Lễ Phục Sinh là một trong những ngày lễ quan trọng nhất của người Công giáo để tưởng niệm sự kiện phục sinh của Chúa Giêsu từ cõi chết trở về sau khi bị đóng đinh trên Thánh giá.
Một cây trứng phục sinh hàng nghìn quả được đặt tại một ngôi làng ở Đức .
Lễ Phục Sinh được tổ chức rộng rãi khắp nơi trên thế giới . Sự kiện nàythường gắn liền với hình ảnh sôcôla, trứngvà thỏ. Tuy nhiên, Lễ Phục Sinh ở mỗi quốc gia, mỗi vùng đất lại mang những nét độc đáo riêng.
Quả trứng phục sinh khổng lồ được đặt tại trung tâm một thị trấn ở Braxin.
Lễ Phục Sinh thường diễn ra vào ngày chủ nhật đầu tiên sau trăng tròn của ngày xuân phân Bắc Bán Cầu. Người Kitô tin rằng, cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu tượng trưng cho sự giải phóng con người khỏi tội lỗi và đưa họ vào cuộc sống do Thiên Chúa trao ban.
Chú thỏ vàng khổng lồ cao 13m được đặt tại quảng trường một thị trấn ở Thụy Điển mừng Lễ Phục Sinh
Thi lăn trứng, vương quốc Anh
Tại nhiều quốc gia trên thế giới, lăn trứng là một trong những phong tục mừng Lễ Phục Sinh phổ biến nhất. Ở Anh, hoạt động truyền thống này vẫn được duy trì được các gia đình và đặc biệt là trẻ em vô cùng yêu thích.
Trẻ em hào hứng lăn trứng trong Lễ Phục Sinh.
Trứng sau khi luộc chín và được tỉ mẩn tô vẽ với nhiều màu sắc khác nhau sẽ được thả lăn xuống chân đồi. Lăn trứng được xem là biểu tượng cho sự sống lại của Chúa Giêsu vào Ngày Thứ Hai Phục Sinh, khi Người lăn tảng đá ra khỏi ngôi mộ. Ngoài ra, người ta còn tổ chức hội thi xem ai đập trứng nhanh nhất.
Những quả trứng được tô vẽ nhiều sắc màu sặc sỡ trước khi thả lăn xuống chân đồi.
Tạt nước vào người phụ nữ, Hungary
Tạt nước vào phái nữ là một hoạt động thú vị của người Hungary vào ngày thứ Hai của dịp Lễ Phục Sinh. Vào ngày này, những chàng trai sẽ dội nước hoa, chất thơm, nước suối thậm chí là rượu lên đầu những người phụ nữ rồi xin họ một nụ hôn.
Dịp Lễ Phục Sinh là cơ hội để người dân vui thả ga: dội nước, ăn uống và khiêu vũ.
Vào dịp Lễ Phục Sinh, các cô gái và chàng trai Hungary đều sẽ diện lên mình những trang phục truyền thống đẹp nhất. Các cô gái sẽ chuẩn bị thật nhiều đồ ăn, thức uống, dọn dẹp nhà cửa, nấu nướng và trang trí trứng. Những người đàn ông trong làng sẽ đi thành từng nhóm nhỏ tới từng nhà. Họ dùng những câu thơ để trêu ghẹo phụ nữ trong làng. Những người phụ nữ sẽ mời người đàn ông nếm bánh ngọt, rượu và những quả trứng phục sinh được sơn, vẽ bắt mắt.
Tất cả các chàng trài trai và cô gái đều sẽ khoác lên mình bộ trang phục truyền thống đẹp nhất để chào mừng Lễ Phục Sinh.
Trên đường phố, những người đàn ông tay lăm lăm những xô nước, rượu để dội thẳng tay vào những cô gái đi qua đường. Một số nhóm thậm chí còn giữ tay các cô gái để người khác dội nước.
Bất kì cô gái nào cũng có thể trở thành “nạn nhân” hứng những trận mưa nước từ trai làng.
Người dân Hungary tin vào sức mạnh của nước, họ cho rằng nước sẽ rửa sạch thể xác, tâm hồn của người phụ nữ và mong người phụ nữ thuận lợi trong đường con cái. Chính vì vậy, các cô gái không hề bực bội mà tỏ ra vô cùng vui vẻ khi liên tục bị dội nước, rượu vào người.
Các cô gái vô cùng vui vẻ với ý nghĩ càng có nhiều người dội nước càng nhiều may mắn.
