Những tình huống nguy hiểm bạn sẽ phải cẩn thận khi nâng ngực

Ngày 10/12/2017 19:43 PM (GMT+7)

Mặc dù nâng ngực không phải là loại phẫu thuật phức tạp, nhưng khi chấp nhận cách làm đẹp này, chị em vẫn phải đối mặt với một số tình huống nguy hiểm tới sức khỏe, thậm chí có thể mất mạng.

Nâng ngực là dịch vụ thẩm mỹ làm đẹp được nhiều người ưu chuộng khi muốn nhanh chóng sở hữu khuôn ngực đẹp gợi cảm, cân đối. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng cho kết quả như mong đợi nếu chị em chọn không đúng địa chỉ làm đẹp, dẫn đến hệ lụy “tiền mất, tật mang”.

Những tình huống nguy hiểm bạn sẽ phải cẩn thận khi nâng ngực - 1

Những biến chứng phụ nữ có thể phải hứng chịu khi nâng ngực

1. Nâng ngực dù đang có bệnh

TS Nguyễn Huy Thọ, Phó chủ tịch Hội phẫu thuật tạo hình và thẩm mỹ Hà Nội, khuyến cáo những người mắc bệnh chuyển hóa, đái đường, tim mạch, gan thận, tâm thần không nên nâng ngực.

Nhiều người mang bệnh lý tim mạch, huyết áp cao, khi sử dụng thuốc tê, thuốc mê dễ có biến chứng hậu phẫu. Trước đây, từng có một trường hợp máu không đông muốn phẫu thuật nâng ngực, do bác sĩ chủ quan không kiểm tra, xét nghiệm, khi phẫu thuật đã xảy ra tai biến chảy máu, gây nguy hiểm đến tính mạng.

Những tình huống nguy hiểm bạn sẽ phải cẩn thận khi nâng ngực - 2

2. Sốc phản vệ

Trong quá trình phẫu thuật thẩm mỹ, hai kỹ thuật được quan tâm nhiều nhất là kỹ thuật gây tê và gây mê. Trong quá trình gây tê, nếu bệnh nhân không được thử thuốc trước sẽ tiềm ẩn nguy cơ gây sốc phản vệ. Khi không được cấp cứu kịp thời, tình huống này có thể khiến bệnh nhân choáng, hôn mê thậm chí mất mạng.

3. Chảy máu quá nhiều

Trong phẫu thuật nâng ngực, quá trình cầm máu không tốt có thể gây tràn máu, tràn khí vào khoang phế mạc, ép phổi.

Vì vậy chị em không chỉ cần chọn bác sĩ có tay nghề cao mà còn phải chọn người có kinh nghiệm. Hơn nữa cơ sở phẫu thuật phải có đủ trang thiết bị và đông bác sĩ và y tá tham gia để kịp thời xử lý các sự cố.

Những tình huống nguy hiểm bạn sẽ phải cẩn thận khi nâng ngực - 3

4. Nhiễm trùng

Khi nâng ngực, bệnh nhân có thể bị nhiễm trùng từ ngày thứ 2-6, các dịch tiết chảy ra nhiều, ngực căng, đau nhức hoặc chảy dịch qua đường mổ.

Những tình huống nguy hiểm bạn sẽ phải cẩn thận khi nâng ngực - 4

5. Tái nhiễm trùng khi nâng ngực lần thứ hai

Theo chuyên gia, đa số trường hợp phải mổ lại là do nâng ngực bị hỏng. Khi đó, vòng một bị biến dạng, chảy xệ không giữ được hình dạng ban đầu và các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe khác.

Triệu chứng của nâng ngực hỏng

Nâng ngực bị hỏng là tình trạng ngực bị biến dạng, chảy xệ, không đều hai bên hoặc sau một thời gian, không còn giữ được hình dạng như ban đầu… Ngoài việc ảnh hưởng đến yếu tố thẩm mỹ, nâng ngực bị hỏng còn ảnh hưởng khá nhiều đến sức khỏe của khách hàng, nhất là trong trường hợp ngực bị sưng đau và bầm tìm kéo dài, nhiễm trùng…

Những tình huống nguy hiểm bạn sẽ phải cẩn thận khi nâng ngực - 5

Có rất nhiều nguyên nhân gây tình trạng nâng ngực bị hỏng, có thể kể đến như: sử dụng túi ngực kém chất lượng, nâng ngực sai phương pháp, không đúng quy trình… Và chỉ khi tìm đúng nguyên nhân, thì mới có thể khắc phục triệt để. Theo các chuyên gia, nếu nhận thấy bất cứ dấu hiệu nào khác lạ ở ngực sau phẫu thuật, dù là nhỏ, bạn cũng nên đến ngay bệnh viện thẩm mỹ để các bác sĩ thực hiện chỉnh sửa lại, tránh các biến chứng nghiêm trọng hơn.

Cách giải quyết nâng ngực bị hỏng

Khi nâng ngực bị hỏng, biện pháp khắc phục duy nhất là đến các bệnh viện lớn để bác sĩ thực hiện thăm khám, tháo túi ngực cũ.

Với các trường hợp chảy máu, nhiễm trùng, bác sĩ sẽ nhanh chóng lấy các chất nâng ngực khỏi bộ phận này, cầm máu, khử trùng. Nặng nhất, bệnh nhân có thể phải cắt bỏ toàn bộ phần ngực, tái tạo một bộ phận khác.

Với các vật dụng nâng ngực bằng chất rắn đã ghép vào silicon dẻo, túi gel, việc lấy ra đơn giản hơn. Nhưng với những chất lỏng như silicon lỏng (đã bị cấm dùng) và những chất làm đầy phải thận trọng vì chỉ có thể lấy được một phần, phần còn lại ngấm vào các bộ phận trong vùng ngực và thường phải chờ chúng tự tiêu, mất ít nhất từ sáu tháng đến hai năm.

Những tình huống nguy hiểm bạn sẽ phải cẩn thận khi nâng ngực - 6

Sau khi khắc phục được hậu quả, chị em mới có thể tiến hành làm lại ngực. Song, điều này cũng có những nguyên tắc nhất định. Việc thực hiện lại ca mổ để lấy dụng cụ mới đặt vào chỉ nên thực hiện sau ít nhất ba tháng. Khi các mô còn viêm, vết thương còn sưng, tuyệt đối không làm lại ngực. Lúc này, các phẫu thuật viên rất khó dự tính chính xác kích cỡ của khung ngực mới, dễ dẫn tới việc bị co rút, nguy cơ nhiễm trùng cũng rất cao.

Riêng về các phương pháp nâng ngực hiện nay, bác sĩ khuyến cáo chị em nên tư vấn người có chuyên môn và tìm ra phương pháp phù hợp với mình. Mỗi người phù hợp với một phương pháp riêng, không có chỉ định chung cho tất cả mọi người.

Những tình huống nguy hiểm bạn sẽ phải cẩn thận khi nâng ngực - 7

Các bài viết về phẫu thuật thẩm mỹ, với tuyến bài đầu tiên xoay quanh vấn đề nâng ngực, là tuyến bài mới của chuyên mục Làm đẹp tại Eva.vn.
Tuyến bài viết sẽ cung cấp, khai thác tất cả thông tin về các phương pháp làm đẹp mới, đặc biệt trong lĩnh vực phẫu thuật thẩm mỹ, nhằm đem đến cho các Eva những kiến thức cần thiết nhất về làm đẹp trong bối cảnh hiện tại.

Ketchup
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Nâng ngực