yên tâm, còn cậu bé chịu trách nhiệm bắt cóc, dẫn dụ đứa trẻ. Tất cả đều được tính toán trước.

Sau khi biết con trai đã thực sự bị bắt cóc, mẹ Peng rơi vào trạng thái đau khổ và tự trách móc bản thân vì đã lơ là cảnh giác.

Cũng thật may mắn, cuối cùng cảnh sát đã theo dõi các camera giám sát và phát hiện ra chiếc xe đã chở cậu bé Peng đi và nhanh chóng ngăn chặn việc buôn bán trẻ em. Cảnh sát đã giải cứu thành công cậu bé Peng và trao trả lại cho gia đình.

Với thủ đoạn lừa đảo mới của các tổ chức buôn người, trẻ em có thể bị bắt đi ngay dưới sự giám sát của cha mẹ. Chúng có một tổ chức khổng lồ và một số lượng lớn người, cho dù bố mẹ có thể tìm được người đã đưa trẻ đi nhưng không chắc có thể tìm thấy con vì đứa bé có thể đã được giao cho một người thứ hai hoặc người thứ ba...

Vì vậy để đề phòng trẻ bị bắt cóc, cần ngăn chặn trước và bồi dưỡng những kỹ năng sống cho chính trẻ:

Không đi theo người lạ

Không leo lên xe, đi nhờ xe bất cứ ai trừ khi bố mẹ đã dặn trước là con phải làm thế. Ngoài ra, cần tránh xa những kẻ có dấu hiệu “bám đuôi” con, dù kẻ đó đang đi bộ hay đi xe máy/ô tô... Con không cần và không nên đến gần bất cứ chiếc xe lạ nào để nói chuyện với những người không quen biết.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Cảnh giác với những lời nhờ giúp đỡ

Dạy con biết rằng, chẳng có người lớn nào nhờ trẻ con giúp đỡ làm việc này việc kia. Nếu người ta có việc cần tìm người giúp đỡ, người ta sẽ hỏi những người lớn tuổi. Bất cứ người lạ nào nói với bé những câu như:

- Bố mẹ cháu đang gặp tai nạn, để cô/chú/bác/... đưa cháu đi đến chỗ bố/mẹ ngay.

- Cô là bạn của mẹ con, mẹ gửi cho con một món quà. Cô để nó ở xe, con đến lấy nhé.

- Có một bà cụ bị gãy tay, con đến phụ cô giúp bà lão đó nha.

- Có bạn muốn gặp con, bạn nhờ cô nhắn con ra ngoài đó.

- Con chó của chú đang bị lạc, con cùng đi tìm giúp chú nhé
đều là đối tượng đáng nghi ngờ.

Hãy dạy con đối đáp với người lạ: “Cháu không quen cô/chú. Mẹ/bố cháu ở kia, để cháu hỏi ý mẹ/bố đã”.

Những "người lạ an toàn"

Mẹ cần mô tả chi tiết cho con về những “người lạ an toàn” như cảnh sát giao thông, bảo vệ, nhân viên bán hàng trong siêu thị… những người bé có thể nhờ giúp đỡ khi bị lạc, có người theo dõi.

Tránh xa những người cố tình đưa bé đi đâu đó

Trong lúc này, bé cần hét lên thật to “Người này không phải bố/mẹ cháu” để người xung quanh có thể đến cứu.

Tạo thói quen "đi thưa về gửi"

Tạo cho con thói quen phải xin phép bố mẹ trước khi ra khỏi nhà và khi đến nhà một ai đó, tuyệt đối không tự tiện đi mà chưa thông báo với bố mẹ.

Không nhận "hối lộ" từ người lạ

Dạy bé không được nhận thức ăn, thức uống, quà cáp từ người lạ ở bất cứ nơi đâu. Những thứ này thường chứa thuốc mê nhằm làm bé mất ý thức để dễ thực hiện hành vi bắt cóc.

Chuyện "bí mật" thường là chuyện mờ ám

Dạy cho con biết việc một người yêu cầu con phải giữ một bí mật nào đó là điều không nên. Nếu người ta bảo con không được nói cho ai biết một điều gì đó, con nên báo lại cho bố mẹ hoặc thầy cô giáo biết. Ngoài ra, nếu có bất cứ người lạ nào muốn chụp một bức ảnh của con, con phải biết nói”Không” và nhanh chóng nói cho bố mẹ hoặc thầy cô biết.

Quyền riêng tư

Nhắc nhở con không ai được phép chạm vào “vùng kín” của con, và con cũng không được phép chạm vào “vùng kín” của bất cứ ai. Cơ thể của mỗi người là đặc biệt và riêng tư, bất khả xâm phạm.

Quyền được từ chối

Con có quyền được phép cương quyết và được phép nói “Không” với bất cứ ai, bao gồm cả người lớn, thậm chí cả với họ hàng và bạn bè khi những người đó cố gắng đưa con đi đâu đó, bất chấp ý muốn của con, khi họ cố tình chạm vào cơ thể con và khiến con cảm thấy khó chịu theo bất cứ cách nào.

Thực hành tiếng hét

Hãy dạy con thực hành “hét”. Đó phải là tiếng hét thật to, vang và kéo dài để cho kẻ đang cố tình hại trẻ biết được, trẻ đang biết mình phải làm gì và trẻ không phải là một nạn nhân yếu đuối dễ đầu hàng. Tiếng hét cũng sẽ giúp trẻ tìm kiếm sự trợ giúp của những người khác và tiếp thêm sức mạnh cho trẻ, giúp trẻ lấy thêm hơi và có đủ can đảm chạy trốn.

Xử lí khi bé bị tấn công

Nếu tên cướp dùng dao hay vũ khí khác để khống chế, đòi tài sản, bé hãy làm theo yêu cầu. Điều quan trọng lúc này là bảo đảm an toàn tính mạng, việc kêu cứu hoặc giằng co có thể khiến tên cướp ra tay làm hại đến tính mạng bé. Hãy cố gắng quan sát để tìm ra đặc điểm nhận dạng của tên cướp như màu da, cao hay thấp, gầy hay béo… hoặc nhớ biển số xe để báo công an sau này.

Nếu thấy tên cướp không có hung khí, lại có người gần đó, bé hãy chạy đến nhà xung quanh nhờ người lớn ở gần đó giúp và hô hét: “Cướp, cướp”, không la hét chung chung như “cứu, cứu với” khiến người đi đường nghĩ trẻ đang đùa giỡn.

Theo Chi Chi
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dạy con