So với mẹ Việt, mẹ các nước dạy con trưởng thành ra sao?

Ngày 27/12/2016 00:00 AM (GMT+7)

“Mẹ các nước dạy con trưởng thành” hứa hẹn là một bộ cẩm nang hiện đại, ưu việt dành cho các bậc phụ huynh trong hành trình nuôi dạy con khôn lớn.

Mẹ các nước dạy con trưởng thành” là bộ sách mới nhất trong Tủ sách Làm cha mẹ, giới thiệu các phương pháp giáo dục tiên tiến, hiện đại và rất được ưa chuộng đến từ các quốc gia phát triển: Mỹ, Nhật, Do Thái. 

Những triết lí dạy con đặc biệt hữu ích cho các bậc cha mẹ trên thế giới được tinh tuyển trong bộ sách, giúp họ trả lời câu hỏi: "Quan niệm giáo dục của mình là gì?" từ đó nhận diện phong cách giáo dục và tìm ra những điều tốt nhất cho đứa con thân yêu mà mình thấu hiểu.

So với mẹ Việt, mẹ các nước dạy con trưởng thành ra sao? - 1

3 cuốn đầu tiên trong bộ sách này gồm: Mẹ Mỹ dạy con tự tin, Mẹ Nhật dạy con trách nhiệm, Mẹ Do Thái dạy con tư duy.

Bạn là “mẹ hổ” nghiêm khắc, “mẹ trực thăng” muốn là làm bằng được, mẹ Nhật coi trọng nề nếp, mẹ Mỹ tự tin với cách dạy con khác biệt, hay mẹ Do Thái dạy con quản lí tiền bạc? Từ bài trắc nghiệm khảo sát ban đầu, mỗi cuốn sách sẽ giúp các mẹ đúc rút bí kíp dạy con ngắn gọn thông qua các câu chuyện cụ thể, dễ nhớ.

So với mẹ Việt, mẹ các nước dạy con trưởng thành ra sao? - 2

Thông qua các bài học và tình huống trong sách, các mẹ sẽ hiểu rằng: Giáo dục không phải công nghệ sao chụp y đúc, nhưng để xử trí những vấn đề đau đầu trên hành trình dạy con trưởng thành thì có lẽ là điều chúng ta đều cần học hỏi. Mẹ Nhật yêu con, nhưng tuyệt đối không nuông chiều, quan niệm rằng dạy cho con các kĩ năng còn cần thiết hơn cho con nhiều thứ khác. Mẹ Do Thái biết cách đào tạo ra những em bé biết giữ chữ tín, biết sẻ chia và quản lí tiền bạc. Mẹ Mỹ tự tin giáo dục con trở thành đứa trẻ lạc quan, dũng cảm và tự chủ trong cuộc sống bằng những quan niệm rất riêng.

So với mẹ Việt, mẹ các nước dạy con trưởng thành ra sao? - 3

Bộ sách không áp đặt các bà mẹ Việt phải trở thành hình mẫu của mẹ Nhật, mẹ Do Thái hay mẹ Mỹ bởi mỗi đứa trẻ là một kho báu độc nhất và vô giá. Nhưng thực sự, trong bối cảnh thế giới hội nhập, để có những công dân toàn cầu và thành công trong cuộc sống, nhất thiết các bà mẹ Việt đều cần tham khảo các bí quyết và triết lí giáo dục tiên tiến đã được công nhận từ những quốc gia hàng đầu về giáo dục này.

Một số trích dẫn trong bộ sách

So với mẹ Việt, mẹ các nước dạy con trưởng thành ra sao? - 4

Mẹ Do Thái dạy con tư duy

Trong các gia đình Do Thái, đọc sách là việc quan trọng nhất; nên từ khi con mới 1 tuổi bố mẹ sẽ tìm mọi biện pháp dạy con yêu quý sách, trân trọng sách vở, rồi dần dà dạy con thói quen đọc sách và suy nghĩ độc lập. Mọi gia đình Do Thái có con nhỏ đều tốt chức nghi lễ “Hôn sách” để con trẻ nếm vị mật ong ngọt ngào trên sách, ghi lại dấu ấn sâu sắc về sách vở vào lòng con. Con có ấn tượng đầu tiên rằng “sách thật ngọt ngào”, vậy là bài học đầu đời đã thành công. Đây chính là mấu chốt giáo dục con cái thành công của người Do Thái – khởi đầu bằng sở thích của con. Sở thích không phải sinh ra đã có, nhiều khi cần chính bố mẹ hướng đạo và bổi dưỡng nên.

Mẹ Mỹ dạy con tự tin

Muốn rèn tính tự lập cho con, cha mẹ trước hết phải vượt qua những rào cản tâm lí của chính bản thân mình. Không xót con, không kìm hãm con, không nóng vội, không áp đặt ý nghĩ chủ quan của mình lên con cái. Không thể chỉ nói mà không thực hiện, hay để con cái biết cách chăm sóc bản thân và có trách nhiệm trước mọi hành động của mình.
                                                                                  
Mẹ Nhật dạy con trách nhiệm

Sáng tạo là động lực để xã hội tiến bộ và trẻ em Nhật Bản luôn có sức sáng tạo vượt trội vì cha mẹ Nhật Bản đã chú trọng phát triển óc sáng tạo cho con ngay từ khi còn nhỏ. Khi mua đồ chơi cho con, họ chọn những đồ chơi có thể tháo lắp được. Bên cạnh đó, không những khuyến khích con đặt câu hỏi và tư duy độc lập, cha mẹ Nhật Bản còn thường xuyên đưa con đến những nơi như thư viện, câu lạc bộ để mở mang tầm nhìn, chủ động rèn luyện tư duy sáng tạo.

Hà Linh
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Điểm sách mới