Đánh phụ nữ, cộng hòa Séc
Người dân Cộng hòa Séc có cách ăn mừng Lễ Phục Sinh hết sức đặc biệt. Những người đàn ông sẽ dùng roi làm từ cây liễu đánh vào chân của mẹ, vợ, con gái hay những người phụ nữ thân thiết xung quanh mình. Tất nhiên, hành động này chỉ mang tính chất tượng trưng và không làm đau bất kỳ người tham gia nào.
Những người đàn ông sẽ chuẩn bị roi đánh vào chân những người phụ nữ trong gia đình.
Theo truyền thuyết của người Đông Âu, liễu là loại cây đầu tiên sinh sôi nảy nở trong mùa xuân. Dùng thân cây liễu đánh vào người phụ nữ, người Séc tin rằng sẽ giúp họ luôn tươi trẻ, hồi xuân và sinh nở dễ dàng, đúng với tinh thần lễ Phục Sinh.
Người ta tin rằng dùng roi liễu đánh sẽ làm phụ nữ luôn xinh đẹp và thuận đường con cái.
Đóng đinh vào tay, Philippin
Tại Philippines, nhiều cuộc diễu hành được tổ chức rầm rộ nhằm tỏ lòng tôn kính và sự khuất phục về cả thể chất lẫn tinh thần với Chúa.
Nhiều cuộc diễu hành quy mô lớn diễn ra trên các đường phố Philippin mừng Chúa phục sinh..
Một trong những hình ảnh nổi bật, dễ thấy trong các cuộc diễu hành là nhiều con chiên tự nguyện bị đóng đinh vào lòng bàn tay rồi treo lên thánh giá.
Vượt qua nỗi đau thể xác, nhiều con chiên tự nguyện đóng đinh treo lên thánh giá.
Số khác thì khiêng những thánh giá to nặng khi diễu hành và bị những người khác cầm roi quất vào người. Thông thường, đây là những người có người thân bị tai nạn, ốm đau hay gặp chuyện rủi ro. Tất cả những hành động kỳ quái này thực hiện với hi vọng được Chúa rửa tội và có được sự thanh thản trong tâm hồn.
Chịu đựng sự đau đớn về thể xác, con chiên hi vọng tìm được sự thanh thản trong tâm hồn và được Chúa rửa tội.
Ném bể bình sứ, Hy Lạp
Vào ngày thứ Bảy của dịp Lễ Phục Sinh, người dân Hi Lạp sẽ ném lọ sứ, chảo và các đồ dùng làm từ đất nung khỏi cửa sổ khiến chúng bể tan tành trên đường.
Những chiếc bình gốm sứ khổng lồ sẽ được ném xuống đất trong sự chứng kiến của hàng nghìn người.
Trong quan niệm của người Hy Lạp, hành động ném lọ sứ ra đường chính là cách chào mừng một mùa vụ mới bội thu. Những hạt giống tươi tốt nhất sẽ được đất trời đưa vào trong chiếc lọ của mỗi gia đình và cũng là cách để xua tan đi những linh hồn xấu xa.
Người Hi Lạp tin rằng những linh hồn xấu xa sẽ bị xua tan khi những chiếc bình bị đập vỡ.
Một khi tất cả những đồ sứ đã vỡ hết, người dân địa phương cùng du khách sẽ cùng ăn mừng bằng một màn diễu hành hoành tráng.
"Vũ điệu tử thần", Tây Ban Nha
Tại thành phố Verges, Tây Ban Nha, người dân địa phương chào đón Lễ Phục Sinh bằng lễ hội Dansa de la Mort “vũ điệu tử thần”. Lễ hội này được lấy cảm hứng từ sự kiện “Bữa ăn cuối cùng của Chúa và 12 tông đồ”.
Dansa de la Mort là cách người Tây Ban Nha ăn mừng lễ Phục sinh.
Không khác gì một buổi tiệc Halloween, người tham gia lễ hội sẽ mặc những bộ xương khô phát sáng và nhảy múa khắp đường phố để ăn mừng Lễ Phục Sinh. Kiểu ăn mừng này bắt nguồn từ một ngôi làng nhỏ gần Costa Brava, đông bắc Tây Ban Nha từ thế kỉ từ 14.
Khắp các đường phố, người dân mặc những bộ xương khô phát sáng nhảy múa.
Điệu nhảy kỳ bí này gợi lại câu chuyện về “Nỗi khổ hình của Chúa Kitô”. Người dân địa phương sẽ hóa trang thành những bộ xương, tay cầm lưỡi hái và chiếc đồng hồ tử thần, tất cả mọi người còn lại đều hòa mình tham gia vào sự kiện đi theo đoàn diễu hành.
Người dân tập trung trên đường phố theo các đoàn hóa trang đón mừng Lễ Phục Sinh.