Chồng rủ đồng nghiệp về nhà mở tiệc tất niên cuối năm, một hành động của bạn anh khiến tôi lập tức viết giấy ly hôn

Trang Tri - Ngày 30/12/2023 13:56 PM (GMT+7)

Tôi vô cùng khó chịu với anh bạn đồng nghiệp của chồng.

Tôi 37 tuổi là nhân viên kế toán của một công ty xuất nhập khẩu, còn chồng hơn 2 tuổi là nhân viên ngân hàng. Những ngày cuối năm, cả hai vợ chồng đều bận tối mặt mày vì phải giải quyết và tổng kết cho xong đống công việc của năm cũ trước khi bước qua thềm năm mới. Suốt ngày đi sớm về khuya, lại còn phải lo cho hai đứa con đang tuổi ăn tuổi học mà tôi như sắp bị vắt kiệt sức.

Chỉ còn vài ngày nữa là hết năm nên ngoài công việc thì những buổi tiệc cũng tăng lên nhiều so với bình thường, người ta hay gọi đó là những buổi tiệc tất niên. Làm lụm suốt mấy năm trời, "trộm vía" vợ chồng dư được căn nhà mới xây vào giữa năm 2023 này. Cũng vì như thế mà đây là năm đầu tiên chồng tôi mở lời với vợ sẽ làm một buổi tiệc tất niên nhỏ tại gia, và mời bạn bè đồng nghiệp đến chơi.

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Tuy nhiên tôi đã khéo từ chối, bởi lượng công việc chất thành đống đang chờ tôi xử lý, hơn nữa tôi còn không có thời gian dành cho 2 đứa nhóc ở nhà thì lấy đâu ra sức lực và giờ giấc để mở tiệc tại gia, rồi còn tự một mình chuẩn bị mọi thứ rất nhọc nhằn nữa. Tôi nghĩ vậy nhưng chồng tôi thì không, tôi khá chạnh lòng khi nghe anh kiên quyết muốn làm tiệc tất niên mà lại không nghĩ cho hoàn cảnh của vợ và các con.

Trong khi anh vui chơi hết mình với bạn bè đồng nghiệp ở những buổi nhậu cuối năm bên ngoài, thì tôi vừa phải làm việc vừa phải chăm sóc con cái. Anh ấy đã không phụ giúp được gì, vậy mà còn bày biện ra đủ thứ để "làm khổ" cho vợ. Dù vậy thì chồng tôi vẫn "mặt nặng mày nhẹ" muốn làm một buổi tiệc tất niên, còn hứa sẽ chỉ đưa 2,3 bạn đồng nghiệp thân thiết về chơi nên sẽ không cần vợ chuẩn bị quá cầu kỳ tốn thời gian, công sức.

Để cho yên nhà yên cửa, vợ chồng không giận dỗi cãi nhau, lời qua tiếng lại thêm đau đầu và ảnh hưởng đến các con thì tôi cũng ậm ừ đồng ý. Tuy nhiên, đến ngày tổ chức buổi tiệc tất niên, có một sự việc xảy ra đã khiến cho sự kìm nén của tôi bùng nổ, đến nỗi tôi đã quá tức giận nên lập tức viết giấy ly hôn với chồng.

Cụ thể là vào ngày hôm đó, chồng tôi đưa vài người bạn thân thiết về nhà như đã bảo với tôi từ trước. Tuy nhiên số lượng người không phải là 2,3 như anh đã nói mà lên đến tận gần 10 người. Điều này ban đầu đã khiến tôi khá khó chịu, vì càng đông thì càng sẽ phải vất vả chuẩn bị nhiều thứ chứ làm sao mà làm đơn giản, sơ sài như chồng tôi nói được cơ chứ. 

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Nếu không làm thì thôi, nhưng đã mời người khác đến chơi nhà thì chủ nhà như tôi tất nhiên phải chuẩn bị cho đến nơi đến chốn. Thế là vì số lượng người tăng nên tôi lại chạy dọc chạy xuôi ra ngoài mua thực phẩm về để chế biến thêm vài món đãi đồng nghiệp của anh. 

Chuyện sẽ không đến mức ngoài sức chịu đựng cho đến khi trong suốt buổi tiệc, một người bạn đồng nghiệp trẻ tuổi của chồng liên tục có những câu nói, tôi không biết là đùa vui hay có dụng ý gì nhưng nó cực kỳ khiếm nhã và tế nhị, đôi khi còn tục tiễu nữa. Trong khi đó con trai và con gái nhỏ của tôi cũng ở nhà, hai đứa nhóc chỉ mới ở độ tuổi tiểu học.

