Làm toán cần phải tư duy chứ không thể dập khuôn như máy móc.
Ngày càng nhiều phụ huynh học sinh thừa nhận dù mới ở cấp bậc tiểu học nhưng con em gặp những bài toán tuy không khó nhưng lắt léo, gây hiểu nhầm. Điển hình như câu chuyện của một bà mẹ có tên Hu, 38 tuổi ở Giang Tô, Trung Quốc mới chia sẻ cách đây không lâu.
Chị Hu cho biết ngày hôm đó con trai chị đi học về với vẻ mặt không vui, đôi mắt đỏ hoe vì khóc suốt trên đường về nhà. Hỏi ra chị Hu mới biết con làm toán bị cô giáo gạch sai, không chấm điểm. Chị Hu liền xem bài kiểm tra của con thì phát hiện quả thực con làm phép tính rất đúng nhưng không hiểu vì sao cô giáo lại gạch đi sai. Rõ ràng 40:5 ra kết quả bằng 8, càng suy nghĩ cô Hu lại càng không hiểu được sai ở chỗ nào.
Không thể để con trai oan ức, vị phụ huynh tức giận quyết đến tận trường để xin gặp cô giáo. "Tôi cũng là một trong những học sinh giỏi ngày còn đi học. Tôi chắc chắn rằng con rôi đã không làm phép toán sai. Cô có thể giải thích cho việc này" - cô Hu nói.
Cô giáo nghe xong lời phàn nàn chỉ cười và nhẹ nhàng đáp, "chị nên đọc kĩ toàn bộ bài toán rồi mới khiếu nại với tôi. Có lẽ chị cũng đã không suy nghĩ kĩ giống như con của chị".
Sau đó cô giáo cẩn thận đọc toàn bộ bài toán cho chị Hu nghe.
Câu hỏi được đưa ra: Có 40 đứa trẻ cần phải đi qua sông nhưng chỉ có 1 chiếc thuyền. Mỗi lần chiếc thuyền này chỉ chở được 5 người. Vậy cần phải đi bao nhiêu chuyến đò mới chở hết được số học sinh này? Đây không chỉ là một bài toán đơn thuần mà cần sự tư duy từ trẻ. Theo đó với mỗi lần sang sông, trẻ không thể tự chèo thuyền mà cần có 1 người lái đò. Do đó, mỗi chuyến chỉ chở thêm được 4 học sinh, cộng với 1 người lái đò nữa là 5. Như vậy bài toán phải được thực hiện là 40:4=10.
Kết quả là phải đi hết 10 lần mới chở được 40 học sinh sang sông thay vì 8 lần như đáp án của con chị Hu. Đây là một bài toán sàng lọc học sinh cần phải tư duy nhanh nhạy.
Sau lời giải thích của cô giáo, chị Hu hiểu ra vấn đề và vội vàng xin lỗi. Tuy nhiên khi đưa câu chuyện lên mạng xã hội, nhiều người bày tỏ quan điểm cho rằng một bài toán đối với học sinh lớp 4 như thế nào có phần khá lắt léo, không giúp ích được vấn đề gì cho bé khi học toán, yêu cầu bỏ những câu hỏi như thế này. Đó là lý do vì sao nhiều đứa trẻ cảm thấy như bị lừa khi làm toán, tạo cảm giác chán nản.
Tuy nhiên số khác lại cho rằng trẻ làm toán cần phải rèn luyện khả năng tư duy, không nên làm việc như một cái máy. Việc này áp dụng vào những trường hợp thực tế là vô cùng cần thiết.
Giúp bé có hứng thú học toán
Để trẻ có hứng thú học môn toán, bố mẹ cần phải định vị nhận thức của con để xây dựng lộ trình phù hợp. Bố mẹ lên lộ trình phải phụ thuộc vào năng lực của trẻ và cũng không nên dạy quá nhiều cho con. Nếu con có năng lực tư duy toán, phụ huynh cần khuyến khích, còn con kém, các kỹ năng chưa tốt, bố mẹ nên rèn luyện dần.
Bố mẹ cũng không nên đánh đồng chung, so sánh con với các bạn vì mỗi đứa trẻ khác nhau và đứa trẻ tiềm năng là khi lớn lên mà nên phân bổ, sắp xếp thời gian biểu phù hợp cho con, giúp trẻ kích thích, hứng thú tiếp nhận kiến thức.
Để tạo hứng thú học toán ở nhà cho con, bố mẹ có thể kể những câu chuyện phù hợp lứa tuổi và có cơ chế cho từng trẻ, khuyến khích chúng khám phá nhằm tạo hứng thú, phát triển hết tư duy.
Đồng thời, bố mẹ hãy để con tự lực, tự chơi và tự giải quyết trong môi trường an toàn. Tính sáng tạo sẽ giúp con biết cách giải quyết.
Cụ thể, cha mẹ nên:
- Kết hợp toán học trong cuộc sống hàng ngày bằng cách thường xuyên tập cộng trừ với con, sau đó con sẽ bắt đầu tiếp thu và tự đếm theo.
Ngoài ra có thể dạy con nhận dạng số: Đối với một đứa trẻ nhỏ hơn, hãy thử một câu đố về số hoặc chơi nhảy lò cò. Đối với một đứa trẻ lớn hơn, hãy thử số xe buýt tại một trạm xe buýt hoặc số nhà trên một ngôi nhà. Khi trẻ trở nên tốt hơn trong việc nhận biết số, hãy thử số điện thoại hoặc biển số xe. Nên áp dụng việc học toán cùng bé trong khi đi siêu thị mua bán, tính toán nguyên liệu làm bếp hay phân chia lô cây trồng trong nhà... để bé hiểu toán học được áp dụng mọi lúc mọi nơi trong cuộc sống.
- Ngồi xuống học nghiêm túc: viết số bằng tay (có thể để bé viết trên giấy, trên đất, trên cát hoặc trên mặt bàn - nơi nào mà trẻ có hứng thú); học trên mạng internet (chắc chắn bé sẽ thích thú hơn là việc học trên giấy nhàm chán).