Vào chính vụ, sâu chít được người đồng bào rao bán với giá 900.000 đồng/kg tươi; 1.400.000 đồng/kg đã sấy khô.
Sâu chít còn có tên là sâu song, sâu thau là ấu trùng của loài bướm Brihaspa astrostigmella, sống ký sinh bên trong thân cây chít, cây le, cây đót vào mùa đông. Chúng mọc hoang nhiều tại khu vực Trung du và miền núi phía Bắc, được dân gian xem như là Đông trùng hạ thảo của Việt Nam.
Xưa ít ai biết đến loài côn trùng này và chẳng ai dám ăn vì trông ghê rợn. Song gần đây đã trở thành đặc sản nổi tiếng của Lạng Sơn, Điện Biên, Sơn La. Thời gian bắt sâu là vào thời điểm từ tháng 10 đến tháng 11 hàng năm.
Sâu chít còn có tên là sâu song, sâu thau là ấu trùng của loài bướm Brihaspa astrostigmella, sống ký sinh bên trong thân cây chít, cây le, cây đót vào mùa đông.
Người đồng bào cho biết không phải cây chít nào cũng có sâu, theo kinh nghiệm chỉ những cây chít héo úa, sâu bệnh, có mùn đùn ra từ thân cây mới có sâu ở bên trong. Người dân chặt những cây này đem về bó thành từng bó để bán cho khác du lịch, mỗi bó gồm 100 cây chít, mỗi cây thường chỉ chứa 1 con sâu.
Để chế biến sâu chít, người đồng bào đã dùng dao chẻ đôi dọc theo thân cây chít, dùng tay tẽ thân cây, con sâu béo tròn vàng óng sẽ lộ ra. Vào chính vụ, sâu chít được người đồng bào rao bán với giá 900.000 đồng/kg tươi; 1.400.000 đồng/kg đã sấy khô. Họ thường bán cho khách du lịch hoặc dân thành phố tìm mua về đổi bữa hoặc tẩm bổ sức khoẻ.
Người đồng bào cho biết không phải cây chít nào cũng có sâu, theo kinh nghiệm chỉ những cây chít héo úa, sâu bệnh, có mùn đùn ra từ thân cây mới có sâu ở bên trong.
Sâu chít được chế biến thành nhiều món ăn như: rang giòn, xào trứng, sấy khô, tán bột, nấu cháo hoặc có thể ngâm rượu uống. Tất cả đều mong hương vị thơm ngon và béo ngậy, gây ấn tượng ngay lần đầu thưởng thức.
Theo y học cổ truyền, sâu chít có vị cam, tính ấm, có tác dụng bổ phế, ích thận, tráng dương khí, an thần, được dùng để chữa chứng thận âm hư (nóng sốt về chiều, ra mồ hôi trộm, đau lưng, tiểu sẻn đỏ, liệt dương, mỏi gối, di tinh, hoạt tinh...), các bệnh thuộc phế (như ho, thổ huyết, suyễn), thận dương suy yếu...
Sâu chít được chế biến thành nhiều món ăn như: rang giòn, xào trứng, sấy khô, tán bột, nấu cháo hoặc có thể ngâm rượu uống.
Các nhà khoa học nhận định, sâu chít rất giàu đạm, một lượng đạm cao cấp rất cần thiết cho cơ thể. Điều này lý giải tác dụng điều trị suy dinh dưỡng, nâng cao thể trạng và sức đề kháng của cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi sinh vật gây bệnh. Đặc biệt, ở sâu chít, hàm lượng a-xít béo không no đạt tới 58,37% - đây là thành phần tạo ra chất có hoạt tính sinh học cần thiết mà cơ thể không tự tổng hợp được.
Ngoài ra kết quả nghiên cứu cho thấy, có thể dùng loại sâu này thay thế cho đông trùng hạ thảo, một vị thuốc quý hiếm hay được dùng trong bài thuốc tăng cường sinh lực, có hàm lượng protein cao. Sâu chít là một vị thuốc quý có người đã gọi sâu chít là sâm chít.