Món ăn thời bao cấp trở thành đặc sản, chị em ưa chuộng vì vừa ngon vừa mát, 70.000 đồng/kg

K.T - Ngày 27/03/2022 19:00 PM (GMT+7)

Hoàng Hương (25 tuổi, TP.HCM) cho biết, thạch sương sâm chính là món ăn vặt yêu thích nhất của cô nàng. Mỗi độ hè về, cô và chị em đồng nghiệp thường rủ nhau gọi thạch sương sâm về ăn.

Lá sương sâm (hay còn gọi là dây xanh leo, dây xanh ba bị, sâm sâm) là loại dây leo, thân có lông mịn hoặc không lông. Chúng có đặc điểm: màu lục đậm, phiến xoan, dài 6-11cm, rộng 2-6cm.

Tại Việt Nam, sương sâm có 2 loại: sương sâm lá láng (trơn nhẵn, không lông) và sương sâm lông (lá và dây có lông tơ mịn). Nó thường được trồng nhiều tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Anh Vũ Ngọc Khánh (36 tuổi, An Giang) cho hay: “Vào mùa khô, nhu cầu giải nhiệt và làm mát cơ thể của người dân vùng sông nước ngày càng cao. Họ tìm đến những loại thức uống và món ăn có thể làm mát, trong đó phải kể đến món sương sâm được làm từ chính loại lá sương sâm”.

Tại Việt Nam, sương sâm có 2 loại: sương sâm lá láng (trơn nhẵn, không lông) và sương sâm lông (lá và dây có lông tơ)

Tại Việt Nam, sương sâm có 2 loại: sương sâm lá láng (trơn nhẵn, không lông) và sương sâm lông (lá và dây có lông tơ)

Cũng theo anh Vũ Ngọc Khánh, sương sâm là món ăn vặt rất được ưa chuộng, chỉ cần vò nát lá sương sâm với nước, lọc sạch và để từ 30 đến 60 phút sẽ kết đông. Sau đó, người ta thêm ít đường, nước cốt dừa sẽ tạo ra loại thức uống thanh mát.

“Xưa đây là món ăn nhà nghèo, thời bao cấp và gắn liền với tuổi thơ của biết bao người ở miền Tây, trong đó có tôi. Hiện nay, từ quê ra phố, sương sâm đã trở thành món ăn vặt được nhiều người ưa chuộng đến lạ, nhất là các bạn trẻ”, anh Ngọc Khánh nói.

Với nhu cầu trên, rất nhiều hộ dân ở quê của anh Ngọc Khánh đã hùn vốn đầu tư vào lá sương sâm. Anh bảo họ chủ yếu là trồng sương sâm lá trơn vì nó dễ trồng lại đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Hơn nữa trồng lá sâm không vất vả lại có thể bán lá tươi để vò lấy nước sâm hoặc sấy khô đều được.

Hiện nay, từ quê ra phố, sương sâm đã trở thành món ăn vặt được nhiều người ưa chuộng đến lạ, nhất là các bạn trẻ.

Hiện nay, từ quê ra phố, sương sâm đã trở thành món ăn vặt được nhiều người ưa chuộng đến lạ, nhất là các bạn trẻ.

“Sương sâm chỉ cần trồng một lần là có thể thu hoạch lâu dài. Đặc biệt sau khi trồng được 4-6 tháng là có thể bắt đầu thu hoạch, nếu dây trồng càng lâu, người nông dân thường xuyên thu hoạch sẽ giúp đọt non mọc nhanh, lá thu được nhiều hơn. Công chăm sóc sương sâm cũng đơn giản, không đòi hỏi nhiều kỹ thuật”, anh Ngọc Khánh chia sẻ.

Về lợi nhuận sau khi thu hoạch lá sương sâm, người đàn ông miền Tây thẳng thắn cho biết, gia đình anh và hàng xóm chủ yếu bán lá cho thương lái ở TP.HCM và thành phố Cần Thơ với giá tại vườn chừng 30.000 đồng/kg. Song họ sẽ bán lẻ ra các chợ hoặc cho cửa hàng với giá cao hơn gấp đôi, chừng 60.000 – 70.000 đồng/kg. Còn sương sâm khô được bán với giá cao hơn sương sâm tươi rất nhiều vì phải qua khâu chế biến với giá 480.000 – 500.000 đồng/kg.

Hoàng Hương (25 tuổi, TP.HCM) cho biết, thạch sương sâm chính là món ăn vặt yêu thích nhất của cô nàng. Mỗi độ hè về, cô và chị em đồng nghiệp thường rủ nhau gọi thạch sương sâm về ăn.

"Món ăn vừa giải nhiệt lại có mùi vị vô cùng riêng biệt. Tôi thích cái vị không chứa quá nhiều vị ngọt lại chua chua thơm thơm của lá sương sâm”.

Đặc sản xưa rẻ bèo, giờ đắt đỏ đến lạ, ai muốn ăn phải nhờ người tìm mua, 170.000 đồng/kg
Từ nhái, người dân quê có thể chế biến thành một số món ăn đơn giản như nướng, chiên hoặc nấu cháo, làm chả rán. Còn tại các nhà hàng sẽ "biến tấu"...

Đặc sản 4 phương

K.T
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Đặc sản 4 phương