Chinh phục những cây cầu kính không dành cho người yếu tim ở Trung Quốc

Ngày 19/03/2019 10:34 AM (GMT+7)

Nếu bạn là người yêu thích khám phá những điều mới lạ thì những cây cầu kính sẽ là trải nghiệm thật sự thú vị nhất định phải thử khi bạn tới Trung Quốc.

Nếu bạn là người yêu thích khám phá những điều mới lạ thì những cây cầu kính sẽ là trải nghiệm thật sự thú vị nhất định phải thử khi bạn tới Trung Quốc. Một thử thách cực kì hấp dẫn, một cơ hội tuyệt vời để chiêm ngưỡng phong cảnh núi non hùng vĩ từ trên cao. Chinh phục những cây cầu kính luôn mang đến cảm giác mạo hiểm xen lẫn thích thú đối với du khách nhưng tất nhiên nó không dành cho những người yếu tim và “dị ứng” với độ cao nhé!

1. Cầu kính tại khu du lịch Hồng Nhai quận Bình Sơn, Hồ Bắc, Trung Quốc

Tính đến thời điểm hiện tại, cầu kính tại khu du lịch Hồng Nhai quận Bình Sơn, Hồ Bắc, Trung Quốc chính là cây cầu kính dài nhất thế giới, nối liền hai vách núi dựng đứng, được khánh thành tháng cuối 12 năm 2017.

Chinh phục những cây cầu kính không dành cho người yếu tim ở Trung Quốc - 1

Cây cầu này có chiều dài tới 488 mét, rộng 4 mét, chiều cao so với mặt đất khoảng 218 mét, tương đương với tòa nhà cao 65 tầng. Từ khi mở cửa, nó đã trở thành một điểm thu hút đông đảo khách du lịch tới tham quan khu du lịch Hồng Nhai và chinh phục cây cầu này.

Cây cầu được thiết kế với cấu trúc treo, tất cả mặt sàn đều được làm bằng kính cường lực trong suốt với chiều dày 4 cm, theo thiết kế có thể chịu được tải trọng của 2000 người, tuy nhiên để đảm bảo an toàn, người ta chỉ cho phép 600 người đi trên cầu cùng một lúc. Cây cầu này có thể chịu được sức gió cấp 12 và động đất 6 độ richter.

Để hoàn thành cây cầu, đội thi công đã phải sử dụng đến 1.077 tấm kính cường lực với tổng khối lượng lên tới 70 tấn cùng126 tấn dây cáp. Các bậc thang ở hai đầu cầu cũng được làm hoàn toàn bằng kính với tổng cộng 433 bậc.

Chinh phục những cây cầu kính không dành cho người yếu tim ở Trung Quốc - 2

Để đi lại được trên cầu, tất cả du khách đều phải sử dụng một đôi giày đặc biệt được thiết kế để chống trơn trượt khi di chuyển trên mặt kính.

Chinh phục những cây cầu kính không dành cho người yếu tim ở Trung Quốc - 3

Đứng trên cầu, du khách phóng tầm nhìn có thể quan sát toàn cảnh công viên Hồng Nhai tuyệt đẹp với núi non hoang sơ, những thác nước trắng xóa, phố cổ và đền thờ cổ kính  ẩn hiện trong rừng cây. Tuy nhiên đối với những người yếu tim và sợ độ cao thì có lẽ đây lại là một thử thách khó khăn bởi cúi nhìn xuống dưới, bạn sẽ chỉ thấy trùng trùng vực thẳm, hai bên vách đá cheo leo, thẳng đứng.

Chinh phục những cây cầu kính không dành cho người yếu tim ở Trung Quốc - 4

2. Cây cầu kính kết hợp công nghệ 3D

Được thiết kế bằng kính 3D, bắc qua sông Hoàng Hà, dẫn vào khu du lịch Sa Pha Đầu, Trung Vệ, tỉnh Ninh Hạ, Trung Quốc, hàng năm cây cầu kính này thu hút rất đông du khách tham quan.

Chinh phục những cây cầu kính không dành cho người yếu tim ở Trung Quốc - 5

Chỉ có những người có thừa mạnh dạn và tự tin mới dám chinh phục cây cầu này. Thậm chí, nhiều du khách bạo gan đã qua cầu rồi còn phải thốt lên “muốn rớt tim ra ngoài” mỗi lần nhìn xuống chân.

Chinh phục những cây cầu kính không dành cho người yếu tim ở Trung Quốc - 6

Rộng 2,6 mét, dài 328 mét, chiếc cầu treo lơ lửng trên cao 10 mét so với mặt sông Hoàng Hà. Cây cầu này có thể chịu trọng tải tối đa lên tới 3 tấn và khoảng 300 người đi trên cầu cùng lúc.

Chiếc cầu được làm từ 61 tấm  kính trong suốt và 77 tấm kính 3D tạo ra ảo giác thật khủng khiếp giống như bạn sắp rơi xuống dòng dung nham nóng đỏ tuôn chảy, thác nước thăm thẳm hay hố sâu khổng lồ phía dưới.

Chinh phục những cây cầu kính không dành cho người yếu tim ở Trung Quốc - 7

Cây cầu kính 3D này được đánh giá là trải nghiệm thích thú nhất và cũng kinh hoàng nhất trong tất cả những cây cầu ở Trung Quốc hiện nay. Yếu tim? Bạn hãy bỏ ngay ý định chinh phục nó nhé kẻo đột quỵ!

Chinh phục những cây cầu kính không dành cho người yếu tim ở Trung Quốc - 8

3. Cầu kính ở công viên quốc gia Trương Gia Giới

Tháng 8 năm 2016, Trung Quốc mở cửa đón khách tới tham quan cây cầu kính tuyệt đẹp ở công viên Trương Gia Giới, tỉnh Hồ Nam.

