Đến U Minh Hạ không thử “đệ nhất đặc sản” này thì phí nửa đời người

Ngày 24/02/2020 11:36 AM (GMT+7)

Có thể nhiều người từng biết đến các món ăn từ nhộng, như nhộng tằm, nhưng ở xứ U Minh Hạ (Cà Mau) có một đặc sản còn độc đáo hơn, đó là nhộng ong rừng. Các món ăn từ nhộng ong được nhiều thực khách ưu ái cho đây là “đệ nhất đặc sản” của U Minh.

Sở dĩ nhộng ong ở U Minh Hạ nổi tiếng gần xa bởi đây là những con ong non được lấy từ những tổ ong mật rừng trứ danh của vùng đất U Minh. Nhộng ong cũng được biết đến là một sản phẩm thiên nhiên có giá trị dinh dưỡng cao, giàu năng lượng, vitamin và khoáng chất, có tác dụng bồi bổ sức khỏe.

Theo những người thợ ăn ong lấy mật lâu năm ở U Minh Hạ, ong rừng U Minh hút mật hoa tràm, sống tự nhiên và không hề có sự tác động của con người nên mật không chỉ thơm ngon, mà nhộng ong cũng béo ngậy hơn bình thường. 

 

Nhộng ong thơm, béo được chế biến thành nhiều món ăn ngon. Ảnh: Chúc Ly.

Nhộng ong thơm, béo được chế biến thành nhiều món ăn ngon. Ảnh: Chúc Ly.

Chia sẻ với chúng tôi, ông Trần Văn Nhì (ngụ xã Nguyễn Phích, huyện U Minh), một người thợ ăn ong với kinh nghiệm hơn 44 năm, cho hay: “Ở mỗi chuyến đi rừng lấy mật, sau khi lấy mật ong, người thợ thường cắt lấy một ít nhộng ong đem về chế biến các món ăn. Thông thường, người ăn ong chỉ lấy một phần ong non và chừa lại 1 phần, việc làm này nhằm duy trì tổ ong, để ong tiếp tục làm mật cho những chuyến sau”.

Cũng theo ông Nhì, nhộng ong có thể được chế biến thành nhiều món ăn ngon, như: Nấu cháo, chiên, xào, làm gỏi, nhưng món ăn giữ được hương vị đặc trưng nhất của nhộng ong có lẽ là món nhộng ong gói lá bầu hấp.

 Nhộng ong gói lá bầu hấp là món ăn dân dã nhưng đậm đà hương vị của rừng. Ảnh: Chúc Ly.

Nhộng ong gói lá bầu hấp là món ăn dân dã nhưng đậm đà hương vị của rừng. Ảnh: Chúc Ly.

Cách chế biến món nhộng ông gói lá bầu hấp khá đơn giản. Chỉ cần lưu ý, do nhộng ong là ong non còn ở trong tổ nên khi chế biến phải thật nhẹ. Đầu tiên, trụng nhộng ong qua nước sôi, để tan sáp ong và ong non chín. Sau đó, để nhộng ong ráo nước rồi nêm nếm gia vị vừa ăn, có thể cho vào đậu phộng nếu thích. Kế đến, người làm dùng cho nhộng ong vào lá bầu (có thể thay bằng lá mướp, lá khổ qua) gói lại miếng vừa ăn, rồi đem hấp.

Chỉ cần hấp vài phút là chúng ta có thể thường thức món nhộng ong thơm ngon, béo ngậy. Thông thường, món ăn này được chấm kèm với muối ớt chanh.

Dân Việt xin gửi đến bạn đọc các công đoạn chế biến món nhộng ong gói lá bầu hấp ở U Minh Hạ:

 Một phần tảng ong chứa nhộng ong được các thợ ăn ong đem về chế biến món ăn. Ảnh: Chúc Ly.

Một phần tảng ong chứa nhộng ong được các thợ ăn ong đem về chế biến món ăn. Ảnh: Chúc Ly.

 Nhộng ong nguyên sáp được trụng qua nước sôi. Ảnh: Chúc Ly.

Nhộng ong nguyên sáp được trụng qua nước sôi. Ảnh: Chúc Ly.

 Đến U Minh Hạ không thử “đệ nhất đặc sản” này thì phí nửa đời người - 5

 Sau khi nhộng ong chín sẽ được vớt ra rổ, để ráo và nêm nếm gia vị như muối, bột ngọt. Ảnh: Chúc Ly.

Sau khi nhộng ong chín sẽ được vớt ra rổ, để ráo và nêm nếm gia vị như muối, bột ngọt. Ảnh: Chúc Ly.

 Theo ông Nhì, để giữ được hương vị đặc trưng của nhộng ong, người làm không nên nêm nếm quá nhiều gia vị. Ảnh: Chúc Ly.

Theo ông Nhì, để giữ được hương vị đặc trưng của nhộng ong, người làm không nên nêm nếm quá nhiều gia vị. Ảnh: Chúc Ly.

 Đến U Minh Hạ không thử “đệ nhất đặc sản” này thì phí nửa đời người - 8

 Lá bầu tươi xanh được cắt vào và rửa sạch. Ảnh: Chúc Ly.

Lá bầu tươi xanh được cắt vào và rửa sạch. Ảnh: Chúc Ly.

 Đến U Minh Hạ không thử “đệ nhất đặc sản” này thì phí nửa đời người - 10

 Ông Nhì cho nhộng ong vào lá bầu gói từng cuốn vừa ăn. Ảnh: Chúc Ly.

Ông Nhì cho nhộng ong vào lá bầu gói từng cuốn vừa ăn. Ảnh: Chúc Ly.

 Sau đó đem hấp cách thủy khoảng 15 phút. Ảnh: Chúc Ly.

Sau đó đem hấp cách thủy khoảng 15 phút. Ảnh: Chúc Ly.

 Đến U Minh Hạ không thử “đệ nhất đặc sản” này thì phí nửa đời người - 13

 Mùi béo, thơm của nhộng ong quyện cùng vị thanh mát của lá bầu là một sự kết hợp hoàn hảo. Ảnh: Chúc Ly.

Mùi béo, thơm của nhộng ong quyện cùng vị thanh mát của lá bầu là một sự kết hợp hoàn hảo. Ảnh: Chúc Ly.

Nhìn như cục bông xanh biếc, hóa ra là món đặc sản lấy từ lòng suối
Từ bao đời nay, rêu đá đã trở thành món ăn quen thuộc của người Thái ở miền núi Tây Bắc. Ngày nay rêu đá cũng là món ăn đặc sắc trong văn hóa ẩm thực của người Thái, thường được dùng để đãi khách quý.

Đặc sản 4 phương

Theo Chúc Ly
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Lạ độc vui