'Tây du ký' 3 bị so sánh như... sở thú

Ngày 28/05/2013 14:40 PM (GMT+7)

Xem lại 3 bản dựng "Tây du ký", có thể nhận thấy Tôn Ngộ Không của Ngô Việt là "dị vật", Trư Bát Giới của Tàng Kim Sanh là "quái vật", còn Đường Tam Tạng của Nhiếp Viễn lại giống Lỗ Trí Thâm…

#039;Tây du ký#039; 3 bị so sánh như... sở thú - 1

Tây du ký 1986 do nữ đạo diễn Dương Khiết thực hiện trở thành bộ phim truyền hình kinh điển với những nhân vật kinh điển qua diễn xuất của Lục Tiểu Linh Đồng, Từ Thiếu Hoa, Trì Trọng Thoại, Mã Đức Hoa, Diêm Hoài Lễ...

#039;Tây du ký#039; 3 bị so sánh như... sở thú - 2

Phiên bản Tây du ký do Đài truyền hình Chiết Giang (Trung Quốc) sản xuất năm 2009 không để lại chút ấn tượng nào dù phim quy tụ nhiều diễn viên nổi tiếng như Trần Tư Hàn (em trai Trần Tuệ Lâm) vai Đường Tam Tạng, Mưu Phụng Bân (chàng Mông Đan trong Hoàn Châu cách cách 2) vai Sa Tăng, Trần Xung vai Phật Bà Quan Âm...

#039;Tây du ký#039; 3 bị so sánh như... sở thú - 3

Nhiều người đã "ác miệng" nhận xét bộ phim Tây du ký do nhà sản xuất Trương Kỷ Trung thực hiện ra mắt năm 2011 giống như... một sở thú. Dù được đầu tư rất lớn nhưng diễn xuất của Nhiếp Viễn (vai Đường Tam Tạng), Ngô Việt (vai Tôn Ngộ Không)... vẫn không thể cứu nổi tác phẩm.

Chỉ tính riêng trên màn ảnh Trung Quốc đã xuất hiện 3 bản dựng Tây du ký, lần lượt ra mắt vào các năm 1986, 2009 và 2011. Mặc dù kỹ thuật hóa trang cách đây hơn 20 năm còn non kém nhưng nhìn lại các phiên bản, khán giả vẫn thấy tạo hình những Tôn Ngộ Không, Đường Tam Tạng, Trư Bát Giới… của bộ phim Tây du ký 1986 là đẹp, giống và dễ chịu nhất.

#039;Tây du ký#039; 3 bị so sánh như... sở thú - 4

Không ai có thể qua mặt Lục Tiểu Linh Đồng khi ông đã tạo nên hình ảnh kinh điển của nhân vật Tôn Ngộ Không. Trong khi Tề Thiên Đại Thánh do diễn viên Phí Chấn Tường đảm nhận bị chê xấu thì tạo hình Tôn Ngộ Không của Ngô Việt thật sự trở thành "dị vật", chẳng thể gọi là Mỹ Hầu Vương.

#039;Tây du ký#039; 3 bị so sánh như... sở thú - 5

Cũng như Tôn Ngộ Không của Lục Tiểu Linh Đồng, nhân vật Đường Tam Tạng đã mang đậm dấu ấn của Từ Thiếu Hoa (và cả Trì Trọng Thoại) nên gương mặt đẹp hiện đại của Trần Tư Hàn hoàn toàn không phù hợp với vai diễn này. Riêng Đường Tam Tạng do Nhiếp Viễn thể hiện, nhiều người cho rằng đó là một võ tăng, vừa giống Lỗ Trí Thâm trong Thủy hử vừa giống nhà sư Pháp Hải trong phim Thanh Xà Bạch Xà.

#039;Tây du ký#039; 3 bị so sánh như... sở thú - 6

Nếu tạo hình nhân vật Trư Bát Giới của Mã Đức Hoa khiến khán giả yêu thích thì lão Trư do Tạ Ninh đảm nhận khá đáng yêu. Trong khi đó, hình ảnh Trư Bát Giới của Tàng Kim Sanh quả thật không khác gì một con… quái vật mang gương mặt loài heo.

#039;Tây du ký#039; 3 bị so sánh như... sở thú - 7

Cả ba diễn viên Diêm Hoài Lễ, Mưu Phụng Bân và Từ Cẩm Giang đều có nét riêng cho nhân vật Sa Tăng. Có lẽ, đây là vai diễn nhận được sự đồng thuận nhất trong 3 phiên bản.

#039;Tây du ký#039; 3 bị so sánh như... sở thú - 8

Tạo hình Như Lai Phật Tổ của lão nghệ sĩ Chu Long Quảng được xem là rất giống hình ảnh về vị Phật này trong tâm tưởng của mọi người. Gương mặt hóa trang quá đậm của Chu Ngạn Phi khiến hình ảnh Như Lai Phật Tổ bị "sân khấu hóa", còn nhân vật do Vương Hội Xuân bị chê là "ốm đói", không có chút thần thái nhà Phật.

#039;Tây du ký#039; 3 bị so sánh như... sở thú - 9

Dù Trần Xung và Lưu Đào xinh đẹp hơn nhưng hình ảnh Phật Bà Quan Âm của nghệ sĩ Tả Đại Phân đã ăn sâu vào ký ức của nhiều thế hệ khán giả.

#039;Tây du ký#039; 3 bị so sánh như... sở thú - 10

Trong khi cậu bé Hồng Hài Nhi do Triệu Hân Bội khiến khán giả… muốn hun thì Hồng Hài Nhi thứ hai do Mạnh Ngạn Sâm lại có gương mặt quá dữ, còn Hồng Hài Nhi thứ ba lại làm khán giả trẻ con sợ vì trên đầu diễn viên Nhã Ninh được gắn thêm cặp sừng.

Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Phim Trung Quốc