Chinh phục những cây cầu kính không dành cho người yếu tim ở Trung Quốc - 9

Cây cầu được xây dựng ở độ cao 300 m so với mặt đất, dài 430 m vắt qua hẻm dãy Thiên Môn Sơn. Các ngọn núi tại công viên này từng được bộ phim nổi tiếng Avatar lấy cảm hứng để sáng tạo ra những ngọn núi bay nổi tiếng.

Thân cầu được thiết kế rộng tới 6 m, được ghép từ 99 tấm kính trong suốt, mỗi tấm dày khoảng 5 cm. Hai bên đầu cầu có các đài quan sát bằng kính, phục vụ du khách ngoạn cảnh.

Chinh phục những cây cầu kính không dành cho người yếu tim ở Trung Quốc - 10

Cây cầu này có thể chịu tải trọng 800 du khách đứng trên cầu cùng lúc. Mỗi ngày, nơi đây chỉ mở cửa để đón đúng 8.000 khách ghé thăm. Nếu bạn hứng thú, bạn có thể đặt vé trước một ngày cho chuyến du ngoại ở đây với mức giá 138 nhân dân tệ (khoảng 355 ngàn đồng)

Chinh phục những cây cầu kính không dành cho người yếu tim ở Trung Quốc - 11

Đi trên cây cầu kính này thực sự là một trải nghiệm độc đáo, khó quên đối với bất kì du khách nào. Hồi hộp, sợ hãi xen lẫn phấn khích, choáng ngợp là tất cả cảm giác khi bạn đi trên cây cầu này.

Chinh phục những cây cầu kính không dành cho người yếu tim ở Trung Quốc - 12

Hồi hộp, sợ hãi tột cùng vì độ cao khi bạn nhìn xuống bên dưới là vực sâu muôn trượng. Phấn khích, choáng ngợp khi đứng trên cầu bạn như lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh. Phong cảnh hữu tình, thơ mộng của công viên quốc gia Trương Gia Giới, những vách đá sừng sững, đại ngàn xanh thẳm, sông nước hữu tình như thu gọn trong tầm mắt bạn.

4. Cầu kính ở công viên Thạch Ngưu Trại, Hồ Nam

Cây cầu kính thuộc công viên địa chất Thạch Ngưu Trại, Bình Giang, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc nối giữa hai dãy núi với chiều dài 300 m, ở độ cao 180 m.

Chinh phục những cây cầu kính không dành cho người yếu tim ở Trung Quốc - 13

Cây cầu được thiết kế bằng chất liệu kính trong suốt, độ dày lên tới 24 mm, độ chịu lực gấp 26 lần so với kính thông thường, bên ngoài kính là lớp thép cứng.

Chinh phục những cây cầu kính không dành cho người yếu tim ở Trung Quốc - 14

Cây cầu trở thành một trong những thử thách vô cùng thú vị cho những ai yêu thích mạo hiểm bởi 2 bên là vách đá hiểm trở, bên dưới là vực sâu hun hút.

Chinh phục những cây cầu kính không dành cho người yếu tim ở Trung Quốc - 15

5. Cầu kính ở Lang Nha, Hà Bắc

Cây cầu đáy kính mới nhất vừa khai trương vào tháng 2 năm 2017 nằm ở núi Lang Nha, tỉnh Hà Bắc, miền Bắc Trung Quốc. Với độ cao tới 450m, nó trở thành cây cầu kính cao nhất thế giới tính đến thời điểm hiện tại.

Chinh phục những cây cầu kính không dành cho người yếu tim ở Trung Quốc - 16

Muốn đến đây, bạn có thể đi bộ trên những con đường ven núi hoặc đi cáp treo. Cây cầu này dẫn du khách tới một đài quan sát hình tròn cho phép quan sát toàn cảnh khu vực núi Lang Nha.

Tổng diện tích bề mặt cây cầu là 466m², có thể chịu được lực của 200 người cùng  lúc. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, khách du lịch chỉ được tham quan cầu kính và đài quan sát trong thời gian 30 phút. Mỗi một lượt thăm quan tối đa là 150 người.

Chinh phục những cây cầu kính không dành cho người yếu tim ở Trung Quốc - 17

6.  Cầu kính hình chữ U ở Vân Đài, Hà Nam

Đây là cây cầu đặc biệt hình chữ U, chạy dài 260 m vòng quanh núi Vân Đài, tỉnh Hà Nam và nằm ở độ cao 180 m so với mặt đất. Cây cầu kính này được ghép bằng 3 lớp kính cường lực trong suốt, mỗi lớp dày 2,54 cm.

Chinh phục những cây cầu kính không dành cho người yếu tim ở Trung Quốc - 18

Đây là một trong những cây cầu kính đầu tiên tại Trung Quốc, được đi vào hoạt động từ năm 2015, cây cầu dẫn du khách lên đỉnh núi Vân Đài bốn mùa mây phủ. Từ đây, bạn có thể thu vào tầm mắt cả thung lũng Hà Nam mịt mù sương khói, tận hưởng cảm giác cheo leo giữa vách núi đá dựng đứng không điểm tựa.

Chinh phục những cây cầu kính không dành cho người yếu tim ở Trung Quốc - 19

Khám phá vẻ đẹp kỳ diệu của hồ nước ngọt lâu đời nhất thế giới
Những vết nứt 3D trong hồ băng được ví như những tuyệt tác siêu nhiên tại hồ Baikal khiến người xem sửng sốt.

Clip hot

Duy Trung
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Lạ độc vui