Con 5 tuổi đang tắm bỗng hét lớn, người mẹ chạy vào kiểm tra thì điếng người

Kiều Trang - Ngày 04/02/2024 16:04 PM (GMT+7)

Nghe tiếng con gái la thất thanh, người mẹ tá hoả khi thấy cảnh tượng trong nhà tắm.

Khi con đến một độ tuổi nhất định, tầm 5 tuổi trở lên thì bố mẹ thường nghĩ rằng con đã có sự phát triển lớn trong nhận thức, có thể tự chăm sóc bản thân, làm các công việc như mặc quần áo, tắm rửa, đánh răng,... Sự thật thì đây hoàn toàn là những kỹ năng cơ bản hầu hết trẻ lên 5 đã thành thạo. Tuy nhiên ở độ tuổi này, bố mẹ cũng đừng lơ là, chủ quan không để mắt đến trẻ, vì tai nạn vẫn có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Tương tự như trường hợp mới đây ở Vũ Hán (Trung Quốc) được các kênh truyền thông bên này đưa tin. Một bé gái 5 tuổi, ở nhà thường được bố mẹ gọi là Tiêu Tiêu. Chiều hôm qua Tiêu Tiêu đi chơi về, vì người quá bẩn nên mẹ đã bắt cô bé đi tắm. 

Mấy ngày nay thời tiết trở lạnh nên gia đình sẽ thường xuyên bật máy nước nóng để sử dụng. Thông thường việc bật tắt, điều chỉnh nhiệt độ máy nước nóng là do bố mẹ làm giúp Tiêu Tiêu vì biết con còn nhỏ sẽ không thạo. Lần này cũng như thế, mẹ cô bé bảo Tiêu Tiêu vào phòng tắm đợi còn bà đi lấy quần áo cho con gái.

Nào ngờ khi người mẹ mới quay đi được vài phút, Tiêu Tiêu vì cảm thấy ngứa ngáy khó chịu nên đã lập tức cởi quần áo và mở vòi nước tắm trước. Tuy nhiên, vì không biết điều chỉnh vòi nóng lạnh như thế nào nên cô bé đã vô tình vặn qua chế độ nước nóng và đứng ngay dưới vòi sen. 

Nhiệt độ cao đã khiến cho Tiêu Tiêu bị bỏng, người đỏ ửng. Cô bé quá hoảng loạn và đau nên đã hét lớn gọi mẹ. Lúc này người mẹ nghe tiếng kêu thất thanh của con gái mới vội vã chạy vào nhà tắm kiểm tra, thấy cảnh tượng trước mắt thì điếng người. Dẫu vậy thì mọi chuyện cũng đã quá muộn, Tiêu Tiêu đã bị bỏng khá nhiều chỗ trên cơ thể và phải đưa vào bệnh viện ngay sau đó.

Sự việc xảy ra quá nhanh khiến mẹ Tiêu Tiêu không kịp trở tay, bà vô cùng hối hận khi đã chủ quan nên mới khiến con gái nhỏ rơi vào tình huống nguy hiểm này. May mắn là vì kịp thời đưa đến bệnh viện nên cô bé cũng đã an toàn, tuy nhiên chắc chắn đứa trẻ ít nhiều đã bị ảnh hưởng về tâm lý, và sự việc đã trải qua có thể trở thành nỗi ám ảnh với Tiêu Tiêu về sau.

Con 5 tuổi đang tắm bỗng hét lớn, người mẹ chạy vào kiểm tra thì điếng người - 1

Theo các bác sĩ, tình huống trẻ bị bỏng nước sôi là tình huống khẩn cấp cần được bố mẹ biết cách sơ cứu sớm để giảm tỉ lệ thương tích cho con. Vậy nếu chẳng may rơi vào trường hợp này thì bố mẹ nên làm ngay những bước sau đây.

- Di chuyển trẻ ra khỏi nguồn nhiệt: Người lớn cần ngay lập tức kéo trẻ ra khỏi khu vực gây bỏng, chẳng hạn như vùng lửa, nước nóng, hay vật liệu nóng. Điều này giúp ngăn chặn quá trình bị bỏng tiếp tục phát triển.

- Tắt nguồn gây bỏng: Nếu có thể, người lớn nên kịp thời tắt nguồn gây bỏng, chẳng hạn như tắt bếp ga, rút phích cắm điện hoặc dập tắt lửa, tắt vòi nước nóng,...

