Tôi không ngờ cô bé ấy còn trẻ mà lại có những suy nghĩ như vậy.
Con gái đang lứa tuổi dậy thì cần có sự giáo dục tử tế nên tôi nghĩ việc sa thải cô thư ký của chồng là việc cần thiết.
Ảnh minh họa
Vợ chồng tôi có một công ty nhỏ do chồng phụ trách là chủ yếu. Tôi cùng tiếp quản với anh nhưng chỉ đứng tên trên giấy tờ và phụ trách một phần nhỏ. Phần lớn tôi vẫn dành thời gian để chăm lo cho gia đình.
Nhà tôi ngoài Hà Nội nhưng công ty gia đình chúng tôi hoạt động cả hai miền Nam Bắc. Đợt này chồng tôi tuyển thư ký thêm ở trong Nam để giúp chạy những dự án trong đó khi mà vợ chồng tôi chưa kịp có mặt để giải quyết. Chính vì thế chúng tôi cũng cần một người vừa có ngoại hình, kiến thức nhưng cũng cần có sự khéo léo, tính cách tốt một chút mới yên tâm giao phó nhiều việc.
Vậy mà qua một lần tiếp xúc với cô ấy, tôi nghĩ bản thân không thể tiếp tục dùng người nên đã trực tiếp sa thải mà không cần sự phê duyệt từ chồng.
Theo đó, vào cuối tuần trước, cô thư ký mới bay từ trong Nam ra để học việc, làm quen công ty và thị trường ngoài này. Nói qua về cô thư ký này một chút thì mọi điểm đều rất tốt, 24 tuổi, xinh đẹp, cao ráo, là người miền Tây nói chuyện rất duyên và dễ nghe, học thức cao, biết 3 thứ tiếng.
Ảnh minh họa
Cô ấy từ sân bay về thẳng nhà tôi để dùng bữa cơm tối cùng vợ chồng và cô con gái. Chỉ một bữa cơm thôi tôi cũng rất ưng ý và duyệt cô gái này, chồng tôi cũng có vẻ hài lòng. Kết thúc bữa tối cũng đã khá khuya nên tôi nói cô ấy hãy ngủ lại nhà tôi một đêm:
- Vì em ra gấp nên chị chưa đặt được phòng khách sạn cho em nên tạm thời tối nay em cứ ngủ lại ở nhà chị, sáng mai đi công tác tỉnh sớm với sếp, hành lý cứ để đây cũng được. Chiều mai khi quay lại Hà Nội rồi em chuyển ra khách sạn ngủ cũng được.
- Nếu anh chị không ngại thì em cũng không có vấn đề gì ạ.
Mọi thứ nhanh chóng được sắp xếp ổn thỏa, cô ấy ngủ ở phòng con gái tôi còn hai vợ chồng tôi ngủ ở một phòng riêng. Hai chị em có vẻ khá hợp nhau bởi tôi thấy ánh đèn sáng ở phòng con gái được bật tới tận khuya, tiếng nói chuyện rí rích mãi. Tôi còn phải gọi sang cho con gái để nhắc nhở:
- Con và cô ấy sắp xếp đi ngủ sớm đi nhé, mai còn có bài kiểm tra ở trường còn chị ấy cũng phải đi công tác đó.
Sáng ngày hôm sau, tôi dậy sớm chuẩn bị bữa sáng. Cô bé thư ký và chồng ăn trước rồi nhanh chóng ra khỏi nhà, con gái dậy sau nên ăn cùng mẹ.
Ảnh minh họa
Trong bữa ăn sáng, tôi phát hiện trên tay con gái đeo một chiếc vòng khá mới nên mới hỏi:
- Ôi con có vòng tay mới lúc nào sao mẹ không biết vậy?
Thấy mẹ hỏi, con gái tôi có vẻ khá lúng túng, lấy tay áo che chiếc vòng đó đi đồng thời miệng lắp bắp:
- Vâng, con cũng mới đeo thôi ạ. Là vòng bạn con tặng.
Nhìn biểu hiện của con gái, tôi biết chắc chắn có vấn đề nên hỏi sâu hơn:
- Bạn nào tặng, mẹ có biết không? lâu chưa sao không thấy con khoe với mẹ mà giờ mẹ hỏi con mới nói thế?
- Một chiếc vòng bình thường thôi mà mẹ có gì đâu mà khoe, bạn con tặng, mẹ không biết bạn đó đâu.
Thấy con gái vòng vo, tôi bắt đầu nghiêm túc hơn:
- Con có thể cho mẹ mượn chiếc vòng một chút được không?
Con gái giật mình nhưng nhìn ánh mắt sắc lẹm của mẹ cũng sợ nên nhanh chóng tháo ra đưa cho tôi xem. Nhìn qua là tôi đủ biết đây không phải là chiếc vòng bình thường. Vậy nên bắt đầu tra hỏi con gái kĩ hơn:
Ảnh minh họa
- Đây không phải là chiếc vòng rẻ tiền đâu, ít nhất cũng phải trên chục triệu. Bạn của con là ai mà lại có tiền mua vòng đắt như thế này tặng con, nói rõ hơn cho mẹ biết nào?