Khi nghe đồng nghiệp của bố nói những từ lạ mà chúng chưa nghe bao giờ trước đây trong lúc đang ngồi chơi ở phòng ngủ, vì các đồng nghiệp của chồng tôi nói chuyện và cười đùa quá to nên dĩ nhiên tụi nhỏ cũng nghe thấy. Thế là các con đã ngay lập tức nảy sinh lòng tò mò và chạy xuống bếp hỏi tôi. Lúc này tôi mới giật mình, vội ra phòng khách nói nhỏ với chồng.

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Tuy nhiên chồng tôi như không quan tâm đến lời vợ nói, chỉ mãi vui vẻ với đồng nghiệp, nốc hết ly bia này đến ly bia khác. Thậm chí còn nộ nạt tôi vì cho rằng tôi cằn nhằn, phiền phức. Mặc dù tôi biết anh ấy đã có chút men trong người nên khó có thể kiểm soát được hành vi và lời nói của bản thân. Thế nhưng tôi thực sự không chịu nỗi nữa, anh ấy liên tục khiến tôi thất vọng và khó chịu. Anh ấy chỉ quan tâm đến các mối quan hệ ở ngoài, mà không hề nghĩ đến cảm xúc của vợ và các con.

Sự việc lần này khiến sự kìm nén trong tôi vỡ vụn, và rồi tôi đã không do dự, cũng không còn tâm trạng để suy nghĩ nhiều nên đã quyết định viết giấy ly hôn. Đến tối, tôi và anh đã nghiêm túc nói chuyện trong phòng riêng để tránh các con nghe thấy. Tôi đã trút hết nỗi lòng của mình, còn anh dường như cũng biết mình sai nên chỉ im lặng lắng nghe rồi liên tục xin lỗi, hứa hẹn với vợ. Tôi có nên tha thứ cho một người bố, người chồng vô trách nhiệm như anh không?

Tâm sự từ độc giả bichphuong...@gmail.com

Trẻ nhỏ có khả năng ghi nhớ, bắt chước người lớn rất nhanh, đặc biệt là khi các con đang ở trong độ tuổi chưa phân biệt được đâu là điều nên học hỏi và đâu là không, thế nên trẻ sẽ cảm thấy tò mò và muốn tiếp thu mọi thứ cũng là chuyện dễ hiểu.

Tuy nhiên, không phải môi trường nào cũng tốt để trẻ bộc lộ khả năng này. Nếu học tập từ môi trường hoặc đối tượng không phù hợp, điều đó sẽ tác động lớn đến quá trình phát triển lành mạnh của trẻ. Chẳng hạn như trong trường hợp ở trên, trẻ nghe thấy và bắt đầu hình thành sự tò mò về lời ăn tiếng nói của người lớn. Thế nhưng ngôn ngữ giao tiếp của người lớn lúc này lại hoàn toàn tiêu cực, không phù hợp với độ tuổi của trẻ.

Trẻ nhỏ đang trong quá trình hình thành ngôn ngữ và tư duy của mình, con sẽ học cách sử dụng và hiểu ngôn ngữ từ những người xung quanh. Khi trẻ nghe những ngôn ngữ khiếm nhã, tế nhị hoặc tục tiễu, điều này có thể tạo ra sự bối rối và mất phương hướng trong quá trình học ngôn ngữ của trẻ.

Đồng thời, con có thể bắt chước và sử dụng chúng trong giao tiếp hàng ngày mà không hiểu rõ ý nghĩa, cũng như tác động của chúng. Từ đó có thể dẫn đến việc trẻ sử dụng ngôn ngữ không thích hợp trong các tình huống xã hội, và làm mất đi sự tôn trọng, tin tưởng của người khác dành cho mình.

Hơn nữa, ngôn ngữ không phù hợp có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển tâm lý và xã hội của trẻ. Trẻ có thể cảm thấy bất an, lo lắng và không an toàn khi nghe những ngôn ngữ tiêu cực. Điều này tác động lớn đến sự tự tin và khả năng xây dựng các mối quan hệ, tương tác xã hội của trẻ, khiến cho trẻ dễ rơi vào tình huống bị người khác cô lập và khó khăn trong vấn đề hòa nhập vào nhóm bạn bè.

Do đó, việc sử dụng ngôn ngữ phù hợp và lịch sự khi giao tiếp với trẻ là rất quan trọng. Người lớn cần có trách nhiệm và sự thận trọng trong việc chọn lựa từ ngữ, cũng như các cách diễn đạt để xây dựng một môi trường giao tiếp lành mạnh. Từ đó có thể làm gương cho trẻ, và định hướng trẻ phát triển tích cực trong tương lai.

Theo Trang Tri
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tâm sự mẹ bỉm