- Làm nguội vết bỏng: Đặt vùng bỏng dưới nguồn nước lạnh (không đá) trong khoảng 10-20 phút. Nước lạnh giúp làm giảm nhiệt độ vùng bỏng và giảm đau. Tránh sử dụng nước đá hoặc các chất lạnh trực tiếp lên vùng da nhạy cảm của trẻ để tránh gây hại.

- Gỡ bỏ quần áo hoặc vật liệu bị bám: Nếu quần áo hoặc vật liệu bám vào vùng bỏng không quá chặt, người lớn hãy cẩn thận gỡ bỏ chúng. Đừng cố gắng gỡ bỏ những vật liệu bám chặt hoặc đứt rách, vì nhân viên y tế chuyên nghiệp sẽ xử lý nó chuẩn hơn.

- Che chắn và bảo vệ vùng bỏng: Sử dụng vật liệu sạch, không gây kích ứng như khăn mềm hoặc gạc y tế để che chắn vùng bỏng của trẻ. Điều này giúp bảo vệ vùng bỏng khỏi bụi bẩn, và ngăn không khí tiếp xúc trực tiếp với vùng da bỏng non yếu của trẻ.

- Đến ngay bệnh viện hoặc gọi cấp cứu: Sau khi cung cấp sơ cứu ban đầu, hãy đưa trẻ đến bệnh viện hoặc gọi số cấp cứu để được chăm sóc y tế chuyên nghiệp. Bác sĩ sẽ đánh giá mức độ bỏng và tiến hành các biện pháp điều trị thích hợp, như vệ sinh vùng bỏng, bôi thuốc và băng bó.

Lưu ý rằng việc sơ cứu chỉ là giai đoạn đầu tiên trong quá trình điều trị bỏng. Việc tìm đến sự chăm sóc y tế chuyên nghiệp là rất quan trọng, để đảm bảo an toàn và điều trị hiệu quả cho trẻ.

Con 5 tuổi đang tắm bỗng hét lớn, người mẹ chạy vào kiểm tra thì điếng người - 2

Con 5 tuổi đang tắm bỗng hét lớn, người mẹ chạy vào kiểm tra thì điếng người - 3

Bố mẹ cần làm gì để giảm thiểu tình huống phát sinh nguy hiểm cho con trẻ?

- Tạo môi trường an toàn: Tạo ra một môi trường sống an toàn cho con bằng cách che chắn các nguồn gây nguy hiểm như ổ cắm điện, chất độc và vật dụng sắc nhọn. Đảm bảo rằng các vùng nguy hiểm được giữ xa tầm với của trẻ, và sử dụng các thiết bị bảo vệ phù hợp.

- Giám sát chặt chẽ: Theo dõi con một cách cẩn thận và liên tục, đặc biệt khi trẻ đang trong độ tuổi thích khám phá thế giới. Việc giám sát đảm bảo rằng bố mẹ có thể can thiệp kịp thời nếu có tình huống nguy hiểm nào xảy ra, và ngăn chặn chúng trước khi nó trở nên nguy hiểm.

- Giáo dục về an toàn: Dành thời gian để giảng dạy con trẻ về các khía cạnh an toàn của môi trường sống xung quanh. Hướng dẫn con về cách sử dụng đúng các vật dụng trong nhà, tránh tiếp cận các nguy hiểm và đánh giá rủi ro. Thông qua việc giáo dục, trẻ sẽ có kiến thức và nhận thức về an toàn để con có thể tự bảo vệ chính mình trong tình huống vắng bố mẹ hoặc người lớn bên cạnh.

- Thiết lập khu vực an toàn: Xác định các khu vực an toàn trong nhà hoặc ngoài trời mà con trẻ có thể tự do khám phá mà không gặp nguy hiểm, và không cần sự can thiệp liên tục của người lớn.

- Kiểm tra định kỳ: Thường xuyên kiểm tra đồ chơi, vật dụng và môi trường sống của con để phát hiện và khắc phục các nguy cơ tiềm ẩn. Điều này đảm bảo rằng mọi thứ xung quanh trẻ đều an toàn và không gây nguy hiểm cho sức khỏe, cũng như sự phát triển toàn diện, lành mạnh của con.

Con gái 3 tuổi đang chơi với bố trên giường thì bất ngờ nôn mửa, đưa đến bệnh viện bác sĩ nói Đã muộn
Người mẹ tức giận vì sự bất cẩn của chồng khiến con gái rơi vào tình huống nguy kịch.

Tai nạn trẻ em

Theo Kiều Trang
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tai nạn trẻ em