- Vòng này đắt thế á mẹ?
- Đúng thế, mẹ là người chuyên đeo trang sức sao mẹ lại không rõ giá trị của nó. Không có gì qua mắt được mẹ đâu. Vậy nên con hãy khai thật với mẹ đi, mẹ cũng không dạy con nói dối mẹ phải không?
Lúc đó, con gái bắt đầu sợ hãi hơn và nói ra sự thật. Hóa ra chiếc vòng là của cô thư ký xinh đẹp kia đã tặng cho con gái của tôi và cũng chính cô ấy là người bày cách cho con gái nói dối mẹ.
- Là con nói thích chiếc vòng ấy nên cô ấy chủ động nói cho con nhưng con nói không dám nhận, vậy nhưng cô ấy chủ động tháo ra và đeo vào tay con. Cô ấy nói chỉ là một món quà nhỏ thôi, rất ít tiền mẹ sẽ không mắng đâu mà nếu sợ mẹ mắng thì cứ nói dối là của bạn tặng. Con thấy cũng hợp lý nên là nhận lời ạ.
- Không được rồi, chiều nay cô ấy và bố con đi công tác về, mẹ và con sẽ cùng gửi lại cô ấy chiếc vòng tay này.
Tôi tạm thời giữ chiếc vòng tay đó để chiều gửi lại cho cô thư ký.
Suốt buổi hôm đó tôi cứ nghĩ mãi về chuyện này, rõ ràng là cô thư ký đã cố đưa chiếc vòng tay cho con gái tôi dù đứa trẻ nói là không cần, cô ta thậm chí còn bày cách cho con gái tôi nói dối bố mẹ. Đó là điều không thể chấp nhận được. Con gái tôi đang ở lứa tuổi dậy thì nên cần phải được tiếp xúc với những người tử tế, được dạy những điều tử tế. Do đó nếu tiếp xúc nhiều lần với cô thư ký này, tôi nghĩ con gái mình chắc chắn sẽ học nhiều thói xấu.
Ảnh minh họa
Vậy nên ngay trong buổi chiều hôm đó, sau khi cô thư ký về tôi đã nói chuyện rõ ràng đồng thời sa thải cô ấy ngay lập tức. Chồng biết chuyện, nói tôi khá nóng vội, việc công việc tư lẫn lộn nhưng tôi nghĩ bản thân mình đã hành động không sai.
Tâm sự từ độc giả maian...
Dạy trẻ nói dối không chỉ gây ra những hậu quả tiêu cực trong quan hệ gia đình mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý và đạo đức của trẻ. Khi trẻ nhỏ học cách nói dối, chúng có thể trở nên thiếu trung thực và không đáng tin cậy trong các mối quan hệ xã hội. Điều này có thể dẫn đến việc trẻ gặp khó khăn trong việc xây dựng và duy trì bạn bè, cũng như tạo ra những mối quan hệ không lành mạnh với người khác.
Một trong những lý do chính khiến việc dạy trẻ nói dối trở nên nghiêm trọng là sự hình thành của lòng tin. Trẻ em cần cảm thấy an toàn và tin tưởng vào người lớn xung quanh chúng. Nếu trẻ nhận thấy rằng việc nói dối là cách để tránh rắc rối hoặc đạt được điều gì đó, chúng có thể bắt đầu nghĩ rằng sự trung thực không quan trọng. Điều này có thể dẫn đến việc trẻ không biết cách xử lý các tình huống khó khăn một cách trung thực và đúng đắn.
Ngoài ra, việc nói dối có thể làm tổn thương mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Khi trẻ phát hiện ra rằng người lớn cũng nói dối, chúng có thể cảm thấy bị phản bội và mất lòng tin. Sự thiếu trung thực trong gia đình có thể tạo ra một môi trường không lành mạnh, nơi mà trẻ cảm thấy không thoải mái khi chia sẻ suy nghĩ và cảm xúc của mình.
Hơn nữa, việc dạy trẻ nói dối có thể ảnh hưởng đến sự phát triển kỹ năng giao tiếp của chúng. Trẻ em cần học cách diễn đạt cảm xúc và nhu cầu một cách rõ ràng. Nếu chúng sử dụng lời nói dối như một công cụ để giao tiếp, chúng sẽ không học được cách thể hiện bản thân một cách chân thật và hiệu quả.
Cuối cùng, việc giáo dục trẻ về giá trị của sự trung thực và lòng tin là rất quan trọng. Cha mẹ và người lớn nên trở thành hình mẫu tích cực và khuyến khích trẻ em nói ra sự thật, ngay cả khi điều đó có thể gây khó khăn. Điều này không chỉ giúp trẻ phát triển thành những cá nhân có trách nhiệm mà còn tạo ra một xã hội tốt đẹp hơn, nơi mà sự trung thực được coi trọng và tôn vinh.